Một số giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về văn hóa cơng vụ tại Ủy ban

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về văn hóa công vụ tại ủy ban nhân dân phường trên địa bàn quận hai bà trưng, thành phố hà nội (Trang 84 - 119)

7. Kết cấu của luận văn

3.2. Một số giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về văn hóa cơng vụ tại Ủy ban

Ủy ban nhân dân phƣờng trên địa bàn quận Hai Bà Trƣng, thành phố Hà Nội hiện nay

3.2.1. Giải pháp bảo đảm về chính trị trong thực hiện pháp luật về văn hóa cơng vụ

Nâng cao vai trị lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc bảo đảm thực hiện pháp luật về văn hóa cơng vụ. Tiếp tục cụ thể hóa phương thức lãnh đạo của Đảng đã được xác định trong cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở tất cả các cấp bằng những quy chế, quy định cụ thể và công khai. Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng.

Trên cơ sở đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Quận ủy, Đảng ủy các phường cần chủ động đưa ra các giải pháp đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tiễn của từng đơn vị trong việc triển khai thực hiện pháp luật về văn hóa cơng vụ. Cần nhận thức rõ vai trị, tầm quan trọng của văn hóa cơng vụ trong cải cách hành chính và xây dựng chính quyền đơ thị. Cấp ủy đảng cần xem đây là nội dung trọng tâm để đề ra phương hướng giải pháp.

3.2.2. Hoàn thiện hệ thống quy định của pháp luật về văn hóa cơng vụ

Các quy định của pháp luật về văn hóa cơng vụ chính là căn cứ pháp lý quy định đạo đức, thái độ, giao tiếp ứng xử của cán bộ cơng chức, trong q trình thực thi cơng vụ. Đây là yếu tố tác động và làm thay đổi cách nghĩ, cách làm, thói quen ứng xử, điều chỉnh thái độ giao tiếp sao cho phù hợp của người cán bộ công chức. Do vậy chúng ta cần phải có một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về văn hóa cơng vụ trong tiếp cơng dân hồn thiện, đồng bộ, hiệu lực và khả thi.

Hạn chế lớn nhất trong lĩnh vực pháp luật về văn hóa cơng vụ là những ngun tắc trong hoạt động vụ của cán bộ, công chức chưa được thống nhất trong một văn

bản quy phạm pháp luật mang tính pháp điển. Nói cách khác, hệ thống pháp luật về văn hóa cơng vụ của chúng ta cịn những khó khăn bất cập: số lượng các văn bản quy định về văn hóa cơng vụ, ứng xử của các cơ quan nhà nước hiện nay tương đối nhiều, nhưng thiếu tập trung, thống nhất; trong các văn bản có nhiều quy định trùng lặp và chồng chéo các quy định chủ yếu mới là những nguyên tắc, những yêu cầu cơ bản, tính cụ thể chưa cao, nên việc thực hiện của cán bộ công chức và việc xử lý vi phạm của các cơ quan sẽ gặp khó khăn, chế tài của các quy định chưa rõ ràng và chưa đủ mạnh. Bởi vậy, hoàn thiện các quy định của pháp luật về văn hóa cơng vụ là giải pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng thực hiện pháp luật văn hóa cơng vụ của cán bộ cơng chức nói chung và cán bộ cơng chức tại ủy ban nhân dân phường trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội nói riêng.

3.2.3. Giải pháp bảo đảm về kinh tế trong thực hiện pháp luật về văn hóa cơng vụ

Thứ nhất, xây dựng nền văn hóa cơng vụ hiện đại, phù hợp với xu hướng phát

triển chung của đất nước. Nền kinh tế của nước ta hiện nay là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Bởi vậy, việc xây dựng môi trường văn hóa cơng vụ với đầy đủ trang thiết bị vật chất phù hợp là tiền đề để nâng cao chất lượng thực hiện pháp luật về văn hóa cơng vụ. Để tác động hiệu quả ý thức pháp luật và phát huy vai trò trách nhiệm của các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật văn hóa cơng vụ, chúng ta cần đảm bảo điều kiện về kinh tế như cơ sở vật chất, điều kiện, môi trường thuận lợi trong thực thi công vụ. Việc này không những tạo cho cán bộ công chức mội trường làm việc chuyên nghiệp, thoải mái mà cịn tạo dựng hình ảnh thân thiện, gần gũi của cơng sở với nhân dân. Xây dựng mơi trường hành chính văn hóa với những chuẩn mực về giao tiếp, ứng xử giữa cán bộ công chức và nhân dân. Điều này vừa tác động lên ý thức, trách nhiệm của mỗi cán bộ cơng chức và nhân dân vừa góp phần duy trì, giữ gìn nề nếp, văn hóa giao tiếp trong cơ quan hành chính buộc các cán bộ cơng chức và nhân dân phải tuân thủ chấp hành trong quá trình thực hiện pháp luật.

Thứ hai, xây dựng và thực hiện tốt các chế độ, chính sách đối với cán bộ, cơng

chức, đặc biệt là chính sách tiền lương.

Trong bất kỳ tổ chức, đơn vị nào tiền lương là mối quan tâm hàng đầu và là động lực của người lao động. Một chính sách tiền lương hợp lý, khoa học, đảm bảo cơng bằng sẽ khuyến khích cán bộ cơng chức làm việc hết mình, phát huy mọi khả năng về thể lực, trí lực để hồn thành nhiệm vụ với hiệu quả cao nhất. Hiện nay, tiền lương của cán bộ cơng chức cịn ở mức thấp so với thị trường, lương cào bằng là một trong những nguyên nhân gây nên hiệu suất thấp trong hoạt động cơng vụ, thậm chí dẫn đến tham ơ, tham nhũng. Giải pháp cần xây dựng một chế độ tiền lương theo hướng thị trường, trả lương theo cơng việc hoặc vị trí việc làm cần sóm được xây dựng và triển khai thực hiện.

3.2.4. Giải pháp bảo đảm về văn hóa – xã hội trong thực hiện pháp luật về văn hóa cơng vụ

Thứ nhất, tạo nề nếp, văn hóa giao tiếp bình đằng giữa cán bộ cơng chức và nhân dân tại Ủy ban nhân dân phường

Việc xây dựng nề nếp, mơi trường văn hóa giao tiếp bình đẳng giữa cán bộ công chức và nhân dân là rất cần thiết trong q trình thực hiện pháp luật về văn hóa cơng vụ. Bình đẳng đây trên phương diện cả hình thức và nội dung cần phải được thực hiện như sau:

Về hình thức: đó là cách thức giao tiếp giữa cán bộ cơng chức và nhân dân.

Trên thực tế cho thấy, tại tất cả các bộ phận một cửa tiếp công dân trên ủy ban nhân dân các phường giữa cán bộ công chức khi tiếp công dân và công dân đến liên hệ làm việc và giao tiếp được ngăn cách bởi một tấm kính và để hở một ơ trịn ở dưới vừa đủ để đưa một tờ giấy vào. Mỗi khi giao tiếp người dân và cán bộ công chức phải giao tiếp qua tấm kính đó, khiến người dân mỗi khi giao tiếp phải cúi người, khom lưng nói qua ơ trống đó để dễ nghe hơn. Vậy vấn đều đặt ra ở đây là tấm kính ngăn đó để làm gì. Phải chăng cán bộ cơng chức cần tấm kính đó để che chăn bảo vệ mình trước cơng dân. Trong khi tư thế cúi mình để giao tiếp của người dân với cán bộ cơng chức vô cùng phản cảm này phản ảnh cũng như tạo thêm phần mặc

cảm về một chính quyền xa dân, thiếu chuyên nghiệp, thiếu tôn trọng nhân dân gây ảnh hưởng đến văn hóa giao tiếp trong tiếp cơng dân của cán bộ cơng chức. Cịn một số nơi thì có những vách ngăn riêng biệt giữa hai khu vực dành cho cán bộ công chức và công dân. Bên trong khu vực cán bộ cơng chức có điều hịa, đầy đủ trang thiết bị, bên ngồi cơng dân thì khơng. Chưa nói gì đến việc giao tiếp và ứng xử với nhân dân ra sao thì về hình thức, cách thức giao tiếp giữa cán bộ cơng chức và nhân dân đã bất bình đẳng tạo nên một khơng khí nặng nề, một tâm lý giao tiếp không thoải mái. Vậy nên cần tháo bỏ vách ngăn, tấm kính để q trình giao tiếp giữa cán bộ cơng chức và nhân dân tạo tâm lý thối, hình ảnh gần gũi, bình đẳng đến làm việc, giao tiếp. Việc tháo vách ngăn, tâm cứ đó như một hành động tháo bỏ khoảng cách, rào cản tâm lý tạo cảm giác gần gũi hơn bao giờ hết với những lời nói lịch sự, cái bắt tay nồng ấm, câu chào hỏi... là những cái rất giản dị giữa người dân và cán bộ công chức làm công tác tiếp dân khiến cho việc thực hiện pháp luật về văn hóa cơng vụ góp phần được đảm bảo.

Về nội dung: tạo nề nếp, văn hóa giao tiếp bình đằng giữa cán bộ cơng chức và

nhân dân là việc cán bộ công chức làm đúng trách nhiệm bổn phận, thực hiện đúng các quy định của pháp luật, người dân thì thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình bình đẳng trên mọi phương diện. Nếu như cán bộ cơng chức cho rằng mình có quyền, cư xử, giao tiếp thái độ theo cách bề trên việc sử dụng quyền lực, địa vị, tư cách, vị thế trong giao tiếp của cán bộ công chức đối với người dân cách xưng hô quan cách, bề trên và tất yếu sẽ dẫn đến những biểu hiện tiêu cực thể hiện trong thái độ và ngôn ngữ giao tiếp mang vẻ quan liêu, hách dịch, cửa quyền thì khơng thể sự tận tình phục vụ với tinh thần trách nhiệm cao và đương nhiên sự tơn trọng từ phía nhân dân cũng sẽ mất đi. Từ phía nhân dân khơng thể lấy lý lẽ cán bộ công chức hưởng lương từ ngân sách, từ tiền thuế của nhân dân, không cần quan tâm đến quy định pháp luật, đến trình tự thủ tục mà chỉ nhằm phục vụ lợi ích cá nhân cho riêng mình mà hay gây sức ép, bắt buộc cán bộ công chức phải thực hiện. Việc tạo sự bình đẳng giữa cán bộ cơng chức và nhân dân trong q trình giao tiếp là yếu tố vô cùng quan trọng trong việc thực hiện pháp luật về văn hóa cơng vụ.

Như vậy để tạo tạo nề nếp, văn hóa giao tiếp bình đằng giữa cán bộ công chức và nhân dân tại ủy ban nhân dân các phường trên địa bàn quận Hai Bà Trưng thì trước hết chúng ta phải đào tạo đội ngũ cán bộ công chức phải làm gương trước, phải thực sự chấp hành các quy định của pháp luật về văn hóa cơng vụ, phục vụ nhân dân bằng cái tâm, cái đức nhiệt huyết cơng việc hết mình vì nhân dân. Thì khi đó việc được nhân dân tin yêu và tôn trọng chấp hành các quy định về văn hóa giao tiếp ứng xử là tất yếu.

Thứ hai, xây dựng kênh thông tin, cơ chế phản hồi từ phía người dân về hoạt động thực hiện pháp luật về văn hóa cơng vụ của cán bộ công chức tại Ủy ban nhân dân phường

Giải pháp này nhằm mục đích mở rộng hình thức tham gia của người dân vào hoạt động quản lý nhà nước, góp phần quan trọng trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật cũng như đảm bảo việc thực hiện pháp luật về văn hóa cơng vụ tại ủy ban nhân dân phường.

Quá trình thực hiện pháp luật về văn hóa cơng vụ của cán bộ cơng chức có hiệu quả, hay có đúng quy định pháp luật, có xảy ra những hiện tượng tiêu cực hay sai phạm hay không phục thuộc rất nhiều vào sự phản ảnh của quần chúng nhân dân. Vì thế cần chú trọng đến sự tham gia đóng góp ý kiến, tiếp nhận các thông tin phản hồi và đo lường mức độ hài lòng của nhân dân để đạt được mục tiêu phục vụ nhân dân tốt hơn. Thơng qua đó, các hành vi biểu hiện tiêu cực, thiếu văn hóa gây bức xúc, mất niềm tin trong nhân dân được phản ánh một cách dễ dàng, đồng thời lãnh đạo ủy ban nhân dân trên cơ sở đó đánh giá việc thực hiện pháp luật về văn hóa cơng vụ của cán bộ công chức đã tốt hay chưa, hiệu quả chưa, cịn những khó khăn vướng mắc gì từ đó từng bước cải cách, đổi mới, chấn chỉnh văn hóa cơng vụ của cán bộ công chức. Mục tiêu của việc tiếp nhận các phản hồi, đóng góp của người dân về văn hóa cơng vụ của cán bộ công chức tại ủy ban nhân dân phường nhằm nắm bắt yêu cầu, mong muốn của người dân để có biệm pháp cải thiện chất lượng phục vụ, thay đổi văn hóa cơng vụ theo hướng tích cực nhằm nâng cao sự hài lịng và đảm bảo lợi ích chính đáng của người dân. Việc lắng nghe ý kiến đóng góp của nhân dân cũng thể hiện sự cầu thị, trân trọng ý kiến người dân và quyết tâm thực hiện nghiêm túc pháp luật về văn hóa cơng vụ.

Một số giải pháp cụ thể trong việc xây dựng kênh thông tin, cơ chế phản hồi từ phía người dân về hoạt động thực hiện pháp luật về văn hóa cơng vụ của cán bộ công chức tại ủy ban nhân dân phường cần thực hiện như sau:

Một là, tích cực lấy phiếu điều tra, khảo sát đánh giá mức độ hài lòng, việc

thực hiện pháp luật về văn hóa cơng vụ của cán bộ cơng chức tại bộ phận một cửa, bộ phận tiếp dân.

Hai là, triển khai có hiệu quả máy đánh giá mức độ hài lịng, phục vụ của cán

bộ cơng chức tại bộ phận một cửa làm cơ sở đánh giá xếp loại cán bộ công chức hàng tháng.

Ba là, hành vi, thái độ ứng xử của cán bộ công chức với nhân dân có thể được

phản ánh qua hình thức hịm thư góp ý được đặt tại phịng tiếp dân hoặc bộ phận tiếp nhận trả kết quả hoặc qua hòm thư điện tử phường. Giải quyết kịp thời, nhanh chóng khắc phục nếu có thư góp ý.

Bốn là, thiết lập và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng số điện

thoại, đường dây nóng, địa chỉ email của lãnh đạo ủy ban nhân dân để tiếp thu ý kiến đóng góp của nhân dân với việc thực hiện pháp luật về văn hóa cơng vụ của cán bộ cơng chức.

Năm là, giải quyết khắc phục các tình trạng khiếu nại, góp ý mà không được

phản hồi, thời gian trả lời quá lâu từ phía cơ quan nhà nước. Tránh việc hình thành các kênh thơng tin, phản hồi mang tính phong trào, hình thức tạo nên tâm lý “con kiến kiện củ khoai” trong nhân dân, tạo thái độ chán nản và gây mất lịng tin của nhân dân vào chính quyền.

Thứ ba, tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về văn hóa cơng vụ cho cán bộ cơng chức và nhân dân

Hệ thống pháp luật về văn hóa cơng vụ dù có hồn thiện đến đâu mà cơng tác tổ chức thực hiện pháp luật khơng được triển khai có hiệu quả thì đó cũng chỉ là một hệ thống pháp luật trên giấy tờ. Trong tổ chức thực hiện pháp luật thì tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật là một yếu tố quan trọng, là công cụ để thực hiện đưa pháp luật vào đời sống xã hội là phương tiện giúp cho các quy phạm pháp

luật trở thành hành vi thực tiễn của các chủ thể tham gia và quan hệ pháp luật. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Cán bộ, cơng chức chính là những người trực tiếp đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để ban hành chính sách cho đúng” [32, tr.267]

Chú trọng đến công tác phổ biến giáo dục pháp luật về văn hóa cơng vụ cho cán bộ cơng chức và nhân dân nhằm nâng cao ý thức pháp luật, hiểu biết pháp luật để việc thực hiện pháp luật về văn hóa cơng vụ đạt hiệu quả cao nhất. Bởi lẽ, nó góp phần xây dựng được một Chính phủ, một Nhà nước kiến tạo. Muốn có một xã hội văn minh thì trước tiên chúng ta cần có đội ngũ những người cán bộ cơng chức văn minh, ứng xử đúng theo những chuẩn mực đề ra.

Để nâng cao công tác tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm đảm bảo việc thực hiện pháp luật về văn hóa cơng vụ cần tập trung thực hiện tốt những nhiệm vụ sau:

Một là, xây dựng đội ngũ báo cáo viên và tuyên truyền viên pháp luật. Các

cấp, các ngành có thẩm quyền cần quan tâm hơn nữa đến cơng tác kiện tồn đội ngũ

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về văn hóa công vụ tại ủy ban nhân dân phường trên địa bàn quận hai bà trưng, thành phố hà nội (Trang 84 - 119)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w