Chi phí cho việc lập vi bằng x

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG lập VI BẰNG từ THỰC TIỄN THỰC HIỆN tại văn PHÒNG LUẬT KINH bắc của TỈNH bắc NINH (Trang 39 - 50)

2.2. Thực tiễn thực hiện hoạt động lập vi bằng tại văn phòng thừa phát lại Kinh

2.2.6 Chi phí cho việc lập vi bằng x

Những năm qua, văn phòng Thừa phát Kinh Bắc \được thu chi phí khi thực hiện cơng việc theo quy định tại Nghị định số 61/2009/NĐ-CP và Thông tư liên tịch số 12/2010/TTLT-BTP-TANDTC-BTC. Cụ thể như sau:

- Chi phí lập vi bằng và xác minh điều kiện thi hành án: do người yêu cầu và

văn phòng Thừa phát lại thỏa thuận theo công việc thực hiện hoặc theo giờ làm việc. Văn phòng Thừa phát lại và người yêu cầu có thể thỏa thuận thêm về các khoản chi phí thực tế phát sinh gồm: chi phí đi lại; phí dịch vụ cho các cơ quan cung cấp thơng tin nếu có; tiền bồi dưỡng người làm chứng, người tham gia hoặc chi phí khác nếu có.

- Chi phí tống đạt: Đối với việc tống đạt mà theo quy định của pháp luật đương

sự phải chịu chi phí thì Tịa án, Cơ quan thi hành án dân sự thu và chuyển số tiền đó cho văn phịng Thừa phát lại. Đối với việc tống đạt mà theo quy định của pháp luật ngân sách nhà nước chịu thì Tịa án, Cơ quan thi hành án dân sự chuyển cho văn phịng Thừa phát lại.

Thơng tư liên tịch số 12/2010/TTLT-BTP-TANDTC-BTC quy định: Tòa án, Cơ quan thi hành án dân sự thỏa thuận với Văn phịng Thừa phát lại về chi phí tống đạt theo mức, trong phạm vi quận, huyện nơi đặt trụ sở Tòa án, Cơ quan thi hành án dân sự không quá 50.000 đồng/việc (bao gồm cả thuế giá trị gia tăng); ngoài phạm vi quận, huyện nơi đặt trụ sở Tòa án, Cơ quan thi hành án dân sự, nhưng trong địa tỉnh Bắc Ninh không quá 100.000 đồng/việc (bao gồm cả thuế giá trị gia

tăng). Trường hợp giao Thừa phát lại tống đạt ngồi địa bàn tỉnh Bắc Ninh thì Tịa án, Cơ quan thi hành án dân sự phải xác định thời gian cụ thể để ký hợp đồng với Văn phòng Thừa phát lại thực hiện việc tống đạt. Mức chi phí để thỏa thuận với Thừa phát lại tống đạt trong trường hợp này bao gồm: Tiền xe đi, về bằng phương tiện giao thông công cộng (trừ phương tiện máy bay); tiền phịng nghỉ khơng q 130.000 đồng/01 ngày; tiền lưu trú không quá 70.000 đồng/01 người/01ngày (bao gồm cả thuế giá trị gia tăng).

- Chi phí trực tiếp tổ chức thi hành án: Văn phịng Thừa phát lại được thu chi phí theo mức phí thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật về phí thi hành án dân sự.Những vụ việc phức tạp, văn phòng Thừa phát lại và bên yêu cầu thi hành án có thể thỏa thuận về mức chi phí thực hiện cơng việc.

Thừa phát lại là chế định còn khá mới ở nước ta. Tuy nhiên, chế định này đã đóng vai trị tích cực trong việc “ Phát huy khả năng và tính chủ động tích cực của người dân trong đời sống xã hội, phát huy trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân trong các quan hệ pháp luật dân sự, hành chính; xác định lại đúng mức độ, phạm vi can thiệp của Nhà nước trong lĩnh vực hành chính tư pháp, qua đó, giảm khối lượng cơng việc và gánh nặng chi phí của Nhà nước cho hoạt động thi hành án dân sự, làm tinh gọn bộ máy và tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước” . Vì vậy, chúng tôi nghĩ rằng cần nghiên cứu hoàn thiện và nhân rộng mơ hình thừa phát lại trên phạm vi cả nước.

Tại văn phòng thừa phát lại Kinh Bắc – tỉnh Bắc Ninh, việc tổ chức thi hành bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của khách hàng (tương đương thẩm quyền của Chi cục thi hành án dân sự tỉnh Bắc Ninh về thi hành án theo đơn yêu cầu) đối với: Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh; Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án nhân dân đối với bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân Bắc Ninh; Bản án, quyết định giám đốc thẩm đối với bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh

Bảng 2.1. Nội dung và mức phí tổ chức thi hành án tại văn phịng thừa phát lại Kinh Bắc – tỉnh Bắc Ninh

(Theo % giá trị tài sản thu hồi được) Từ 4 tỷ trở lên 3% Từ 3,5 - dưới 4 tỷ 4% Từ 3 - dưới 3.5 tỷ 5% Từ 2.5 - dưới 3 tỷ 6% Từ 2 - dưới 2.5 tỷ 7% Từ 1.5 - dưới 2 tỷ 8% Từ 1-Dưới 1.5 tỷ 9% Từ 500tr - dưới 1 tỷ 10% Từ 100tr - dưới 500 tr 15% Dưới 100 tr 30%

Tại văn phòng thừa phát lại Kinh Bắc – tỉnh Bắc Ninh, việc tổ chức thi hành bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của khách hàng (tương đương thẩm quyền của Chi cục thi hành án dân sự tỉnh Bắc Ninh về thi hành án theo đơn yêu cầu) đối với: Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh; Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án nhân dân đối với bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân Bắc Ninh; Bản án, quyết định giám đốc thẩm đối với bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh

Mức phí trên Tại văn phịng thừa phát lại Kinh Bắc – tỉnh Bắc Ninh chưa bao gồm Thuế giá trị gia tăng. Mức phí trên đã bao gồm phí xác minh điều kiện thi hành án.

Mức phí trên áp dụng đối với Bản án, Quyết định thuộc thẩm quyền thi hành án của Văn phòng Thừa phát lại tại Bắc Ninh. Nếu Bản án, Quyết định nằm ngoài các phạm vi nói trên, Văn phịng sẽ đại diện thi hành án. Mức phí tùy theo trường hợp cụ thể.

Tùy theo nội dung và mức độ của việc lập vi bằng, Văn phòng Thừa phát lại Kinh Bắc cùng với khách hàng thỏa thuận mức giá hợp lý đảm bảo lợi ích khách hàng.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG LẬP VI BẰNG TỪ THỰC TIỄN THỰC VĂN PHÒNG LUẬT KINH BẮC -

TỈNH BẮC NINH HIỆN NAY

3.1. Yêu cầu hoàn thiện

Chế định TPL tuy đã được Quốc hội cho pháp thực hiện chính thức trên phạm vi cả nước, nhưng để đảm bảo hoạt động này phát triển bền vững, đáp ứng yêu cầu của cải cách tư pháp và cải cách hành chính ở Việt Nam, thời gian tới cần tiếp tục kiện toàn hành lang pháp lý về TPL, tạo khuôn khổ pháp lý phát triển nghề TPL bền vững, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác thi hành án.

Đồng thời, bảo đảm sự phát triển nghề TPL theo quy hoạch, có lộ trình rõ ràng, cụ thể, hướng tới tính bền vững và ổn định. Việc xây dựng đội ngũ TPL cần phải hướng tới chun nghiệp, có trình độ và phẩm chất đạo đức tốt; Công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động này phải vừa bảo đảm hiệu quả, vừa tạo điều kiện, hỗ trợ TPL nhưng đồng thời cũng phải kịp thời ngăn chặn, chấn chỉnh những vi phạm, sai sót.

Bên cạnh đó, cần hoàn thiện các quy định liên quan đến chức năng lập vi bằng của TPL (chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự, hành chính; Là căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các cơng việc thuộc chức năng, nhiệm vụ; Là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp theo quy định của pháp luật); Hoàn thiện pháp luật về xác minh điều kiện thi hành án; Hoàn thiện pháp luật tổ chức thi hành án...

3.2. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về hoạt động lập vi bằng từ thực tiễn tại văn phòng luật Kinh Bắc – Bắc Ninh

Thứ nhất, thống nhất chỉ đạo từ Trung ương đến địa phương trong việc xây

Thứ hai, về xây dựng Luật TPL: Sau khi chế định TPL được chính thức thực

hiện trên cả nước thông qua Nghị quyết số 107/2015/QH13 của Quốc hội có thể thấy, việc xây dựng Luật TPL là một nhiệm vụ cần thiết, cấp thiết và tối quan trọng cần được triển khai.

Hiện nay, các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh và hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của TPL còn khá sơ sài, chỉ bao gồm: Nghị quyết của Quốc hội, Nghị định của Chính phủ và các thơng tư hướng dẫn. Trong khi đó, các hoạt động của TPL ngày càng phát triển mạnh mẽ và phổ rộng ở nhiều địa phương. Do đó, trong q trình triển khai hoạt động đã gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc. Để giải quyết những bất cập này, đòi hỏi một hành lang pháp lý cao hơn, có tính chất nền tảng hơn.

Luật về TPL cần được nghiên cứu xây dựng theo hướng cụ thể hóa tất cả các vấn đề về tổ chức và hoạt động của TPL, bao gồm cả những quy phạm pháp luật có liên quan. Luật TPL cũng phải đảm bảo cụ thể hoá tinh thần và nội dung của Hiến pháp, định hướng cải cách tư pháp, cải cách thủ tục hành chính; đảm bảo sự phù hợp của chế định TPL với các quy định của các đạo luật lớn trong lĩnh vực tư pháp, tạo cơ sở pháp lý đồng bộ cho các hoạt động của TPL. Q trình hồn thiện hành lang pháp lý TPL cũng cần lưu ý đến vấn đề mở rộng quyền hạn cho TPL, nhằm đảm bảo sự bình đẳng giữa TPL với Chấp hành viên.

Trên cơ sở đó, cần có những hướng dẫn áp dụng Luật TPL hợp lý và có giá trị thực tiễn cao; chú trọng quan tâm các vấn đề như: Quy định rõ tiêu chuẩn TPL và văn phịng TPL; về trình tự, thủ tục tống đạt văn bản, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án, tổ chức thi hành án dân sự… Có như vậy, dịch vụ TPL mới thực sự đi vào đời sống xã hội và mang lại hiệu quả thiết thực.

Thứ ba, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biên, giáo dục pháp luật về

TPL: TPL là chế định mới nên việc triển khai thực hiện cịn gặp rất nhiều khó khăn. Để người dân, tổ chức, doanh nghiệp hiểu biết hơn về pháp luật, đồng thuận, ủng hộ, tin tưởng và sử dụng dịch vụ TPL thì tuyên truyền, phổ biến văn bản pháp luật và hoạt động của TPL cần phải xúc tích và thực sự dễ hiểu.

Đồng thời, phải lựa chọn hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về chủ chương, chính sách của Đảng và Nhà nước, phổ biến về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, vai trò và ý nghĩa của TPL đến người dân, doanh nghiệp, chính quyền các cấp và các tổ chức có liên quan.

Việc tuyên truyền có thể được thực hiện thông qua các buổi tọa đàm, hội thảo hay thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội... hoặc qua những ấn phẩm về TPL. Bên cạnh đó, cũng cần có sự phối hợp chặt chẽ, kịp thời và đồng bộ giữa các bộ, ngành liên quan và các địa phương. Đồng thời, phải tăng cường trách nhiệm, năng lực tổ chức thực hiện và sự phối hợp của các cơ quan trong việc thực hiện chế định TPL.

Thứ tư, tổ chức đào tạo nghề TPL: Để đảm bảo hoạt động của TPL đúng

pháp luật, hiệu quả, mang lại những tác động tích cực cho người dân và xã hội, hạn chế sai phạm trong quá trình hoạt động, thời gian tới, cần phải phối, kết hợp với các cơ quan, ban, ngành để tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ làm TPL; Rà soát sát sao đội ngũ này, để từ đó, có những kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng bổ sung, khắc phục những thiếu hụt về kiến thức, kỹ năng hành nghề. Đồng thời, thường xuyên thanh tra, kiểm tra hoạt động của các văn phòng TPL để kịp thời nắm bắt những khó khăn và có những phương án, biện pháp khắc phục phù hợp.

Cùng với việc thực hiện các giải pháp nêu trên, cần tăng cường các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, khoa học công nghệ để phục vụ tối đa cho hoạt động về TPL; Nghiên cứu kinh nghiệm các nước về xây dựng và thực hiện pháp luật về TPL để vận dụng phù hợp với điều kiện cải cách tư pháp ở Việt Nam.

Đồng thời, tăng cường hợp tác quốc tế về TPL, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi mà Việt Nam đang trong quá trình xây dựng và hồn thiện thể chế TPL; Tổng kết, đánh giá thực tiễn, đặc biệt nhận diện những hạn chế, vướng mắc trong hoạt động TPL để có cơ sở nghiên cứu xây dựng và ban hành Luật TPL.

Thứ năm, cần rà soát, sửa đổi, thay thế, hợp nhất các văn bản hướng dẫn của Bộ Tư pháp về việc lập vi bằng theo hướng chỉ quy định về những vấn đề nguyên tắc khi lập vi bằng, không can thiệp quá sâu vào kỹ năng, nghiệp vụ lập vi bằng của Thừa phát lại, đặc biệt là không tự đặt thêm thủ tục cho Thừa phát lại khi lập vi bằng, đăng ký vi bằng cũng như giới hạn thẩm quyền lập vi bằng của Thừa phát lại vượt quá quy định tại Nghị định 61, Nghị Định 135.

Thứ sáu, sau khi tổng kết hoạt động thí điểm Thừa phát lại, kiến nghị các cấp

có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung Nghị định 61, Nghị định 135 theo hướng bỏ thủ tục đăng ký vi bằng tại Sở Tư pháp. Đồng thời, Văn phòng kiến nghị bỏ nội dung “các

trường hợp thuộc thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chứng hoặc thuộc thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân các cấp và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật” tại khoản 1 Điều 25 vì hoạt động lập vi bằng

nhằm tạo lập chứng cứ không liên quan đến hoạt động cơng chứng, chứng thực của cơ quan có thẩm quyền.

Thứ bảy, bổ sung vào Luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hình sự… và các

ngành luật khác giá trị chứng cứ của vi bằng.

Bộ Tư pháp ban hành văn bản hướng dẫn theo hướng quy định việc đăng ký vi bằng tại Sở Tư pháp là nhằm mục đích xác nhận việc Thừa phát lại có lập vi bằng trong thực tế. Nội dung của vi bằng và những vấn đề liên quan khác sẽ do Thừa phát lại chịu trách nhiệm nhằm nâng cao tính độc lập, trách nhiệm cá nhân của Thừa phát lại. Về lâu dài, cần bỏ thủ tục đăng ký vi bằng tại Sở Tư pháp, nâng cao trách nhiệm của Thừa phát lại trong việc thực hiện chức năng của mình đã được Nhà nước trao quyền.

KẾT LUẬN

Lập vi bằng là thế mạnh của Thừa phát lại, được Nhà nước và xã hội đánh giá cao. Tuy nhiên, hiện nay do nhiều quan điểm chưa thống nhất về phạm vi lập vi bằng, dẫn đến việc hạn chế phạm vi lập vi bằng, và quyền tạo lập chứng cứ của người dân.

Thực tế triển khai quy định về lập vi bằng Tại văn phòng thừa phát lại Kinh Bắc – tỉnh Bắc Ninh cho thấy người dân đã tin tưởng sử dụng trong nhiều trường hợp với số lượng hàng chục nghìn vi bằng được lập

Chẳng hạn, hiện nay pháp luật không quy định giao dịch đặt cọc phải thực hiện thủ tục công chứng. Nếu người dân muốn đặt cọc 100 triệu cho người khác để đảm bảo việc hai bên giao kết hợp đồng mua bán căn nhà mà người kia đang ở nhưng với số tiền lớn như vậy mà việc đặt cọc chỉ có hai bên thì có thể sẽ có rủi ro pháp lý về sau. Trường hợp này, người dân tìm đến văn phịng TPL u cầu về việc lập vi bằng liên quan đến hành vi hai bên ký tên vào hợp đồng đặt cọc và hành vi giao nhận tiền đặt cọc giữa hai bên.

Không những thế, nếu người dân, doanh nghiệp chuẩn bị xây dựng công trình nhưng e ngại việc mình bị người khác ở liền kề cơng trình kiện địi vơ lý về những thiệt hại của họ mà khơng phải do việc mình xây dựng cơng trình gây ra. Ví dụ, nhà họ bị nứt, lún từ trước nhưng vẫn đổ lỗi là do cơng trình xây dựng làm nhà họ nứt, lún… Lúc này, TPL sẽ đáp ứng yêu cầu lập vi bằng ghi nhận hiện trạng các

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG lập VI BẰNG từ THỰC TIỄN THỰC HIỆN tại văn PHÒNG LUẬT KINH bắc của TỈNH bắc NINH (Trang 39 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)