Trong suốt chiều dài lịch sử xây dựng và phát triển, Đảng đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, văn bản quan trọng về công tác thanh niên, khẳng định sự cần thiết phải tăng cường quản lý nhà nước đối với thanh niên, ban hành Luật Thanh niên, tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi để các cấp, các ngành và mỗi công dân chăm lo bồi dưỡng, giáo dục và phát huy tiềm năng to lớn của thanh niên. Tăng cường các điều kiện vật chất cho thanh niên, đồng thời phải bảo đảm việc giám sát, kiểm tra thường xuyên công tác thanh niên.
Các chủ trương, đường lối lớn, nổi bật của Đảng về chính sách, pháp giáo dục đạo đức cho thanh niên thời kỳ mới, như : Nghị quyết số 04-NQ/HNTW ngày 14/01/1993 về công tác thanh niên trong thời kỳ mới của Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII là một chủ trương mang tính quyết định, làm chuyển biến mạnh mẽ tình hình thanh niên và phong trào thanh niên; Nhà nước đã ban hành Luật Thanh niên, nhiều chính sách để thanh niên rèn luyện, cống hiến, trưởng thành. Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 25/7/2008 của Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa X xác định rõ quan điểm tiếp tục xây dựng thế hệ thanh niên Việt Nam giàu lòng yêu nước, tự cường dân tộc; kiên định lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có đạo đức cách mạng, ý thức chấp hành pháp luật, sống có văn hố, vì cộng đồng; có năng lực, bản lĩnh trong hội nhập quốc tế...
Có thể khẳng định, cơng tác thanh niên do Đảng lãnh đạo trực tiếp và toàn diện bằng các các Chỉ thị, Nghị quyết và chủ trương, chính sách…... Đảng lãnh đạo các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, thể chế các chủ trương đó bằng các
43
chính sách pháp luật. Chính sách phát triển thanh niên phải được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nghiên cứu, xây dựng và tổ chức thực hiện căn cứ chủ trương của Đảng.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc triển khai Luật Thanh niên cũng như một số chính sách cịn chưa thật sự đồng bộ và rộng rãi, việc xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Thanh niên của các Bộ, ngành, địa phương còn chậm và thiếu đồng bộ, chưa được quan tâm đầu tư đúng mức đã ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện giáo dục đạo đức cho thanh niên. Bên cạnh đó, thanh niên cũng là công dân nên chịu sự điều chỉnh của các luật khác trong hệ thống pháp luật. Do vậy, việc giáo dục đạo đức cho thanh niên trong thời gian tới cần quan tâm hơn nữa đến các chính sách, pháp luật, cũng như điều kiện vật chất cho công tác phát triển thanh niên.