Các yếu tố bảo đảm thực hiện pháp luật về văn hóa cơng vụ

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về văn hóa công vụ tại ủy ban nhân dân phường trên địa bàn quận hai bà trưng, thành phố hà nội (Trang 39)

7. Kết cấu của luận văn

1.3. Các yếu tố bảo đảm thực hiện pháp luật về văn hóa cơng vụ

1.3.1. Yếu tố bảo đảm về chính trị

Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với chế độ một đảng lãnh đạo, cầm quyền là Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhà nước thể chế hóa cương lĩnh chính trị,

các quan điểm, đường lối chính sách của đảng vì vậy sự đảm bảo về mặt chính trị được thể hiện ở vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của đảng trong hoạt động của bộ máy nhà nước. Nhằm thể chế hoá chủ trương, đường lối của Đảng về cán bộ công chức, công vụ, Quốc hội đã thông qua Luật Cán bộ công chức năm 2008 và mới đây là Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ công chức, Luật Viên chức năm 2020. Nhận thức trách nhiệm của các tổ chức đảng, chính quyền, đồn thể, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức về công tác này từng bước được nâng lên. Việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ công của cán bộ công chức được thực hiện nghiêm túc, bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của cơng dân, góp phần giữ vững, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Trong giới hạn nghiên cứu, đảm bảo về chính trị đối với thực hiện pháp luật về văn hóa cơng vụ là thực hiện nghiêm túc các chủ trương chính sách của Đảng về văn hóa cơng vụ. Thơng qua thực hiện văn hóa cơng vụ, Nhà nước và các cơ quan, tổ chức xây dựng môi trường văn hóa chuẩn mực, giúp các cơ quan nhà nước tiếp nhận được các phản ánh, kiến nghị của nhân dân liên quan đến việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật để có các biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời.

1.3.2. Yếu tố bảo đảm về pháp lý

Nhà nước pháp quyền là nhà nước có bản chất tốt đẹp mà ở đó những giá trị cao quý của con người được thừa nhận, bảo vệ. Với những ưu việt của nhà nước pháp quyền, chúng ta khẳng định xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là con đường phát triển tất yếu phù hợp xu thế chung của thời đại, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của nhân dân, đảm bảo thực hiện mục tiêu mà chúng ta đang hướng tới.

Bảo đảm về mặt pháp lý đó chính là sự hồn thiện của hệ thống pháp luật về văn hóa cơng vụ. Trong thời gian qua, hệ thống pháp luật về văn hóa cơng vụ đã được nhà nước ngày một hoàn thiện. Cùng với sự ra đời Luật Cán bộ công chức năm 2008 và mới đây là Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ công chức, Luật Viên chức năm 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành, các văn bản dưới luật, các quy chế, bộ quy tắc ứng xử của Luật Cán bộ công chức tạo ra cơ sở pháp lý ngày càng hồn thiện hơn trong q trình thực thi cơng vụ, góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Đánh giá mức độ hoàn thiện của một hệ thống pháp luật chúng ta căn cứ vào tính tồn diện, tính đồng bộ, tính phù hợp và trình độ kỹ thuật pháp lý của hệ thống pháp luật về văn hóa cơng vụ. Nghĩa là chất lượng các văn bản quy phạm pháp luật về văn hóa cơng vụ phải phù hợp với thực tiễn, đảm bảo tính khả thi, có tính ổn định tương đối khơng chồng chéo, với chất lượng, kỹ thuật lập pháp cao và ngôn ngữ, văn phong diễn đạt rõ ràng dễ hiểu.

Tính tồn diện: là yếu tố xét mức độ hồn thiện hệ thống pháp luật về văn hóa

cơng vụ. Nghĩa là các văn bản quy phạm pháp luật về văn hóa cơng vụ phải đầy đủ, đa dạng về số lượng và chất lượng, kịp thời giải quyết được các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn.

Tính đồng bộ: đó là sự đồng bộ giữa các văn bản quy pham pháp luật về văn

hóa cơng vụ với nhau; khơng mâu thuẫn, không trùng lặp, chồng chéo với nhau, phải thống nhất về mặt nội dung và hình thức theo quy chuẩn, cần có một văn bản quy phạm pháp luật mang tính pháp điển.

Tính phù hợp: thể hiện sự tương quan giữa trình độ của hệ thống pháp luật với

trình độ phát triển kinh tế xã hội. Hệ thống pháp luật phải phản ánh đúng trình độ phát triển của kinh tế xã hội, nó khơng thể cao hơn hoặc thấp hơn trình độ phát triển đó. Tức là cần phải xác định các văn bản lỗi thời, lạc hậu để sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế; các vấn đề thực tiễn nào trong thực hiện pháp luật về văn hóa cơng vụ thì cần phải xây dựng và ban hành đảm bảo phù hợp với thực tiễn đất nước.

1.3.3. Yếu tố bảo đảm về kinh tế

Yếu tố kinh tế hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tổng thể các điều kiện, hoàn cảnh về kinh tế xã hội, hệ thống chính sách kinh tế, chính sách xã hội và việc triển khai thực hiện, áp dụng chúng trong lĩnh vực xã hội. Điều kiện kinh tế năng động, bền vững sẽ là điều kiện thuận lợi cho hoạt động thực hiện pháp luật, tác động tích cực tới việc nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức pháp luật của tầng lớp xã hội. Ngược lại, nền kinh tế xã hội chậm phát triển, kém năng động và kém hiệu quả sẽ có thể ảnh hưởng tiêu cực tới việc thực hiện pháp luật của các chủ thể pháp luật.

Kinh tế là yếu tố quan trọng tác động đến ý thức pháp luật và trách nhiệm của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật về văn hóa cơng vụ. Vì vậy muốn thực hiện pháp luật về văn hóa cơng vụ đạt hiệu quả và mục tiêu mong muốn cần phải có yếu tố đảm bảo về kinh tế.

Để tác động hiệu quả ý thức pháp luật và phát huy vai trò trách nhiệm của các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật văn hóa cơng vụ, chúng ta cần đảm bảo điều kiện về kinh tế như cơ sở vật chất, điều kiện, môi trường thuận lợi trong thực thi cơng vụ; quyền, lợi ích vật chất, chế độ chính sách đãi ngộ về tiền lương, thu nhập, khen thưởng đối với cán bộ cơng chức… Trong đó tiền lương của cán bộ công chức là một trong những nguyên nhân gây nên hiệu suất thấp trong hoạt động cơng vụ, thậm chí dẫn đến tham ơ, tham nhũng. Vì vậy, khơng để đời sống của cán bộ công chức không đáp ứng đủ điều kiện cuộc sống dẫn đến các hành vi tiêu cực, hình ảnh xấu hoặc khơng đủ điều kiện cơ sở vật làm việc trong quá trình tiếp dân dẫn đến bức xúc khó chịu khiến có những hành vi, ứng xử lời nói khơng chuẩn mực với cơng dân.

Để hoạt động triển khai đưa pháp luật về văn hóa cơng vụ trở thành hành vi thực tế của các chủ thể ngoài việc sử dụng nguồn tài chính cho việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục ý thức pháp luật, cịn cần có nguồn tài chính để tạo động lực, khuyến khích các chủ thể thực hiện nghiêm pháp luật về văn hóa cơng vụ tạo mơi trường làm việc tốt, điều kiện, phương tiện làm việc chế độ, chính sách đãi ngộ cho cán bộ công chức trong thực thi công vụ.

1.3.4. Yếu tố bảo đảm về văn hóa – xã hội

Các yếu tố văn hóa - đời sống bao giờ cũng thuộc về một mơi trường văn hóa xã hội nhất định gắn liền với một phạm vi không gian xã hội nhất định, nơi các cá nhân và cộng đồng người tổ chức các hoạt động sống, sinh hoạt, cùng nhau tạo dựng, thừa nhận và chia sẻ các giá trị văn hóa, lối sống, phong tục tập quán, lễ nghi. Môi trường làm việc rất quan trọng và có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ đến thực hiện pháp luật về văn hóa cơng vụ của cán bộ công chức, tác động trực tiếp lên ý thức và hành vi của họ. Tức là cán bộ công chức làm việc trong một mơi trường cơng sở có

truyền thống văn hóa ln có thái độ đứng mực trong giao tiếp ứng xử, tôn trọng công dân, lắng nghe, tiếp thu ý kiến của cơng dân thì cán bộ cơng chức đó có ý thức pháp luật và trách nhiệm cao hơn so với cán bộ công chức làm việc trong môi trường đầy những hành vi tiêu cực. Khi cán bộ cơng chức làm việc trong mơi trường mà văn hóa cơng vụ có tính chuẩn mực thì buộc cán bộ cơng chức đó phải có ý thức và cách ứng xử sao cho phù hợp với văn hóa đó. Nếu khơng thay đổi để thích nghi với mơi trường văn hóa đó thì cán bộ cơng chức đó sẽ thấy lạc lõng và dần dần bị cô lập, đào thải nếu vi phạm các chuẩn mực của văn hóa cơng vụ.

Dư luận xã hội có tác động mạnh mẽ đến hoạt động thực hiện pháp luật về văn hóa cơng vụ. Dư luận xã hội gắn liền với ý chí cộng đồng của nhóm xã hội mà nó tác động mạnh mẽ đến suy nghĩ và hành động của cán bộ công chức thực hiện nhiệm vụ công. Trong một chừng mực nhất định cán bộ cơng chức có thể né tránh hay che đậy tránh các chế tài xử lý của pháp luật để thực hiện những hành vi, thái độ ứng xử, ngôn ngữ giao tiếp sai trái, thiếu tôn trọng công dân nhưng họ lại không thể né tranh hay phê phán lên án của dư luận xã hội - một thứ bất thành văn. Trong điều kiện xã hội có nền dân chủ rộng rãi, dư luận xã hội được coi là phương tiện kiểm tra xã hội đối với ý thức pháp luật và hành vi pháp luật của cán bộ công chức. Chỉ cần một vụ việc, hành vi dưới chuẩn của cán bộ công chức được đưa lên phương tiện truyền thơng hay mạng xã hội thì niềm tin của người dân đối với một hình ảnh của người cán bộ cơng chức sẽ bị sói mịn nghiêm trọng trong mắt nhân dân. Dưới áp lực của dư luận xã hội, mỗi cán bộ công chức luôn phải xem xét, suy nghĩ, kiểm định trước khi thực hiện một hành vi pháp luật nào đó. Những câu hỏi phải được đặt ra về cái đúng, cái sai, nên hay khơng nên… Nhờ đó, ý thức tơn trọng, tuân thủ pháp luật pháp luật về văn hóa cơng vụ được đảm bảo.

1.3.5. Yếu tố bảo đảm về nguồn nhân lực

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi pháp luật về văn hóa cơng vụ đó chính là chủ thể trong thực hiện pháp luật về văn hóa cơng vụ. Nói một cách cụ thể đó là trình độ nhận thức và ý thức của cán bộ công chức thực hiện nhiệm vụ công. cán bộ cơng chức là lực lượng chủ yếu có nhiệm vụ tổ chức thực hiện pháp

luật về văn hóa cơng vụ, đảm bảo việc đưa pháp luật vào cuộc sống. Nếu cán bộ cơng chức hiểu biết pháp luật tốt, có ý thức tơn trọng và bảo vệ pháp luật thì hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội sẽ đạt hiệu quả cao. Ngược lại, nếu cán bộ cơng chức ý thức pháp luật kém thì sẽ có hành vi vi phạm pháp luật về văn hóa cơng vụ. Ý thức pháp luật là sự phản ánh một cách tích cực và sáng tạo đời sống xã hội mà trực tiếp là đời sống pháp luật, thông qua ý thức pháp luật giúp con người tự điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với pháp luật.

Ý thức pháp luật của cán bộ công chức thực hiện nhiệm vụ công quyết định

việc thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm trong quan hệ pháp luật về văn hóa cơng vụ chưa đầy đủ thì hành vi, thái độ ứng xử, ngơn ngữ giao tiếp vơ lễ, thiếu tơn trọng cơng dân cịn xảy ra nhiều hơn và mức độ nghiêm trọng hơn. Do vậy, dù pháp luật về văn hóa cơng vụ xây dựng hồn chỉnh và đầy đủ đến đâu đi nữa chăng nữa cũng sẽ không được thực hiện nghiêm chỉnh nếu ý thức pháp luật của cán bộ công chức trong thực thi cơng vụ cịn yếu kém hay chây ỳ cố tình nhận thức sai lệnh. Như vậy có thể thấy hiểu biết pháp luật nên thực hiện pháp luật, thiếu hiểu biết pháp luật nên khơng thực hiện pháp luật.

Vì vậy, ý thức pháp luật của cán bộ công chức là yếu tố vô cùng quan trọng trong việc thực hiện pháp luật về văn hóa cơng vụ, cần phải đẩy mạnh cơng tác giáo dục pháp luật, tuyên truyền, phổ biến nâng cao ý thức pháp luật cho cán bộ công chức trong thực thi cơng vụ góp phần hạn chế các hành vi, thái độ ứng xử, tác phòng thiếu chuẩn mực vi phạm pháp luật về văn hố cơng vụ.

Tiểu kết Chƣơng 1

Chương 1 giải quyết nhiệm vụ hệ thống hóa những vấn đề lý luận của thực hiện pháp luật về văn hóa cơng vụ. Với khái niệm, vai trò, nội dung, các yếu tố bảo đảm việc thực hiện pháp luật về văn hóa cơng vụ mà chương 1 đã nêu ra, giúp cho quá trình nghiên cứu có cơ sở khoa học để triển khai các hoạt động khảo sát, đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về văn hóa cơng vụ tại Ủy ban nhân dân phường trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ VĂN HĨA CƠNG VỤ TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN PHƢỜNGTRÊN ĐỊA BÀN QUẬN

HAI BÀ TRƢNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY

2.1. Những yếu tố ảnh hƣởng đến thực hiện pháp luật về văn hóa cơng vụ tại Ủy ban nhân dân phƣờng trên địa bàn quận Hai Bà Trƣng, thành phố Hà Nội hiện nay

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Quận Hai Bà Trưng nằm ở phía Đơng Nam nội thành Hà Nội, là địa bàn có vinh dự được mang tên hai vị Nữ anh hùng đầu tiên trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc: Hai Bà Trưng Trắc và Trưng Nhị.

Lịch sử hình thành:

Trước đây, vùng đất Hai Bà Trưng thuộc các tổng Hậu Nghiêm (sau đổi là Thanh Nhàn), Tả Nghiêm (sau đổi là Kim Liên), Tiền Nghiêm (sau đổi là Vĩnh Xương) thuộc huyện Thọ Xương cũ; một số xã của huyện Thanh Trì, thuộc trấn Sơn Nam Thượng.

Từ năm 1954-1961, vùng đất Hai Bà Trưng gồm các khu phố mang tên Bạch Mai, Hai Bà, Hàng Cỏ và một phần đất thuộc quận VI ngoại thành Hà Nội.

Từ năm 1961-1981, gọi là khu Hai Bà (sau gọi là khu Hai Bà Trưng).

Tháng 6/1981, khu Hai Bà Trưng chính thức gọi là quận Hai Bà Trưng gồm 22 phường: Nguyễn Du, Lê Đại Hành, Bùi Thị Xn, Phố Huế, Ngơ Thì Nhậm, Phạm Đình Hổ, Đồng Nhân, Đống Mác, Bạch Đằng, Thanh Lương, Thanh Nhàn, Cầu Dền, Bách Khoa, Quỳnh Lôi, Bạch Mai, Quỳnh Mai, Vĩnh Tuy, Minh Khai, Trương Định, Đồng Tâm, Giáp Bát, Tương Mai.

Ngày 2/6/1982, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 173-HĐBT, thành lập phường Mai Động thuộc quận Hai Bà Trưng trên cơ sở điều chỉnh diện tích và nhân khẩu của thơn Mai Động và xóm Mơ Táo của xã Hồng Văn Thụ thuộc huyện Thanh Trì. Sau khi điều chỉnh, quận Hai Bà Trưng có 23 phường.

Ngày 14/3/1984, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 42-HĐBT, thành lập thêm phường Tân Mai trên cơ sở tách từ phường Giáp Bát. Sau khi điều chỉnh, quận Hai Bà Trưng có 24 phường.

Tháng 10/1990, xã Hồng Văn Thụ thuộc huyện Thanh Trì được sáp nhập vào quận Hai Bà Trưng và đổi thành phường Hoàng Văn Thụ. Sau khi điều chỉnh, quận Hai Bà Trưng có 25 phường.

Ngày 06/11/2003, Chính phủ ra Nghị định số 132/2003/NĐ-CP, điều chỉnh tồn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các phường Mai Động, Tương Mai, Tân Mai, Giáp Bát, Hoàng Văn Thụ (quận Hai Bà Trưng) về thuộc Quận Hoàng Mai quản lý. Sau khi điều chỉnh, quận Hai Bà Trưng còn 20 phường gồm: Nguyễn Du, Lê Đại Hành, Bùi Thị Xn, Phố Huế, Ngơ Thì Nhậm, Phạm Đình Hổ, Đồng Nhân, Đống Mác, Bạch Đằng, Thanh Lương, Thanh Nhàn, Cầu Dền, Bách Khoa, Quỳnh Lôi, Bạch Mai, Quỳnh Mai, Vĩnh Tuy, Minh Khai, Trương Định, Đồng Tâm.

Ngày 01/3/2020, sáp nhập phường Bùi Thị Xuân và một phần diện tích và dân số của phường Ngơ Thì Nhậm vào phường Nguyễn Du; sáp nhập phần còn lại của

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về văn hóa công vụ tại ủy ban nhân dân phường trên địa bàn quận hai bà trưng, thành phố hà nội (Trang 39)