Sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác văn thư tại ủy ban nhân dân phường trên địa bàn quận đống đa, thành phố hà nội (Trang 57 - 59)

7. Bố cục luận văn

1.4.1. Sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương

Trước sự ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư phát triển rộng khắp, ảnh hưởng đến hầu hết các lĩnh vực trên toàn thế giới. Sự phát triển

khoa học công nghệ trở thành yếu tố then chốt quan trọng của lực lượng sản xuất hiện đại, quyết định đến sự tăng trưởng của nền kinh tế thế giới.

Nhìn nhận thấy tầm ảnh hưởng lớn của khoa học công nghệ với mọi mặt đời sống như vậy, Đảng và Nhà nước ta ln quan tâm đến vai trị của khoa học công nghệ, cùng với giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng động lực phát triển kinh tế, xã hội đất nước. Đảng và Nhà nước cho rằng sự phát triển khoa học công nghệ, mà nhấn mạnh đến việc ứng dụng công nghệ thông tin cho mọi lĩnh vực quản lý của nhà nước và đổi mới sáng tạo là một trong các đột phá ảnh hưởng đến hiệu quả của nền hành chính.

Cơng tác quản lý nhà nước về CNTT từng bước được đổi mới, hành lang pháp lý trong lĩnh vực CNTT, ứng dụng CNTT trong cơng tác văn phịng nói chung và cơng tác văn thư nói riêng được tạo lập tồn diện và đồng bộ hơn, tạo môi trường thuận lợi và cạnh tranh lành mạnh trong nghiên cứu sáng tạo. Đổi mới sáng tạo dần trở thành tư duy mới trong quản lý, điều hành; nhận thức rõ hơn về vai trị trung tâm của cơng tác văn thư trong hệ thống điều hành của cơ quan, tổ chức. Từ đó, dần dần đầu tư, nâng cấp việc ứng dụng CNTT trong công tác văn thư tại mỗi bộ phận, phòng ban trong cơ quan.

Đảng ta đã nhận thức ngày càng rõ hơn vai trị, vị trí của khoa học - cơng nghệ và đổi mới sáng tạo đối với sự phát triển toàn diện đất nước. Văn kiện Đại hội X khẳng định, giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Văn kiện Đại hội XI và Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ

quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã nhấn mạnh khoa

học và cơng nghệ giữ vai trị then chốt trong việc phát triển lực lượng sản xuất hiện đại. Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 01/11/2012, của Hội nghị Trung ương 6 khóa XI tiếp tục khẳng định, phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng nhất để phát

triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Văn kiện Đại hội XII của Đảng (năm 2016) tiếp tục khẳng định những nhận thức đúng đắn về vai trị, vị trí của khoa học - công nghệ đối với sự phát triển đất nước trong giai đoạn mới. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng nêu rõ khoa học và công nghệ từng bước khẳng định vai trò động lực trong phát triển kinh tế - xã hội.

Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg ngày 12/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước, văn bản điện tử đã có đầy đủ giá trị pháp lý và hiệu lực thi hành, trở thành phương tiện giao tiếp, trao đổi thông tin, truyền đạt mệnh lệnh chính yếu giữa các cơ quan, tổ chức.

Đề án “Lưu trữ tài liệu điện tử của các cơ quan nhà nước giai đoạn 2020 - 2025” đã được phê duyệt. Nhìn chung, các văn bản trên thấy được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với cơng tác văn phịng nói chung và cơng tác văn thư nói riêng, tuy nhiên vẫn chưa có văn bản cụ thể quy định mới với các công nghệ (nhất là công nghệ thông tin) thời cách mạng cơng nghiệp 4.0.

Thể chế hố các chủ trương của Đảng về khoa học công nghệ, trong những năm qua, Nhà nước ta đã ban hành nhiều luật, cơ chế, chính sách về khoa học công nghệ và các vấn đề liên quan như luật khoa học công nghệ, quyết định của từng ngành, lĩnh vực liên quan đến CNTT. Đối với việc ứng dụng CNTT trong cơng tác văn thư, chính quyền địa phương dựa trên chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước để ban hành văn bản cụ thể hoá cho cơ quan, tổ chức thực hiện, ban hành ra các kế hoạch chi tiết từng lĩnh vực làm cơ sở pháp lý để cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ của mình.

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác văn thư tại ủy ban nhân dân phường trên địa bàn quận đống đa, thành phố hà nội (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(149 trang)
w