2.2. Thực tiễn thực hiện hoạt động lập vi bằng tại văn phòng thừa phát lại Kinh
2.2.1 Đánh giá chung
2.2.1.1. Ưu điểm
Thực hiện chiến lược cải cách tư pháp, Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp đã xác định:“Nghiên cứu việc xã hội hóa một số hoạt động bổ trợ tư pháp”. Chủ trương xã
hội hóa một số hoạt động bổ trợ tư pháp tiếp tục được khẳng định trong Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ chính trị, đó là:“Từng bước thực hiện việc xã hội hóa và quy
định những hình thức, thủ tục để giao cho tổ chức không phải là cơ quan nhà nước thực hiện một số công việc thi hành án”, mà cụ thể hơn là “nghiên cứu chế định Thừa phát lại: trước mắt có thể tổ chức thí điểm tại một số địa phương, sau vài năm, trên cơ sở đó tổng kết, đánh giá thực tiễn sẽ có bước đi tiếp theo”.
Ngày 14/11/2008, Quốc hội khóa XII đã thơng qua Nghị quyết số 24/2008/QH12 về việc thi hành Luật Thi hành án dân sự, trong đó, giao cho Chính phủ quy định và tổ chức thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại tại một số địa phương. Ngày 24/7/2009, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 61/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại TP. Hồ Chí Minh. Sau thời gian thí điểm tại TP. Hồ Chí Minh, với những thành công bước đầu, ngày 23/11/2012, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 36/2012/QH13 giao cho Chính phủ tiếp tục triển khai việc thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại tại 13 tỉnh, thành phố đến hết 31/12/2015. Như vậy, bước đầu hệ thống Thừa phát lại đã dần được hình thành ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phân bổ đều trên cả nước.
Tại tỉnh Bắc Ninh, trong những năm qua kết quả hoạt động của Thừa phát lại đã được Đảng, Nhà nước và Nhân dân đánh giá cao, là cơ sở cho việc mở rộng phạm vi thí điểm trên khắp cả nước. Hiệu quả hoạt động của Thừa phát lại thể hiện cụ thể qua kết quả thực hiện các chức năng của Thừa phát lại là tống đạt, lập vi bằng, tổ chức thi hành án và xác minh điều kiện thi hành án.
Tại văn phòng thừa phát lại Kinh Bắc, hoạt động vi bằng chính là thế mạnh của Thừa phát lại. Thế mạnh này thể hiện ở vai trò, vị thế của Thừa phát lại trong việc lập vi bằng. Vì ngồi Thừa phát lại, khơng có một hệ thống cơ quan nào giúp người dân xác lập chứng cứ theo yêu cầu, với thủ tục giản đơn và không hạn chế thời gian.
Tính đến tháng 10/2019, Văn phịng Thừa phát lại Kinh Bắc đã lập và đăng ký tại Sở Tư pháp Bắc Ninh 2.940 vi bằng, doanh thu 3.270.347.000 đồng (chiếm tỷ lệ 55% tổng doanh thu của đơn vị). Nội dung vi bằng thể hiện phong phú trên nhiều lĩnh vực như: Ghi nhận việc thực hiện các giao dịch, thỏa thuận; mô tả hiện trạng nhà; ghi nhận lời khai của người làm chứng; ghi nhận hành vi, thời điểm mua bán;
ghi nhận cuộc họp của cơng ty; ghi nhận việc xâm phạm sở hữu trí tuệ; sự kiện trên internet; việc bàn giao tiền, tài sản, giấy tờ … dùng làm chứng cứ.
Trong quan hệ dân sự, vi bằng của Thừa phát lại Kinh Bắc là công cụ để người dân, doanh nghiệp tự bảo vệ mình trong quá trình đàm phán, ký kết, thực hiện các giao dịch dân sự, cũng như xác lập các chứng cứ để bảo vệ mình trong q trình hịa giải, thương lượng hoặc xét xử mà trước khi có Thừa phát lại, hầu như khơng có cơ quan nào có chức năng giúp cho người dân thực hiện những việc này. Việc lập vi bằng của Thừa phát lại Kinh Bắc được đánh giá là đáp ứng được nhu cầu rất lớn,
phong phú, đa dạng trên nhiều lĩnh vực khác nhau của người dân, góp phần hỗ trợ tích cực cho cá nhân, tổ chức xác lập chứng cứ, hạn chế tranh chấp, rủi ro về pháp lý trong các giao dịch dân sự, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho người dân.
2.2.1.2. Tồn tại, hạn chế
Hoạt động lập vi bằng của văn phòng Thừa phát lại Kinh Bắc lại trước đây thực hiện theo Nghị định 61 không gặp quá nhiều vướng mắc do Thừa phát lại được quyền chủ động thực hiện, không phụ thuộc nhiều vào bên thứ 3.
Tuy nhiên, khi Nghị định 61 được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 135/2013/NĐ- CP ngày18/10/2013, đã có nhiều nội dung thay đổi quan trọng liên quan đến hoạt động lập vi bằng, đáng chú ý là phạm vi thẩm quyền lập vi bằng bị thu hẹp hơn so với Nghị định 61, tức là bổ sung quy định Thừa phát lại không được lập vi bằng “các trường hợp thuộc thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chứng
hoặc thuộc thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân các cấp”
Hiện nay, vấn đề giải quyết việc bồi thường thiệt hại khi Thừa phát lại thực hiện hoạt động sai gây thiệt hại cho đương sự lại không được NĐ số 61/2009/NĐ-CP đề cập đến. Ngoài vấn đề nêu trên, một quy định khác về cưỡng chế THA đang gây khó khăn cho hoạt động của Thừa phát lại Kinh Bắc, đó là quy định tại Điều 40 NĐ số 61/2009/NĐ-CP. Theo quy định này trong trường hợp cưỡng chế THA cần huy động lực lượng bảo vệ, văn phòng Thừa phát lại phải lập kế hoạch cưỡng chế; có văn bản gửi Thủ trưởng cơ quan THADS Bắc Ninh xem xét, ra quyết định cưỡng chế THA và phê duyệt kế hoạch cưỡng chế THA trong thời gian quy định. Tuy nhiên văn phòng Thừa phát lại và cơ quan THADS là hai chủ thể có quyền và nghĩa
vụ tương tự nhau. Hai chủ này hoạt động theo cơ chế cạnh tranh nhau. Vì vậy quy định tại Điều 40 dẫn đến việc văn phòng Thừa phát lại phụ thuộc vào cơ quan THA. Thừa phát lại có quyền xác minh điều kiện THA liên quan đến việc THA mà vụ việc đó thuộc thẩm quyền thi hành của các cơ quan THADS tại Bắc Ninh. Theo quy định này tại Điều 7 BLTTDS 2004, theo đó Thừa phát lại Kinh Bắc được các cơ quan trên cung cấp thông tin khi yêu cầu. Ngoài quy định tại Điều 7 BLTTDS 2004, đoạn 2 khoản 1 Điều 31 NĐ 61/2009/NĐ-CP còn quy định về trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức trong trường hợp cung cấp hoặc không cung cấp thông tin. Tuy nhiên, Điều 31 chỉ quy định về trách nhiệm trong trường hợp cung cấp thơng tin sai là hợp lý, cịn Điều 7 lại quy định về việc các cá nhân, tổ chức phải nêu rõ lý do khi không cung cấp thông tin là một quy định gây khó khăn cho Thừa phát lại. Như vậy, trách nhiệm đối với hành động không cung cấp thông tin của cá nhân, tổ chức nêu trên chưa được quy định.