Pháp luật của một số quốc gia

Một phần của tài liệu Ghi nhận các quyền về hôn nhân và gia đình của nhóm người LGBT trong pháp luật việt nam (Trang 50 - 57)

1.5. Pháp luật quốc tế và pháp luật một số quốc gia về quyền hôn

1.5.2. Pháp luật của một số quốc gia

Mặc dù những người LGBT là một bộ phận hợp thành nên nhân loại nhưng thực tế cho thấy các quốc gia trên thế giới đều có những cách tiếp cận khác nhau về quyền và bảo vệ quyền của nhóm người LGBT. Có thể chia các quốc gia thành các nhóm như sau: các quốc gia cơng nhận và bảo vệ đầy đủ quyền của nhóm người LGBT; các quốc gia có quan điểm hài hịa các quan hệ xã hội liên quan đến người LGBT, nhưng chưa công nhận đầy đủ các quyền của người LGBT trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình; các quốc gia theo quan niệm hạn chế về quyền hôn nhân và gia đình đối với nhóm người LGBT; các quốc gia phủ nhận quyền người LGBT, phân biệt đối xử, coi quan hệ đồng giới là tội phạm.

* Các quốc gia công nhận các quyền HN&GĐ đầy đủ đối với nhóm người LGBT

Các quốc gia công nhận và bảo vệ quyền HN&GĐ đầy đủ của nhóm người LGBT, theo đó, nhóm người LGBT được hưởng đầy đủ các quyền giống với mọi cá nhân khác như quyền bình đẳng, quyền được công nhận trước pháp luật, quyền kết hôn, quyền nuôi con nuôi… Một trong số những quốc gia đã bảo vệ và thừa nhận quyền của nhóm người LGBT có thể kể đến như Hà Lan, Canada, Pháp, Thụy Điển,…

Hà Lan là một trong những quốc gia đi tiên phong trong việc ghi nhận các xu hướng mới về quyền con người trong đó có quyền của nhóm người

44

LGBT. Hiến pháp Hà Lan đã quy định: "Tất cả mọi người Hà Lan sẽ được

đối xử bình đẳng. Việc phân biệt đối xử dựa trên các yếu tố tơn giáo, tín ngưỡng, quan điểm chính trị, chủng tộc giới tính hay bất kỳ yếu tố nào khác sẽ không được phép" (Điều 1 Hiến pháp Hà Lan ngày 17/1/1983 (sửa đổi bổ

sung năm 1989)27

. Đồng thời trong Chương về quyền Cơ bản (chương 1) của Hiến pháp Hà Lan cũng quy định theo hướng mở và ngầm thể hiện cấm phân biệt đối xử đối với các vấn đề về giới tính hay xu hướng tính dục. Năm 2000, Hà Lan là quốc gia đầu tiên hợp pháp hóa kết hơn đồng giới. Theo đó Bộ Luật Dân sự Hà Lan cũng được sửa đổi thành: “Một hơn nhân có thể được xây dựng bởi hai người cùng giới hoặc khác giới”. Đạo luật này không chỉ cho phép kết hơn đồng tính mà cịn cho phép họ được nhận con nuôi chung. Sau khi đạo luật được thông qua, phần lớn người dân Hà Lan đã ủng hộ, khoảng 62% người Hà Lan khi được hỏi ý kiến đã ủng hộ hôn nhân đồng tính. Tuy nhiên đạo luật này vẫn vấp phải sự phản đối dữ dội của thiên chúa giáo và các đảng cánh hữu khác. Chính vì vậy một số nhà thờ của Hà Lan hiện nay vẫn từ chối đăng ký kết hôn cho các cặp đồng tính.

Ngoài Hà Lan thì Liên bang Canada là một trong những quốc gia thể hiện rõ quan điểm lập pháp về bảo vệ quyền của người LGBT. Liên bang Canada là một trong các quốc gia được đánh giá là quốc gia phát triển về bảo vệ quyền của người đồng giới. Tại Phần I Hiến pháp Canada quy định mỗi cá nhân đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền được bảo vệ lợi ích mà khơng bị phân biệt đối xử dựa trên chủng tộc, nịi giống, dân tộc, tơn giáo, màu da, giới tính tuổi tác hoặc khuyết tật về tâm thần thể chất. (Điều 15)28

. Như vậy, nguyên tắc cấm phân biệt đối xử dựa trên giới tính đã được chính thức ghi nhận trong Hiến pháp Canada. Đây chính là nến tảng quan trọng để đảm bảo

27 TS. Ngyễn Thái Mai (2015), Quyền của nhóm LGBT trong pháp luật một số quốc gia trên thế giới, Đề tài nghiên cứu

khoa học cấp trường, Quyền của nhóm LGBT – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, tr.43

28

45

quyền đẳng cho người LGBT tại Canada. Đối với vấn đề kết hôn đồng giới, Canada là một trong những quốc gia đầu tiên thừa nhận chính thức hôn nhân đồng giới vào tháng 7 năm 2005 sau khi Thượng nghị viện nước này bỏ phiếu đa số tán thành Đạo luật Hôn nhân đồng giới, cho phép người LGBT được nhận con nuôi cũng như đầy đủ các quyền khác trong lĩnh vực HN&GĐ.

* Các quốc gia công nhận hạn chế một số quyền HN&GĐ đối với nhóm

người LGBT

Một số quốc gia ban hành luật cấm phân biệt đối xử, kỳ thị với nhóm người LGBT ở các quyền dân sự, nhưng trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình chỉ cho phép xác định quan hệ hôn nhân đồng giới là kết hợp dân sự và đăng ký cặp đôi để chung sống mà không thừa nhận việc kết hơn của nhóm người LGBT. Điển hình là luật pháp của Hy Lạp29, năm 2015, kết hợp dân sự đã được hợp pháp hóa cho các cặp đồng giới, khiến các hộ gia đình đứng đầu bởi các cặp đồng giới đủ điều kiện cho nhiều người, nhưng không phải tất cả, các biện pháp bảo vệ và quyền hợp pháp dành cho các cặp vợ chồng khác giới. Năm 2017, người chuyển giới đã được cấp quyền thay đổi giới tính hợp pháp của họ mà không phải trải qua phẫu thuật thay đổi bộ phận sinh dục của họ để thay đổi khóa thẻ căn cước. Năm 2018, Quốc hội Hy Lạp đã thông qua luật cho phép các cặp đồng giới có quyền chăm sóc ni dưỡng trẻ em nhưng vẫn còn những hạn chế như về vấn đề con nuôi chung của các cặp đồng giới, mang thai hộ ở các cặp đồng tính nam,…

* Các quốc gia không ghi nhận và bảo vệ quyền HN&GĐ của nhóm người LGBT

Ngồi những quốc gia coi nhóm người LGBT là một thực tế khách quan của xã hội và có hành lang pháp lý ghi nhận và bảo vệ họ thì có những quốc

29

https://vi.wikipedia.org/wiki/Quy%E1%BB%81n_LGBT_%E1%BB%9F_Hy_L%E1%BA%A1p#:~:text=C%E1%BA %A3%20nam%20v%C3%A0%20n%E1%BB%AF%20c%C3%B9ng,bao%20g%E1%BB%93m%20b%E1%BA%A3n% 20d%E1%BA%A1ng%20gi%E1%BB%9Bi.

46

gia vẫn theo quan điểm truyền thống hạn chế quyền hôn nhân và gia đình của nhóm người này, có thể kể đến như: Liên Bang Nga, Nhật Bản, Cộng hòa dân chủ Nhân dân Triều Tiên30… Cá biệt có những quốc gia phủ nhận quyền của nhóm người LGBT thậm chí còn coi quan hệ đồng tính là tội phạm (ví dụ như: các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Somalia và Sudan…).

30

https://vi.wikipedia.org/wiki/Quy%E1%BB%81n_LGBT_c%E1%BB%A7a_c%C3%A1c_qu%E1%BB%91c_gia,_v% C3%B9ng_l%C3%A3nh_th%E1%BB%95

47

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Trên cơ sở phân tích những vấn đề lý luận kết hợp với góc nhìn tổng quan về xã hội thì nhóm người LGBT là sự tồn tại tự nhiên mang tính khách quan trong q trình phát triển của xã hội. Nhận thức về nhóm người LGBT dựa trên các khái niệm cơ bản về xu hướng tính dục và bản dạng giới. Nhóm người LGBT cũng giống như mọi người khác, họ có nhu cầu được sống, được tự do, được công nhận và được mưu cầu hạnh phúc. Từ những nghiên cứu cho thấy quyền HN&GĐ của nhóm người LGBT gắn liền với quyền tự nhiên của con người.

Trên thế giới, pháp luật quốc tế và pháp luật của các quốc gia về quyền của các đối tượng này đã có nhiều thay đổi đáng kể, theo đó, vấn đề quyền HN&GĐ của nhóm người LGBT đã trở thành một vấn đề nóng về nhân quyền. Các tổ chức quốc tế (đặc biệt là Liên hợp quốc) đã ghi nhận, thúc đẩy các nhận thức đầy đủ, đúng đắn về quyền HN&GĐ của nhóm người này. Xu hướng phát triển pháp luậtcủa các quốc gia trên thế giới cho thấy quá trình ghi nhận quyền HN&GĐ của nhóm người LGBT thường trải qua một thời gian dài với nhiều khó khăn, gắn liền với quá trình nhận thức ngày càng đầy đủ, chính xác, khách quan hơn về đặc điểm của nhóm người LGBT. Tuy vậy, quá trình này cũng cho thấy ngày càng có nhiều quốc gia ghi nhận, bảo vệ, bảo đảm và thúc đẩy quyền HN&GĐ của nhóm người LGBT.

Như vậy, ghi nhận quyền HN&GĐ của người LGBT trong pháp luật là một yêu cầu tất yếu, chính đáng, góp phần thừa nhận, bảo vệ những quyền HN&GĐ của người LGBT nói riêng và bảo vệ trật tự xã hội nói chung, giải quyết các xung đột về những khác biệt về xu hướng tính dục và bản dạng giới của họ. Việc ghi nhận và bảo đảm thực hiện trên thực tế các quyền HN&GĐ của nhóm người LGBT sẽ giúp cho nhóm người LGBT thực hiện quyền được sống, được tự do và đặc biệt là quyền mưu cầu hạnh phúc của mình. Ghi nhận

48

quyền của người LGBT trong pháp luật vừa bảo đảm cho người LGBT có cơ sở pháp lý vững vàng để tự bảo vệ quyền lợi chính đáng về HN&GĐ cho bản thân vừa tạo cơ sở cho sự tuân thủ, tôn trọng các quyền đó của các chủ thể khác trong xã hội.

49

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG GHI NHẬN QUYỀN HƠN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CỦA NHĨM NGƢỜI LGBT TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH

Trong những năm trở lại đây, nhóm người LGBT ngày càng được biết đến nhiều hơn khi ngày càng có nhiều người thuộc nhóm người LGBT “come out” và sống với đúng con người thật của mình. Nhóm người LGBT đang dần khẳng định rằng mình cũng là một phần trong xã hội với những đóng góp của họ trong những hoạt động chung của xã hội như: lao động sản xuất, văn hóa, nghệ tḥt... Chính do những đóng góp mà họ mang đến đã làm cho cộng đồng xã hội có những chuyển biến tích cực về cả nhận thức và hành động liên quan tới nhóm người LGBT. Xã hội dần chấp nhận nhóm người LGBT tuy chiếm thiểu số nhưng cũng là một nhân tố trong cộng đồng, họ cũng là con người và có những quyền cơ bản của một con người. Đó là những quyền như tự do mưu cầu hạnh phúc, tự do yêu ai, kết hôn với ai, được tự do thể hiện giới tính thật của mình… Không thể coi những khác biệt về xu hướng tính dục và bản dạng giới của nhóm người LGBT là rào cản hạn chế đi quyền của họ đặc biệt là quyền hôn nhân và gia đình trong khi đó là một nhu cầu tự nhiên của mỗi con người. Do đó, nhà nước cần có những biện pháp để bảo vệ và tơn trọng quyền của nhóm người LGBT như là một nhóm người yếu thế và chiếm thiểu số trong cộng đồng.

Vậy trong hệ thống pháp luật Việt Nam đã có những quy định nào liên quan đến nhóm người LGBT? Những quy định pháp luật hiện nay có ảnh hưởng như thế nào đến quyền hôn nhân và gia đình, cuộc sống thực tế của nhóm người LGBT? Để tìm hiểu những vấn đề này, luận văn chia nhóm người LGBT thành hai nhóm: quyền HN&GĐ của nhóm người chưa thành niên và quyền HN&GĐ của nhóm người đã thành niên.

50

Một phần của tài liệu Ghi nhận các quyền về hôn nhân và gia đình của nhóm người LGBT trong pháp luật việt nam (Trang 50 - 57)