- Công tác giải quyết những bất cập trong việc thành lập : Ban quản trị nhà
chung cư rất cần có vai trị của chính quyền cơ sở. Trong Thơng tư 06/2019/TT- BXD đã có điều chỉnh và cụ thể hóa về điều kiện, và thành phần tham gia hội nghị nhà chung cư lần đầu. Trong đó cũng nêu trường hợp khi không đủ điều kiện theo quy định thì Ủy ban nhân dân phường tổ chức hội nghị nhà chung cư theo quy định của quy chế. Đây là quy định thể hiện sự quyết liệt và xác lập rõ trách nhiệm của chính quyền cơ sở. Tuy vậy, cịn cần nâng cao vai trò của các cấp cơ quan chính quyền và cơ quan quản lý để đảm bảo quyền lợi cho cư dân sống tại địa bàn. Sở Xây dựng là cơ quan quản lý Nhà nước về nhà ở cần dành thêm thời gian chủ động lập Kế hoạch kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc Ủy ban nhân dân các quận, huyện tập huấn nghiệp vụ về công tác quản lý sử dụng nhà chung cư, tổ chức tập huấn, tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật cho các chủ đầu tư, đơn vị quản lý vận hành, Ban quản trị nhà chung cư. Chính quyền địa phương cần kiểm tra, giám sát hoặc xử lý triệt để trong công tác quản lý sử dụng nhà chung cư như: tuyên
truyền, vận động các tổ chức, cá nhân hiểu và chấp hành các quy định của Quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư và các quy định pháp luật; kiểm tra và giải quyết những vấn đề vướng mắc phát sinh trong công tác quản lý sử dụng nhà chung cư, cần cơ chế kiểm tra, giám sát hoạt động của Ban quản trị; phối hợp tốt với chủ đầu tư hoặc đơn vị đang quản lý nhà chung cư hoặc Ban quản trị giải quyết các vấn đề liên quan bảo trì, quản lý vận hành nhà chung cư trên địa bàn; quan tâm đến công tác quản lý công năng sử dụng căn hộ.
Để quản lý, vận hành nhà chung cư có hiệu quả, đối với những trường hợp đã có ḷt pháp điều chỉnh thì chính quyền địa phương cần chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện hoặc hướng dẫn các chủ đầu tư, đơn vị quản lý tòa nhà thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp ḷt. Hiện nay, cơng tác, chương trình tập huấn, diễn đàn phổ biến và tuyên truyền pháp luật được thực hiện ở mức độ nhiều hơn trước đây. Khi văn bản pháp luật mới ra đời, đặc biệt là các văn bản pháp luật có ảnh hưởng ở mức độ lớn hơn đối với đời sống xã hội thường được các cơ quan nhà nước, các tổ chức đoàn thể tổ chức tuyên truyền đến các đối tượng cụ thể. Đối với lĩnh vực nhà ở, các cơ quan chuyên môn thuộc Bộ xây dựng, Hiệp hội bất động sản Việt Nam, Phịng thương mại và cơng nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng đã tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị phố biến Luật kinh doanh bất động sản 2014 và Luật nhà ở năm 2014. Tuy nhiên, để tăng tính hiệu quả của cơng tác phổ biến pháp luật, các cơ quan chức năng cần xem xét lại: Chất lượng của hoạt động phổ biến pháp ḷt, tính chun nghiệp trong cơng tác phổ biến pháp luật; năng lực của người tham gia phổ biến pháp luật; mục đích và phạm vi của hương trình phổ biến pháp luật. Nhiều cuộc hội thảo diễn ra chỉ mang tính phong trào, hình thức gây lãng phí thời gian, chi phí và cơng sức. Bên cạnh việc thực hiện có hiệu quả các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật truyền thống, chúng ta cần quan tâm khai thác có hiệu quả các văn bản pháp luật cập nhật, lưu trữ trên mạng tin học diện
rộng của Chính phủ, mạng Internet: xây dựng và đưa vào sử dụng rộng rãi các cơ sở dữ liệu pháp luật điện tử; tiếp tục củng cố và phát triển các hệ thống thông tin pháp luật phù hợp tại các cơ quan nhà nước, các tổ chức, đồn thể, doanh nghiệp. - Nâng cao vai trị, trách nhiệm, năng lực của Ban quản trị nhà chung cư:
Ban quản trị nhà chung cư là đơn vị được thành lập nhằm đại diện cho cư dân quản lý và sử dụng quỹ bảo trì, giám sát đơn vị quản lý vận hành cũng như đảm bảo tòa nhà hoạt động ổn định và hiệu quả. Hơn hết vai trò của ban quản trị khi được thành lập sau hội nghị nhà chung cư chính là phải bảo vệ quyền lợi cho cư dân trong tịa nhà, vì vậy mọi hoạt động, quyết sách quan trọng của ban quản trị liên quan tới tòa nhà đều cần được thống nhất sau mỗi lần tổ thức và chủ trì hội nghị nhà chung cư. Vì vậy, trách nhiệm của Ban quản trị là vơ cùng lớn, để nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về hợp đồng dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư thì việc nâng cao vai trò trách nhiệm, năng lực của Ban quản trị là vô cùng cần thiết. Để đảm bảo tối ưu quyền lợi của cư dân thì Ban quản trị tòa nhà cần thường xuyên tương tác với cư dân bằng cách thu thập, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cư dân trong quá trình sử dụng dịch vụ quản lý vận hành tịa nhà, qua đó Ban quản trị có thể phản ánh với đơn vị quản lý vận hành, cơ quan chức năng và tổ chức cá nhân có liên quan để giải quyết các vấn đề xuất hiện trong quá trình quản lý vận hành tòa nhà. Ban quản trị tòa nhà khi ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ với đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư cần có giải pháp giám sát đơn vị quản lý vận hành chặt chẽ để đảm bảo dịch vụ trong tòa nhà chất lượng và đúng cam kết, mọi hoạt động quản lý tòa nhà, nghiệm thu, thanh toán và thanh lý hợp đồng đều được giám sát rõ ràng và minh bạch, bảo vệ tối đa quyền lợi cho cư dân cùng Ban quản trị trong tòa nhà, tránh việc bị đơn vị quản lý vận hành “qua mặt” do không đủ chuyên môn.
- Nâng cao nhận thức về quyền và nghĩa vụ của cư dân tại chung cư: Để ngăn chặn những hành vi thiếu ý thức, ảnh hưởng đến chất lượng quản lý vận hành
chung cư các cơ quan chức năng, nhất là các cơ quan quản lý ở địa phương, cần quan tâm tuyên truyền, động viên người dân tổ chức, xây dựng lối sống văn hóa - văn minh. Đơn vị quản lý các khu chung cư cần xây dựng một khuôn mẫu ứng xử phù hợp, hướng người dân thực hiện theo khuôn mẫu đó, Ban quản trị thơng qua Hội nghị nhà chung cư, tuyên truyền và giáo dục ý thức người dân nâng cao trách nhiệm sống và làm việc tại khu chung cư. Các quy định của pháp luật cần có chế tài xử lý những hành vi thiếu văn hóa, làm ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe cho người khác, làm ô nhiễm môi trường công cộng. Bản thân cư dân cần tự nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của bản thân về phòng cháy, chữa cháy; đồng thời thực hiện tốt các quy định về phòng cháy chữa cháy nhằm hạn chế tối đa tình trạng cháy, nổ đáng báo động như hiện nay.
- Áp dụng công nghệ thơng tin vào quản lý vận hành tịa nhà: việc ứng dụng
công nghệ vào quản lý là xu thế tất yếu trong việc minh bạch thông tin nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, vận hành toà nhà chung cư hiện nay. Điều này đòi hỏi ban quản lý phải là đơn vị khách quan có đủ năng lực chuyên môn, được chọn lựa nghiêm túc từ ban quản trị để đảm bảo quyền lợi của tất cả các bên liên quan. Đơn vị quản lý chuyên nghiệp, có trình độ chun mơn cao có thể sử dụng phần mềm quản lý vận hành tịa nhà để thơng báo các thơng tin tới cư dân; tiếp nhận, xử lý yêu cầu của cư dân; cư dân có thể đóng góp ý kiến, thanh tốn hóa đơn trực tuyến; đơn vị quản lý báo cáo thu chi tài chính cơng khai, minh bạch thơng qua ứng dụng. Như vậy việc quản lý vận hành sẽ thành một hệ thống chuyên nghiệp, dễ tương tác hơn giữa đơn vị quản lý vận hành với Ban quản trị và cư dân.
Nâng cao nhận thức về quyền lợi của người dân về nhà chung cư : Sống ở
nhà chung cư là xu thế tất yếu trong một đô thị hiện đại. Cùng với phát triển các khu đô thị mới, việc tạo dựng một nếp sống văn minh đô thị, nhất là khi sống trong các nhà chung cư là rất cần thiết.Nhà quy hoạch đơ thị góp phần khơng nhỏ trong
việc hình thành nên nếp sống đó. Lâu nay, nói đến các khu nhà chung cư, người ta vẫn hay hình dung đó là nơi diễn ra tình trạng lối sống thiên về tính cá biệt. Tính cộng đồng bị suy giảm và mất dần tính truyền thống, cái mà người ta gọi là tình làng nghĩa xóm đang thiếu vắng. Cái này một phần do những giải pháp quy hoạch và thiết kế chưa tạo được lối sống cộng đồng cho người dân. Thiếu vắng những không gian giao tiếp cộng đồng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lối sống của cư dân ở đó. Các nhà chung cư nên nghiên cứu để tạo thêm không gian cho người dân sống nơi đó được thỏa mãn cả đời sống tâm linh, tinh thần: trong căn hộ có nơi thờ cúng ơng bà, nhà chung cư có nơi tổ chức tiệc tùng, ma chay, cưới hỏi; từng cụm nhà chung cư có thể có những cổng riêng để tạo cảm giác về một không gian cộng đồng ước lệ; chợ cũng là một khơng gian văn hố rất cần cho khu nhà chung cư, mặc dù sự hình thành cần tuân theo quy luật riêng… Không gian hiện nay ở một số nhà chung cư hầu hết chỉ là những không gian tư hữu kế cận nhau. Sự lạnh nhạt và tư hữu tăng dần sẽ làm cho lối sống trở nên gay gắt hơn. Không thể tổ chức khơng gian sống với mức độ văn hố kém hơn mức cộng đồng chung cần có, mà quá cao thì cũng sẽ làm cho người ta chán nản khơng thể đạt tới. Do đó, cần tạo nên một mức văn hoá đủ tầm để người ta vươn tới được. Môi trường tốt hay xấu đều do bản thân mỗi cá nhân nhận thức và đóng góp. Có ý thức xây dựng cộng đồng thì nhà chung cư dù bình dân cũng có thể trở thành chốn trú ngụ lý tưởng. “Nếu hoạt động của các tổ chức đoàn thể và các câu lạc bộ trong nhà chung cư ít duy trì, cộng với việc thiếu các khơng gian cơng cộng như thì cơ hội kết nối các cư dân sẽ gần như bằng khơng. Khơng có nhà chung cư nào hồn hảo tuyệt đối. Vấn đề là mỗi người phải tìm cách dung hịa làm sao để những người không quen biết, không cùng quê hương xứ sở, nếp sống văn hóa cũng có thể sống hịa hợp và trật tự với nhau trong một không gian vừa phải. Muốn vậy, mọi người cần rộng lượng hơn, dẹp bớt cái tôi…” [70]. Mỗi cư dân nên tự trang bị cho mình một ý
thức sống phù hợp với văn hóa tập thể tránh tình trạng làm ảnh hưởng tới những người xung quanh và mỹ quan nhà chung cư nơi mình ở. Chỉ như vậy thì bài tốn về văn hóa ứng xử tại các nhà chung cư mới nhanh chóng được giải quyết đem lại một mơi trường sống văn minh. Ngoài ra, cần tiếp tục tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật theo hướng làm thay đổi cách nghĩ, cách nhìn của người dân đối với pháp luật.
Thứ nhất, Để làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cần có sự tìm hiểu về thái độ của người dân đối với pháp luật, họ hiểu pháp luật như thế nào? Pháp ḷt có vai trị gì trong cuộc sống của họ?... Có thể nói, phần lớn người dân thường cho rằng “pháp luật” là những mệnh lệnh mà người ta cần phải tuân thủ, là hình phạt, là trừng trị… người khác thì cho rằng, pháp luật chỉ là để giải quyết các tranh chấp. Người dân thường chỉ quan tâm tới pháp luật khi bản thân họ phải rơi vào tình thế sự việc miễn cưỡng, lợi ích bị xâm hại… dính líu tới pháp luật (kiện cáo, tranh chấp, bị phạt, bị cưỡng chế…). Bởi vậy, khi tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cần giải thích, phân tích cho người dân hiểu được rằng pháp luật không chỉ bao gồm các quy định cưỡng chế, thực thi pháp luật, biện pháp giải quyết tranh chấp. Pháp luật còn bao gồm các quy định bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân, khuyến khích sự giao dịch lành mạnh giữa các thành viên trong xã hội vì sự phát triển và bảo đảm trật tự ổn định. Pháp luật là một môi trường thuận lợi tạo điều kiện cho con người giao dịch với nhau trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, đảm bảo cho các thành viên trong xã hội phụ thuộc và gắn bó với nhau một cách hợp lý. Ví dụ: Người mua nhà chung cư nên hiểu biết về hợp đồng mua nhà và lưu ý các điều khoản 91 hợp đồng có phù hợp quy định pháp luật, quy định về cách thức giải quyết tranh chấp phải được nêu rõ trong hợp đồng.
Thứ hai, Tăng cường hơn nữa quyền tham gia đóng góp ý kiến của nhân dân vào các dự án luật. Việc tham gia đóng góp ý kiến của nhân dân vào dự án luật có tác dụng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật rất lớn và có hiệu quả. Thơng qua lấy ý kiến vào quá trình xây dựng, ban hành và thực thi pháp luật có tác dụng tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho người dân nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, bồi dưỡng tình cảm, ý thức về trách nhiệm pháp lý và khả năng tiến hành các hành vi pháp lý đúng đắn, chính xác. Đồng thời, qua hoạt động này, sẽ giúp cho nhân dân nâng cao ý thức pháp luật. Như vậy, mọi người sẽ hiểu được về giá trị xã hội và pháp luật. Có thể nói, thái độ chấp hành hay khơng chấp hành của người dân đối với pháp luật là kết quả của sự am hiểu pháp luật. Mặt khác cũng thấy rằng con người chấp hành pháp luật một cách tự giác, nghiêm chỉnh một khi họ có thái độ đúng đắn đối với pháp luật.