Quyền hôn nhân và gia đình của ngƣời chƣa thành niên thuộc

Một phần của tài liệu Ghi nhận các quyền về hôn nhân và gia đình của nhóm người LGBT trong pháp luật việt nam (Trang 57)

nhóm ngƣời LGBT

Người chưa thành niên được hiểu là những người chưa đủ 18 tuổi theo qui định của Bộ luật Dân sự31

. Người chưa thành niên đóng một vai trị rất quan trọng đối với xã hội vì đó là tương lai của đất nước. Người chưa thành niên được xếp là đối tượng dễ bị tổn thương do đối tượng này là chưa có sự phát triển hoàn thiện về mặt thể chất và tâm sinh lý. Người chưa thành niên thuộc nhóm người LGBT là đối tượng rất dễ bị xâm hại, đặc biệt là bị xâm hại đối với các quyền hơn nhân và gia đình. Điều này có thể xuất phát từ những quan điểm, định kiến về hôn nhân và gia đình đã tồn tại từ rất lâu trong xã hội liên quan đến những khác biệt về xu hướng tính dục và bản dạng giới của họ đối với phần đông đa số những người khác. Trên thực tế, những người chưa thành niên thuộc nhóm LGBT là những người đang bắt đầu trong quá trình nhận biết và đi tìm hiểu về xu hướng tính dục cũng như bản dạng giới của mình. Họ là những người chưa có đầy đủ năng lực để có thể tự bảo vệ các quyền của mình, đặc biệt là các quyền hôn nhân và gia đình của mình. Chính vì lý do đó họ cần được được gia đình, xã hội và pháp luật quan tâm, chăm sóc, giáo dục và bảo vệ.

Các quyền HN&GĐ của nhóm người này bao gồm những quyền cơ bản sau:

2.1.1. Quyền đƣợc xác định cha, mẹ của con

Người chưa thành niên, với tư cách là một chủ thể đặc biệt trong các quan hệ pháp luật về hơn nhân và gia đình, là những người chưa có năng lực hành vi đầy đủ, do vậy, việc thực hiện và bảo vệ các quyền của họ đa phần là do bố mẹ, người đại diện hợp pháp của họ thực hiện. Chiếm phần thiểu số trong nhóm trẻ chưa thành niên, nhóm người LGBT chưa thành niên cũng có

31

51

đầy đủ những quyền HN&GĐ và cần được bảo vệ…. Trong phạm vi của đề tài này, những người chưa thành niên được nghiên cứu trong hai trường hợp: Người chưa thành niên là người thuộc nhóm người LGBT sống trong gia đình có cha mẹ là những người dị tính, người chưa thành niên sống trong gia đình có bố hoặc mẹ là người thuộc nhóm người LGBT.

Khi quan hệ chung sống giữa những cặp đôi LGBT là một thực tế tồn tại khách quan trong xã hội thì những đứa trẻ cũng bắt đầu được nuôi dưỡng trong ngôi nhà của những cặp đôi rất đặc biệt này. Nhưng nói như vậy khơng có nghĩa là mọi thứ dễ dàng, nhất là với những “gia đình” của những cặp đôi LGBT. Họ chẳng những phải chuẩn bị đủ cho kinh tế và thậm chí là khá dư dả thì bên cạnh đó cịn phải có một sự can đảm để đối diện với rất nhiều áp lực, khó khăn khi trong quá trình nhận và ni dưỡng một đứa trẻ.

* Người LGBT chưa thành niên được cha, mẹ là những người có xu hướng tính dục dị tính sinh ra

Trong trường hợp này, việc xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, dù con là người LGBT hay không, đều giống nhau. Khi cha, mẹ của con có hơn nhân hợp pháp thì việc xác định cha mẹ cho con được xác định theo Điều 88 Luật HN&GĐ. Theo đó, về nguyên tắc, con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ đó là con chung của vợ chồng. Vợ, chồng được xác định là cha mẹ của người chưa thành niên đó. Trong trường hợp người chồng khơng thừa nhận con thì phải có chứng cứ và được Tịa án xác định.

Trong trường hợp cha, mẹ của người chưa thành niên thuộc nhóm LGBT khơng có quan hệ hơn nhân hợp pháp thì việc xác định cha, mẹ cho con theo qui định của pháp luật về xác định cha, mẹ cho con ngồi hơn nhân, theo thủ tục hành chính hoặc thủ tục tư pháp. Nếu cả cha và mẹ đều tự nguyện nhận con, việc nhận con khơng có tranh chấp thì được giải qút tại UBND cấp xã

52 theo qui định của pháp luật hộ tịch32

. Trong trường hợp việc xác định cha, mẹ cho con có tranh chấp thì giải quyết theo thủ tục tư pháp tại tòa án33.

* Người LGBT chưa thành niên được sinh ra trong trường hợp cha hoặc mẹ là người đồng tính.

Trong trường hợp cha hoặc mẹ của người chưa thành niên thuộc nhóm LGBT là người đồng tính thì có thể thấy người chưa thành niên đó chỉ có thể được xác định là con của một trong hai người. Việc xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên thuộc nhóm LGBT có thể xảy ra trong các trường hợp cụ thể sau:

- Trường hợp thứ nhất: người chưa thành niên được sinh ra từ người đồng tính nữ có quan hệ sinh lý tự nhiên với một người đàn ông hoặc thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để sinh con. Khi đó người đồng tính nữ đó được xác định là mẹ của đứa trẻ. Người đàn ơng có quan hệ với người đồng tính nữ được xác định là cha của đứa trẻ.

- Trường hợp thứ hai: người đồng tính nam có quan hệ với một người phụ nữ khác và sinh ra đứa trẻ. Việc xác định cha, mẹ cho con được thực hiện như những trường hợp khác khi có yêu cầu.

- Trường hợp người đồng tính nữ đã kết với với một người đàn ông hoặc người đồng tính nam đã kết hôn hợp pháp với một người phụ nữ mà sinh con thì việc xác định cha, mẹ cho người LGBT chưa thành niên áp dụng theo Điều 88 Luật HN&GĐ, giống như trong trường hợp cha, mẹ là người dị tính.

- Đối với người chuyển giới nhưng chưa phẫu thuật để chuyển đổi giới tính thì họ vẫn được xác định theo giới tính hiện có khi sinh ra, nên họ vẫn có thể thực hiện chức năng sinh con và được xác định là cha hoặc mẹ của người chưa thành niên.

Việc xác định cha, mẹ cho con không phụ thuộc vào việc cha mẹ của trẻ là người đồng tính hay dị tính, hay chuyển giới, cũng không phụ thuộc vào

32 Điều 24 Luật hộ tịch năm 2014

33

53

việc người cha, người mẹ đó có cùng sống chung với người con hay không. Việc xác định cha, mẹ cho con chỉ phụ thuộc vào quan hệ huyết thống giữa người cha, người mẹ với đứa con hoặc phụ thuộc vào ý chí tự nguyện của cha, mẹ khi thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để sinh con.

Quan hệ hôn nhân đồng giới là quan hệ không được thừa nhận theo pháp luật Việt Nam do đó việc xác định cha, mẹ đối với đứa trẻ chỉ được áp dụng đối với những cặp cha mẹ là người dị tính. Pháp luật không cho phép một đứa trẻ khi khai sinh trên giấy tờ pháp lý có hai ơng bố hoặc là hai bà mẹ. Điều này khẳng định rằng, nếu một đứa trẻ sống trong gia đình có cha mẹ là cặp đơi LGBT thì trên giấy tờ pháp lý (giấy khai sinh) của trẻ chỉ có thể xác định trẻ là con của một người độc thân, người còn lại về mặt pháp lý không được công nhận là cha hoặc mẹ của đứa trẻ, khơng có quan hệ hợp pháp nào với đứa trẻ. Người còn lại dù trên thực tế có thể chung sống cùng với đứa trẻ trong một ngôi nhà nhưng họ cũng không thể là người đại diện hợp pháp cho đứa trẻ trong những trường hợp như: khám chữa bệnh, đăng ký học, đại diện trước pháp luật...

2.1.2. Quyền đƣợc đƣợc sống cùng cha mẹ, đƣợc cha mẹ yêu thƣơng, chăm sóc, giáo dục

Trẻ em luôn là đối tượng cần phải được quan tâm và ưu tiên bảo vệ nhất trong xã hội. Để bảo vệ trẻ em một cách toàn diện ngoài yếu tố có một hệ thống pháp luật bảo vệ chặt chẽ, còn cần đến sự chung tay hỗ trợ bảo vệ trẻ của gia đình, nhà trường và của cả cộng đồng. Đối với trẻ em, việc được quan tâm, chăm sóc, giáo dục và bảo vệ từ gia đình có vai trị rất quan trọng và đặc biệt đối với những trẻ em thuộc nhóm người LGBT thì quyền được yêu thương, chăm sóc, giáo dục, bảo vệ từ cha mẹ lại càng cần thiết. Nhận thức của xã hội tuy đã có nhiều thay đổi về nhóm người LGBT nhưng đối với trẻ em thuộc nhóm LGBT thì việc phải đối mặt với những phán xét từ cộng đồng

54

sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến cả thể chất và tinh thần của trẻ. Do đó càng cần có sự đồng hành, quan tâm và yêu thương từ phía gia đình.

Điều 69 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định nghĩa vụ của cha mẹ đối với con như “thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con, chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con có hiếu với gia đình, cơng dân có ích cho xã hội; trơng nom, ni dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con con chưa thành niên…, không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới tính…”. Tuy nhiên, trong thực tế, trẻ em khi nhận biết được xu hướng tính dục của mình và cảm nhận được mình là người thuộc nhóm LGBT, các em có thường muốn tâm sự với những người thân thiết nhất của mình như cha, mẹ, những người thân trong gia đình. Điều này thể hiện mong muốn được chia sẻ, ủng hộ và thấu hiểu của trẻ đối với những người mà họ đặt toàn bộ tình cảm và sự tin tưởng.

Nhận thức của xã hội cũng như của cha mẹ về vấn đề xu hướng tính dục của nhóm người LGBT cịn chưa thực sự cởi mở. Điều này dẫn đến thực tế là đã có khơng ít những trường hợp sau khi biết được bản dạng giới và xu hướng tính dục của con, cha mẹ thường là rất sốc, bất ngờ và có những phản ứng gay gắt dẫn đến những hành động sai lầm. Điều này xuất phát từ quan điểm truyền thống về giới, họ chỉ mong muốn con mình là nam, hoặc là nữ một cách rõ ràng theo khuôn mẫu chung của xã hội và pháp luật đang thừa nhận, bởi họ lo lắng con mình sẽ khơng có tương lai, lo lắng về cái nhìn của cộng đồng ảnh hưởng đến gia đình họ. Chính từ những quan điểm và lối suy nghĩ như vậy khiến cho một số gia đình đã sử dụng những hành vi bạo lực như đánh đập, nhốt, chửi rửa, cấm đoán, miệt thị người chưa thành niên LGBT…gây ra những hậu quả nghiêm trọng về tâm lý đối với trẻ như trầm cảm, lo sợ, thậm chí là có ý định tự tử hoặc thực hiện hành vi tự tử vì cảm thấy bế tắc trong cuộc sống. Điều này càng khiến cho những trẻ em thuộc

55

nhóm LGBT thấy tự ti về bản thân, luôn luôn né tránh mọi người, tạo ra một “vỏ bọc bên ngoài” để làm hài lịng gia đình vì họ ln cho rằng họ chính là nguyên nhân khiến cho gia đình thất vọng, khiến cho xã hội dị nghị, xa lánh…

Đối với quan điểm giáo dục con cái của người Việt Nam, có thể thấy những phản ứng đó xuất phát từ tình thương con, sự kì vọng mà cha mẹ đặt ra đối với con quá lớn (đặc biệt là đối với con một) và một phần cũng xuất phát là từ những hạn chế về kiến thức liên quan đến người LGBT. Khi cha mẹ thực hiện quyền và nghĩa vụ giáo dục con, đặc biệt là khi biết con mình thuộc nhóm người LGBT, cha mẹ đã sử dụng những biện pháp trừng phạt như địn roi, nhốt trong nhà, hoặc dùng lời lẽ thơ tục làm con bị tổn thương, đau đớn cả về mặt thể xác lẫn tinh thần. Điều này có ảnh hưởng nhiều sự phát triển nhân cách của trẻ em. Họ đã áp đặt ý chí của mình lên đứa trẻ mà khơng hề có sự lắng nghe đến ý kiến hay cảm xúc của trẻ. Việc đó đã xâm phạm nghiêm trọng đến quyền được cha mẹ chăm sóc, giáo dục, quyền được tơn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, danh dự, nhân phẩm của trẻ em.

Đa phần trẻ em phải đến tuổi dậy thì mới dễ nhận biết được xu hướng tính dục của mình. Việc công khai giới tính của trẻ chưa thành niên trước cha mẹ hoặc gia đình còn được coi là việc mắc bệnh, đua địi, khơng nghe lời của những đứa trẻ mới lớn thích thể hiện mình. Nhiều bậc cha mẹ cố gắng thuyết phục con hoặc ngăn cấm khi con thể hiện việc mình có cảm xúc với người có cùng giới tính bằng những biện pháp như: nhốt con không cho dùng điện thoại không cho tiếp xúc với ai, theo dõi con, đưa đi xa, doạ tự tử… Điều này đã vi phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ. Tại Điều 6 Luật Trẻ em quy định về các hành vi bị nghiêm cấm thực hiện đối với trẻ em trong đó có hành vi cha mẹ bỏ rơi con, người giám hộ bỏ rơi trẻ em được mình giám hộ; kỳ thị phân biệt đối xử với trẻ em vì đặc điểm cá nhân, hoàn cảnh, giới tính...

56

Những hành vi được coi là cha, mẹ bỏ rơi con, người giám hộ bỏ rơi trẻ em được mình giám hộ bao gồm:

- Sau khi sinh con, cha, mẹ bỏ con, khơng chăm sóc ni dưỡng,

- Cha, mẹ, người giám hộ không thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng, cắt đứt quan hệ tình cảm và vật chất với trẻ em, trừ trường hợp cho trẻ em làm con nuôi hoặc bị buộc phải cách ly trẻ em theo quy định của pháp luật,

- Cha, mẹ, người giám hộ cố ý bỏ rơi trẻ em ở nơi công cộng, bỏ mặc hoặc ép buộc trẻ em không sống cùng gia đình, bỏ mặc trẻ em tự sinh sống, không quan tâm, chăm sóc, ni dưỡng và giáo dục trẻ em để trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt.

Đối với hành vi bỏ rơi con là người LGBT, chủ yếu cha mẹ hoặc người giám hộ thực hiện hành vi như bỏ con, khơng chăm sóc, ni dưỡng con, khơng thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng con, cắt đứt quan hệ tình cảm, vật chất với đứa trẻ, bỏ con ở nơi công cộng, bỏ mặc hoặc ép buộc trẻ em không sống cùng gia đình, bỏ mặc trẻ em tự sinh sống, khơng quan tâm, chăm sóc, ni dưỡng và giáo dục trẻ em. Việc xử lý hành vi vi phạm quyền của trẻ em là LGBT được áp dụng theo Nghị định số 130/2022 có hiệu lực từ 1/1/2022 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em như hành vi vi phạm quy định về chăm sóc, ni dưỡng trẻ em.

Hành vi xua đuổi, bỏ rơi, bỏ mặc con chưa thành niên là người thuộc nhóm LGBT đã gây ra những hậu quả to lớn đối với trẻ em thuộc nhóm LGBT. Một nghiên cứu chung giữa Tổ chức Cứu trợ trẻ em Việt Nam (Save the Children Vietnam) và Viện Nghiên cứu iSEE (2012)34 cho thấy trẻ em LGBT bỏ nhà do sự ruồng bỏ của gia đình vì xu hướng tính dục và bản dạng giới của các em, hoặc do áp lực tâm lý từ việc thiếu cảm thông và hỗ trợ từ

34

57

gia đình. Các em đi đến thành phố lớn nơi dễ dàng tiếp cận với cộng đồng LGBT. Tuy nhiên, ở thành phố, trẻ em LGBT phải đối mặt với những điều kiện sống cực kỳ khó khăn. Khơng có nhà, các em phải ngủ ở các cơng viên, nơi công cộng hoặc các quán cà phê. Do đó, các em có nguy cơ bị cảnh sát đuổi, bắt do khơng có đầy đủ giấy tờ tuỳ thân. Các em cịn có thể bị quấy rối tình dục và hành hung. Việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và xã hội là một điều khó khăn đối với các em. Một số cơ sở chăm sóc sức khỏe và cơ sở nhân đạo vẫn có phân biệt đối xử với các em vì xu hướng tính dục và bản

Một phần của tài liệu Ghi nhận các quyền về hôn nhân và gia đình của nhóm người LGBT trong pháp luật việt nam (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)