Giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động trong pháp luật lao động việt nam (Trang 92 - 101)

3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả bảo vệ

3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của

người sử dụng lao động

Để nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ, bên cạnh việc hoàn thiện pháp luật, cần thực hiện tốt các giải pháp cơ bản sau đây:

Thứ nhất, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật lao

động, đẩy mạnh cơng tác thanh tra, kiểm tra xử lí vi phạm trong lĩnh vực lao động. Như đã phân tích hiện nay ý thức chấp hành pháp luật lao động của NSDLĐ và NLĐ cũng như các chủ thể liên quan vẫn còn khá thấp dẫn đến việc vẫn còn xảy ra tình trạng NSDLĐ, NLĐ vi phạm pháp luật từ đó làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, xâm phạm đến trật tự chung của xã hội. Một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là các chủ thể nói trên khơng biết hoặc không biết rõ các quy định của BLLĐ cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành. Một phần lỗi thuộc về công tác phổ biến, tuyên truyền giáo dục pháp luật nói chung và pháp luật lao động trong thời gian qua chưa được chú trọng. Chính vì vậy, tác giả kiến nghị trong thời gian tới, Nhà nước cần chú trọng đến công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật cho NSDLĐ và NLĐ. Muốn làm tốt công tác tuyên truyền này cần xây dựng một đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật có kiến thức, có kỹ năng,

tạo, huấn luyện đội ngũ tuyên truyền viên. Ngoài ra, cũng phải chú trọng tới nội dung tuyên truyền đó là các quy định pháp luật lao động như việc làm, tiền lương, học nghề, hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể...Về cách thức tuyên truyền, công tác tuyên truyền có thể được thực hiện thông qua nhiều kênh như thông qua các buổi sinh hoạt tập thể, tiếp xúc giữa NLĐ và NSDLĐ, phương tiện thông tin đại chúng. Ngồi ra cũng có thể tổ chức các chuyên mục tư vấn pháp lý để họ hiểu rõ hơn về quyền lợi của mình khi tham gia QHLĐ và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật lao động [7, tr.135].

Ngoài ra, cần phải đẩy mạnh và thường xuyên trong công tác thanh tra, kiểm tra xử lí vi phạm trong lĩnh vực lao động. Khi bị xử lí các hành vi vi phạm, cả NSDLĐ lẫn NLĐ sẽ có ý thức chấp hành pháp luật tốt hơn, sẽ phải có trách nhiệm tìm hiểu nhưng quy định pháp luật để tự bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Pháp luật có đạt được hiệu quả khi chế tài thực sự nghiêm khắc và có sự kiểm tra thường xuyên.

Thứ hai, tăng cường cơ chế ba bên trong lĩnh vực lao động.

Cơ chế ba bên là cơ chế hợp tác và chia sẻ trách nhiệm giữa Nhà nước, NSDLĐ và NLĐ (thông qua cơ quan, tổ chức đại diện chính thức của mỗi bên) để cùng nhau giải quyết những vấn đề phát sinh trong lĩnh vực lao động – xã hội vì một nền kinh tế thịnh vượng và vì một xã hội cơng bằng, dân chủ, văn minh. Khi tham gia cơ chế ba bên, tổ chức NSDLĐ có những vai trị cơ bản sau: Là cầu nối NSDLĐ với NLĐ và Nhà nước; cùng đại diện NLĐ xây dựng QHLĐ hai bên lành mạnh, môi trường lao động hài hòa, ổn định…Việc tham gia cơ chế ba bên góp phần vào việc kiềm chế, giải quyết các xung đột trong lao động. Một trong những con đường tốt nhất để kiềm chế xung đột, kiềm chế hậu quả bất lợi, đó là tăng cường sự đối thoại xã hội thông qua cơ chế ba bên, sử dụng cơ chế này để giải quyết các xung đột trong lao động. Sự chia sẻ giữa các bên trong QHLĐ và Nhà nước đối với những khó khăn, bế tắc trong q trình duy trì vận động của QHLĐ, trong quá trình giải quyết những mâu thuẫn về quyền lợi ở những cấp độ khác nhau sẽ tạo nên cơ hội tốt cho việc làm trong lành các mối quan hệ xã hội, đặc biệt là

quan hệ giữa NSDLĐ với NLĐ nhằm tạo ra sự ổn định cho trình phát triển xã hội.

Thứ ba, tăng cường đối thoại giữa NSDLĐ và NLĐ.

Hoạt động đối thoại giúp cho NSDLĐ và NLĐ hiểu nhau hơn, thông cảm và chia sẻ thơng tin để hồn thành tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Đồng thời khi các bên hiểu được tâm tư, nguyện vọng của nhau. Ví dụ khi NSDLĐ hiểu được tâm tư, nguyện vọng thì NSDLĐ sẽ tìm được hướng giải quyết, khắc phục kịp thời những thiếu sót mà mình mắc phải trong khâu điều hành, quản lý doanh nghiệp. Ngược lại, NLĐ sẽ hiểu được tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, khả năng tiêu thụ sản phẩm làm ra, tiền lương, cách tính thưởng...Và khi NLĐ thỏa mãn những thông tin mà họ biết, họ sẽ an tâm, hăng hái lao động sản xuất, tích cực đầu tư cơng sức để không ngừng cải tiến sản xuất, nâng cao năng suất lao động nhằm tạo thêm thu nhập cho bản thân và tăng doanh thu cho doanh nghiệp.

Như vậy, việc thực hiện tốt hoạt động đối thoại với NLĐ, NSDLĐ không những chấp hành tốt quy định của pháp luật lao động mà cịn đem lại lợi ích thiết thực cho cả NSDLĐ và NLĐ trong q trình tham gia QHLĐ. Chỉ có thực hiện tốt đối thoại với NLĐ mới thật sự xây dựng QHLĐ hài hoà, ổn định và tiến bộ trong từng doanh nghiệp [17, tr. 66].

Thứ tư, nâng cao hiệu quả việc tham gia và hoạt động của tổ chức đại diện

của NSDLĐ.

Từ trước đến nay, quan niệm về bảo vệ quyền của NSDLĐ và tổ chức của họ thường hay bị coi nhẹ vì quan niệm NSDLĐ là những người quản lý NLĐ và NLĐ là bên yếu thế. Tuy nhiên, NSDLĐ cũng cần được coi là một đối tác quan trọng duy trì, ổn định mối QHLĐ và cần được pháp luật lao động bảo vệ. Vai trò bảo vệ thành viên NSDLĐ là một trong những yêu cầu quan trọng hàng đầu của tổ chức đại diện NSDLĐ.

Mặc dù hiện nay có rất nhiều Hội, hiệp hội doanh nghiệp được thành lập. Tuy nhiên, vẫn chưa có một tổ chức đại diện thống nhất, đóng vai trị đầu mối cho giới sử dụng lao động trong quan hệ với Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và các cơ quan nhà nước trong việc giải quyết các vấn đề còn vướng mắc trong QHLĐ. Hiện nay, Việt Nam ngày càng tham gia mạnh mẽ vào thị trường lao động quốc tế

đòi hỏi cần phải bảo đảm hoạt động của tổ chức đại diện NSDLĐ là cần thiết. Bởi vì việc quan tâm đến yếu tố lao động không thể dừng lại ở việc chỉ chú trọng vào việc xây dựng và thực hiện các quy định phục vụ riêng cho NLĐ mà phải đảm bảo tính tồn diện của mối QHLĐ, tức là quan tâm tới cả hai bên: NLĐ, tổ chức đại diện của NLĐ và NSDLĐ, tổ chức đại diện của NSDLĐ. Do vậy, bản thân tổ chức đại diện NSDLĐ cần sự đổi mới về phương thức tổ chức, hoạt động và thúc đẩy sự tham gia quan hệ đối với các bên nhằm bảo vệ tối đa quyền lợi của các thành viên trong khuôn khổ pháp luật. Tổ chức đại diện NSDLĐ cần có sự chủ động trong các hoạt động thay vì trơng chờ vào sự “hướng dẫn” hoặc “chỉ định” của Nhà nước, đặc biệt lệ thuộc vào Chính phủ. Bên cạnh đó, bản thân tổ chức có biện pháp phát triển thành viên, xây dựng quy chế hoạt động, tham gia mạnh vào các hoạt động trong nước, khu vực và quốc tế để nâng cao vị thế và tăng cường sự hợp tác cũng như hiệu quả hoạt động trên cơ sở các mối quan hệ trợ giúp kỹ thuật, trao đổi thông tin, kinh nghiệm [14, tr. 11].

Kết luận Chương 3

Từ những phân tích, đánh giá về quy định của pháp luật hiện hành kết hợp với thực tiễn bảo vệ quyền và lợi ích của người sử dụng lao động, chương 3 đã tập trung vào những vấn đề sau:

- Nêu ra một số yêu cầu để hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NSĐLĐ như đảm bảo sự hài hịa lợi ích giữa các bên; đảm bảo việc hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ trong giải pháp tổng thể với việc hoàn thiện các quy định của pháp luật khác; đảm bảo sự hội nhập kinh tế quốc tế phù hợp với điều kiện thực tế của thị trường lao động.

- Đề ra các giải pháp nhằm phát huy hiệu quả của việc áp dụng các quy định pháp luật trong bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ. Trong đó khơng chỉ tập trung vào việc sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật còn cần thiết phải nâng cao ý thức pháp luật cho NSDLĐ; tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật; tăng cường tham gia cơ chế ba bên; tăng cường đối thoại giữa NSDLĐ và NLĐ; nâng cao hiệu quả việc tham gia và hoạt động của tổ chức đại diện của NSDLĐ.

KẾT LUẬN

Mặc dù BLLĐ đã trải qua nhiều thời kỳ với những điều kiện kinh tế xã hội khác nhau, tới nay NSDLĐ vẫn giữ vai trò quan trọng trong QHLĐ. Mặc dù quyền của NSDLĐ đã ngày càng được hồn thiện tuy nhiên vẫn cịn nhiều bất cập, thiếu sót mà qua đó quyền của NSDLĐ chưa tương xứng, công bằng với NLĐ. Vấn đề đặt ra là cần phải hoàn thiện các quy định của pháp luật trong việc đảm bảo quyền lợi của NSDLĐ sao cho phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, tổng thể các quy định của pháp luật trong nước và quốc tế. Chỉ khi quyền lợi của họ được đảm bảo thì hoạt động kinh doanh mới thuận lợi, tạo ra năng suất chất lượng, lợi luận gia tăng cũng là bảo vệ cho cuộc sống của NLĐ bên yếu thế trong QHLĐ được ổn định, no ấm.

Trong phạm vi luận văn, tác giả đã phân tích một số vấn đề lý luận về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ; đưa ra một số nội dung về quyền của NSDLĐ theo quy định của BLLĐ hiện hành để từ đó phân tích, đánh giá những mặt tích cực, hạn chế và đưa ra nguyên nhân của các tồn tại, qua đó đặt ra yêu cầu và đề xuất kiến nghị. Hi vọng rằng, trong phạm vi giới hạn của luận văn cũng như quỹ thời gian nghiên cứu chưa nhiều, hội đồng khoa học sẽ có những lời nhận xét cũng như đánh giá khoa học để luận văn thêm hoàn chỉnh.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt

1. Trần Thị Vân Anh (2018), Pháp luật về quyền của người sử dụng lao động và

một số kiến nghị hoàn thiện, Luận văn thạc sỹ Luật học, Trường Đại học Luật

Hà Nội, Hà Nội.

2. Bộ Lao động - Thương binh và xã hội (2008), Báo cáo tổng hợp nghiên cứu về

quan hệ lao động tại Việt Nam, Hà Nội.

3. Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, Vụ pháp chế (2010), Pháp luật lao

động các nước ASEAN, Nxb Lao động – xã hội, Hà Nội.

4. Boutsady Chanthaphone (2010), Bảo đảm các quyền và lợi ích của người sử dụng lao động theo Luật lao động của nước CHDCND Lào, Luận văn thạc sỹ

Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.

5. Chính phủ (2018), Nghị định số 24/2018/NĐ-CP ngày 27/2/2018 về giải quyết

khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực lao động, giáo dục nghề nghiệp, hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, việc làm, an toàn, vệ sinh lao động, Hà Nội.

6. Chính phủ (2021), Nghị định 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2021 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, Hà Nội.

7. Đỗ Thị Dung (2014), Pháp luật về quyền quản lý lao động của người sử dụng

lao động ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội,

Hà Nội.

8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

XIII, Tập 1, Nxb CTQG ST, HN.

9. Nguyễn Hằng Hà (2008), “Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động trong các cuộc đình cơng bất hợp pháp”, Tạp chí Luật học, Hà Nội, (1), tr.12.

10. Trần Hoàng Hải (Chủ biên) (2011), Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động tập thể. Kinh nghiệm một số nước đối với Việt Nam, Nxb Chính trị quốc

11. Keo Meng Hong (2011), Pháp luật lao động Campuchia với vấn đề bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, Luận văn thạc sỹ Luật

học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.

12. Malaysia (IndustrialRelationsAct) (1967), Đạo luật Về quan hệ công nghiệp. 13. Trần Quang Minh (2010), Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp

thơng qua vai trị của luật sự với thực trạng ở Hải Phòng, Luận văn thạc sỹ

Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội

14. Lưu Bình Nhưỡng (2007), “Tổ chức đại diện của người sử dụng lao động”,

Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (tháng 5), Hà Nội, tr. 11.

15. Quốc hội (2014), Luật bảo hiểm xã hội Luật số 58/2014/QH13, Hà Nội. 16. Quốc hội (2019), Bộ luật lao động Luật số 45/2019/QH14, Hà Nội.

17. Đặng Thị Tâm (2019), Bảo vệ quyền của người sử dụng lao động trong pháp

luật lao động Việt Nam và một số kiến nghị hoàn thiện, Luận văn thạc sỹ Luật

học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

18. Lê Minh Tâm (chủ biên) (2003), Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

19. Nguyễn Xuân Thu (2008), Cơ chế ba bên trong lĩnh vực lao động

20. Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (2021), Báo cáo sơ kết 06 tháng đầu năm 2021. 21. Trần Kiều Trang (2006), Pháp luật lao động về bảo vệ quyền và lợi ích hợp

pháp của người sử dụng lao động, Luận văn thạc sỹ Luật học, Trường Đại học

Luật Hà Nội, Hà Nội.

22. Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học, Nxb Cơng an nhân dân.

23. Viện ngôn ngữ học (2003), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng. 24. Ý (1942), Đạo luật của Ý.

25. Nguyễn Như Ý (1998), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa thơng tin, Hà Nội.

II. Tài liệu Website tiếng Việt

26. Kim An (2018), Doanh nghiệp có bắt buộc kts thỏa ước lao động tập thể,

27. Công ước số 87 năm 1948 về tự do liên kết và bảo vệ quyền tổ chức,

https://www.ilo.org/wcmsp5/groups/public/---ed_norm/---

normes/documents/normativeinstrument/wcms_645584.pdf, [truy cập ngày 26/7/2021]. 28. Trần Đức (2015), Thỏa ước lao động tập thể không thể quy định cho có,

http://baophapluat.vn/nhip-song-hom-nay/thoa-uoc-lao-dong-tap-the-khong- the-quy-dinh-cho-co-299870.html, [truy cập ngày20/7/2021].

29. Lê Hằng (2018), Doanh nghiệp tổn thương sau biểu tình q khích,

https://vnexpress.net/kinh-doanh/doanh-nghiep-ton-thuong-sau-bieu-tinh-qua- khich-2991838.html, [truy cập ngày 29/7/2021].

30. Phan Nghiêm (2018), Quyền giải công của người sử dụng lao động và hướng

sửa đổi, bổ sung Bộ luật lao động,

https://phannghiemlawyer.wordpress.com/2012/05/23/quyen-giai-cong-cua- nguoi-su-dung-lao-dong-va-huong-sua-doi-bo-sung-bo-luat-lao-dong/, [truycập ngày 30/7/2021].

31. Nguyễn Ngọc (2017), Doanh nghiệp sẽ là người sẫn lối hợp tác xã kiểu mới, http://dantri.com.vn/kinh-doanh/doanh-nghiep-se-la-nguoi-dan-loi-hop-tac-xa- kieu-moi--20180124114549277.htm, [truy cập ngày 08/8/2021].

32. Linh Phương (2016), Vì sao người Pháp hay đình cơng?,

http://petrotimes.vn/vi-sao-nguoi-phap-hay-dinh-cong-435516.html, [truy cập ngày 27/7/2021].

33. Trần Thị Phương (2015), Bất cập về quyền lợi của người sử dụng lao động, http://baobinhphuoc.com.vn/Content/bat-cap-ve-quyen-loi-cua-nguoi-su-dung- lao-dong-70012, [truy cập ngày 08/8/2021].

34. Doãn Thương (2017), Pháp luật về kỷ luật lao động, một số vướng mắc và hướng hoàn thiện, http://tapchicongthuong.vn/phap-luat-ve-ky-luat-lao-dong-

mot-so-vuong-mac-va-huong-hoan-thien-20171129111357556p0c488.htm, [truy cập ngày28/7/2021].

35. Lê Ngọc Thương (2018), Khái quát về chính sách pháp luật của Ilatila và vương quốc Hà lan trong lĩnh vực lao động viêc làm,

https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2018/05/22/khi-qut-ve-chnh-sch-php-

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động trong pháp luật lao động việt nam (Trang 92 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)