Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động trong pháp luật lao động việt nam (Trang 77 - 80)

2.2. Thực tiễn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng

2.2.1. Những kết quả đạt được

Trong những năm gần đây, quyền và lợi ích của NSDLĐ đã được quan tâm và bảo vệ có hiệu quả. Quyền của NSDLĐ đã được mở rộng nhằm đảm bảo hơn quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của NSDLĐ trong sản xuất kinh doanh. Từ việc thực hiện các quyền này mà NSDLĐ đã duy trì được trật tự, nề nếp trong đơn vị, nâng cao hiệu quả, năng suất, chất lượng lao động, tăng sức cạnh tranh, tạo được vị thế trong thị trường và bảo vệ được quyền và lợi ích chính đáng của mình. Cụ thể:

Về quyền tuyển dụng lao động: NSDLĐ trong những năm gần đây được tự do tuyển dụng lao động theo nhu cầu công việc, ngành nghề đúng quy định của pháp luật. Chính quyền địa phương các tỉnh luôn phối hợp tốt với NSDLĐ trong việc chỉ đạo các cơ sở đào tạo nghề, các trung tâm kỹ thuật hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên tích cực, chủ động đào tạo ra lực lượng lao động có tay nghề để đáp ứng nhu cầu của NSDLĐ. NSDLĐ có cơ hội được tuyển dụng những lao động lành nghề, có thể đáp ứng ngay nhu cầu cơng việc mà không mất thời gian đào tạo, tiết kiệm được chi phí.

Chính quyền địa phương các tỉnh luôn tôn trọng và tạo cơ hội để NSDLĐ được phát huy thế mạnh trong sản xuất kinh doanh, tôn trọng các quyền của NSDLĐ được pháp luật bảo vệ như quyền được điều chuyển, thay đổi, tạm ngừng thực hiện công việc của NLĐ; Quyền bố trí, sắp xếp cơng việc đối với NLĐ; Quyền khen thưởng đối với NLĐ; Quyền xử lý vi phạm kỷ luật lao động; chấm dứt QHLĐ. Chính quyền khơng can thiệp cũng như khơng gây khó dễ cho NSDLĐ, bên cạnh đó thường xuyên chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể như Liên Đoàn Lao động; Sở Lao động Thương binh và Xã hội và các đơn vị trực thuộc thông qua các tổ chức công đồn cơ sở ở các doanh nghiệp, xí nghiệp, cơng ty nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của NLĐ, NSDLĐ để có những lãnh đạo, chỉ đạo phù hợp trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực lao động.

Tình hình kí kết thỏa ước lao động tập thể trong các doanh nghiệp ngày càng tăng về số lượng và chất lượng. Ở nhiều doanh nghiệp đã có những điều khoản có lợi hơn so với quy định của pháp luật như: Bảo đảm việc làm cho NLĐ, nâng mức lương cơ bản, có chế độ nâng bậc lương, bồi dưỡng sức khoẻ, trợ cấp thêm khi chấm dứt HĐLĐ...Đơn cử như trong Tập đồn Dầu khí Việt Nam, số bản thỏa ước lao động tập thể có chất lượng cao chiếm trên 90% so với tổng số bản thỏa ước lao động tập thể đã ký kết. Trong đó, có những nội dung có lợi hơn cho NLĐ và cao hơn quy định của pháp luật như: chế độ phúc lợi tập thể, thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, tuyển dụng, cải thiện điều kiện làm việc, chế độ ăn ca, chế độ bảo hiểm lao động, … và đã cải thiện đáng kể tình trạng thỏa ước lao động tập thể sao chép các nội dung ngang luật của Nhà nước quy định. Việc ký kết và thực hiện thỏa ước lao động tập thể góp phần thúc đẩy mối QHLĐ hài hịa, ổn định trong doanh nghiệp, mang lại lợi ích cho NLĐ và cũng chính là bảo vệ quyền của NSDLĐ. Bởi khi các lợi ích của NLĐ được đảm bảo trong doanh nghiệp có cùng ngành nghề tương đương nhau, NLĐ sẽ ít rời bỏ NSDLĐ này để chuyển đến NSDLĐ khác. Điều này giúp doanh nghiệp ổn định lao động, hạn chế được tình trạng ngưng việc từ đó sẽ khơng bị biến động trong sản xuất, bất ổn trong cạnh tranh lao động và nâng cao chất lượng lao động. Bên cạnh đó, cũng nhìn nhận thực tế rằng, tỷ lệ ký kết thỏa ước lao động tập

thể còn thấp đối với các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp FDI ở một số địa phương. Theo thống kê của Ban quản lý các khu cơng nghiệp Bắc Ninh, hiện có 261 doanh nghiệp đi vào hoạt động có 149 cơng đồn cơ sở được thành lập, số doanh nghiệp có thỏa ước lao động tập thể là 67 chiếm 44,97%, số chưa có thỏa ước lao động tập thể là 82, chiếm 55,03% [29].

Việc các doanh nghiệp xây dựng cho mình thỏa ước lao động tập thể giúp cho tranh chấp giữa NSDLĐ và NLĐ giảm đi và số lượng các cuộc đình cơng cũng bớt dần, từ đó cho thấy NSDLĐ đang thực hiện tốt các quyền của mình trên cơ sở đó bảo vệ được quyền và lợi ích của NSDLĐ. Trong 06 tháng đầu năm 2021, cả nước ghi nhận 105 cuộc đình cơng, giảm 25 cuộc so với cùng kỳ năm 2020 [20, tr. 3] đã cho thấy việc ký kết thỏa ước lao động tập thể đã phát huy vai trò.

Nhằm giữ vững tình hình an ninh chính trị - trật tư an tồn xã hội và góp phần giải quyết hài hịa QHLĐ tại các cơng ty, doanh nghiệp, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội đã tham mưu Ủy ban nhân dân ở hầu hết các địa phương tiến hành thành lập Đồn cơng tác giải quyết bước đầu các vụ đình cơng khơng đúng pháp luật với nhiệm vụ và quyền hạn là ổn định tình hình an ninh, trật tự và an toàn lao động tại doanh nghiệp và địa bàn nơi doanh nghiệp hoạt động xảy ra tranh chấp lao động; hướng dẫn và yêu cầu các bên thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ theo qui định; đề nghị các phương án để giúp các bên thương lượng... Bên cạnh đó, nhiều địa phương như các quận, huyện của thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội đã ban hành quy chế phối hợp giải quyết và quyết định cơng nhận hịa giải viên lao động quận để công tác được thực hiện chặt chẽ, đúng quy định. Trong các năm qua, các ban ngành đoàn thể của địa phương đã phối hợp và giải quyết có hiệu quả các vụ tranh chấp lao động tập thể, ngừng việc...nguyên nhân chủ yếu NLĐ yêu cầu tăng lương, tăng thưởng, bảo hiểm xã hội...tại các cơng ty; qua sự việc phịng Lao động – Thương binh và Xã hội các địa phương đã nhanh chóng phối hợp với các cơ quan, đồn thể, Ủy ban nhân dân tiếp cận địa điểm và ổn định trật tự, tiến hành hòa giải thương lượng đơi bên.

nước qua đó giúp cho NSDLĐ nắm bắt được quyền và lợi ích của mình. Các cơ quan tiến hành tố tụng như Tịa án, Viện kiểm sát trong q trình giải quyết các vụ án liên quan đến tranh chấp lao động, đình cơng đảm bảo song song quyền lợi cho NLĐ vừa bảo vệ quyền lợi cho NSDLĐ. Các cơ quan chính quyền địa phương như UBND ln có sự chỉ đạo kịp thời với các chủ trương xuyên suốt, nhất quán tạo điều kiện cho NSDLĐ trong việc thực hiện các quyền quản lý lao động của mình.

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động trong pháp luật lao động việt nam (Trang 77 - 80)