bài học rút ra đối với huyện Đắk Mil trong tuyển dụng công chức cấp xã.
1.4.1. Kinh nghiệm tuyển dụng công chức cấp xã tại một số địa phương.
1.4.1.1 Kinh nghiệm tuyển dụng công chức cấp xã của tỉnh Bắc Giang
Đối với tỉnh Bắc Giang, việc tuyển dụng công chức cấp xã hiện nay được thực hiện theo quy định tổ chức tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh được UBND tỉnh ban hành tại Quyết định số 370/2013/QĐ-UBND ngày 30/7/2013. Quy định về tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn của tỉnh Bắc Giang quy định rõ thẩm quyển trong tổ chức tuyển dụng đối với Chủ tịch UBND cấp xã, Chủ tịch UBND cấp huyện và Sở Nội vụ. Theo đó, thẩm quyền của các cấp được quy định như sau: (1) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã: Hàng năm rà sốt số biên chế cơng chức cấp xã được giao, biên chế đang sử dụng, số công chức đến tuổi nghỉ hưu và lập kế hoạch nhu cầu tuyển dụng, báo cáo Chủ
tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố (sau đây gọi chung là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện); Khi người trúng tuyển đến nhận việc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm phân cơng, bố trí cơng việc theo đúng chức danh trúng tuyển; (2) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện: Báo cáo Sở Nội vụ về số lượng, cơ cấu công chức cấp xã cần tuyển hàng năm; Quyết định thành lập Hội đồng thi tuyển; Đề nghị Sở Nội vụ thẩm định các nội dung quy định; Quyết định tuyển dụng công chức đối với người trúng tuyển sau khi có văn bản thẩm định của Sở Nội vụ; Lưu trữ tài liệu có liên quan đến cơng tác tuyển dụng cơng chức cấp xã theo quy định (tại Phịng Nội vụ); (3) Sở Nội vụ: Thẩm định Kế hoạch tuyển dụng công chức cấp xã của Hội đồng thi tuyển; Thẩm định kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển công chức cấp xã; Thẩm định đề nghị tiếp nhận vào công chức cấp xã không qua thi tuyển; Giám sát, kiểm tra, thanh tra công tác tuyển dụng công chức cấp xã.
Như vậy, theo quy định của tỉnh Bắc Giang, việc tuyển dụng công chức cấp xã tại tỉnh được phân cấp cho cấp huyện trực tiếp tổ chức thực hiện đảm bảo thực hiện theo đúng quy định chung của tỉnh. Đồng thời, cấp xã thực hiện rà sốt số biên chế cơng chức cấp xã được giao, biên chế đang sử dụng, số công chức đến tuổi nghỉ hưu và lập kế hoạch nhu cầu tuyển dụng.
Ưu điểm: Quá trình tuyển dụng của tỉnh Bắc Giang được thực hiện theo quy trình, nghiêm ngặt, mang tính khoa học cao, có sự sàng lọc kỹ hồ sơ cũng như chất lượng trước khi được tuyển chọn. Quy trình tuyển dụng mang tính dân chủ, khách quan đảm bảo tính cơng bằng, hợp pháp và minh bạch đem lại một nguồn nhân lực chất lượng, trí tuệ và khả năng làm việc cao nhất để đảm nhận tốt công việc được giao.
Hạn chế: Việc thành lập Hội đồng thi tuyển cấp huyện, đồng thời cấp huyện xây dựng bộ đề thi và lựa chọn đề thi tuyển công chức trên địa bàn tỉnh Bắc Giang chưa chặt chẽ, khó đảm bảo tính khách quan, minh bạch trong q trình tuyển dụng, dễ dẫn đến việc cục bộ, địa phương hoặc cục bộ trong các mối quan hệ [25].
1.4.1.2 Kinh nghiệm tuyển dụng công chức cấp xã của tỉnh Vĩnh Phúc
Tuyển dụng công chức cấp xã tại tỉnh Vĩnh Phúc được thực hiện theo quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 01/2013/QĐ-UBND ngày 25/01/2013 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc ban hành quy chế tuyển dụng công chức xã, phường,
thị trấn. Tại quy chế ban hành kèm theo quyết định quy định rõ UBND cấp huyện: (1) Xây dựng dự thảo kế hoạch, chỉ tiêu, cơ cấu tuyển dụng công chức cấp xã đề nghị Sở Nội vụ thẩm định; (2) Ban hành kế hoạch chính thức sau khi có văn bản đồng ý của Sở Nội vụ; (3) Thông báo kế hoạch, chỉ tiêu, cơ cấu tuyển dụng công chức cấp xã; tổ chức thu hồ sơ, phí dự tuyển theo quy định; (4) Căn cứ số lượng thí sinh dự tuyển theo từng chức danh, có văn bản đề nghị Sở Nội vụ cung cấp đề thi và đáp án bài thi; (5) Chậm nhất 10 ngày trước ngày tổ chức thi tuyển, Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định thành lập Hội đồng tuyển dụng công chức cấp xã; (6) Đề nghị Sở Nội vụ thẩm định, công nhận kết quả tuyển dụng; (7) Quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm công chức cấp xã theo quy định thi, Ban chấm thi được thành lập tại các Hội đồng tuyển dụng của UBND các huyện, thành, thị; (8) Thẩm định, công nhận kết quả tuyển dụng công chức cấp xã theo đề nghị của UBND cấp huyện. Thời hạn thẩm định đối với mỗi đơn vị cấp huyện là 10 ngày làm việc.
Tại quy chế này tỉnh Vĩnh Phúc ban hành đã quy định rõ các thành phần hồ sơ và Sở Nội vụ phát hành hồ sơ để đảm bảo tính thống nhất trong tồn tỉnh. Hội đồng tuyển dụng công chức cấp xã đều có sự tham gia của cơng chức Sở Nội vụ sẽ đảm bảo tính khách quan, cơng bằng hơn trong q trình tuyển dụng [26].
Ưu điểm: Cơng tác tuyển dụng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc ngày càng được hoàn thiện và tiến hành theo đúng tiến độ chung của toàn Tỉnh; tuyển dụng căn cứ theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo tính kịp thời, nhanh chóng và chính xác. Việc Sở Nội vụ tỉnh Vĩnh Phúc phát hành hồ sơ đã đảm bảo tính thống nhất về thành phần hồ sơ trong tồn tỉnh.
Hạn chế: Việc tuyển dụng cơng chức trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nếu tiến hành đồng thời tại các đơn vị cấp huyện, gây khó khăn cho Sở Nội vụ trong việc bố trí cơng chức tham gia thành viên Hội đồng. Đồng thời, việc thu hút người đăng ký tham gia dự tuyển tại các địa phương sẽ gây áp lực lớn đến đơn vị tuyển dụng vì những địa phương nào có điều kiện kinh tế xã hội phát triển, mơi trường làm việc tốt, chính sách
thu hút, ưu đãi đối với cơng chức tốt...thì sẽ thu hút nhiều người đăng ký dự tuyển và ngược lại các đơn vị có điều kiện khó khăn sẽ khó thu hút được người đăng ký dự
tuyển, gây lãng phí trong cơng tác tuyển dụng, đơn vị tuyển dụng không tuyển được người vào làm việc theo nhu cầu.
1.4.1.3 Kinh nghiệm tuyển dụng công chức cấp xã tại tỉnh Sơn La
Việc tuyển dụng công chức cấp xã tại tỉnh Sơn La được thực hiện theo Quyết định số 28/2020/QĐ-UBND ngày 02/7/2020 của UBND tỉnh Sơn La về việc ban hành Quy chế tổ chức tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Sơn La. Theo đó, UBND cấp huyện có trách nhiệm: Căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế
- xã hội, nhu cầu của địa phương và định hướng phát triển nguồn nhân lực của tỉnh để xây dựng Kế hoạch tuyển dụng công chức cấp xã trên địa bàn. Trong Kế hoạch tuyển dụng của huyện phải dành chỉ tiêu nhất định để tuyển dụng riêng đối tượng cử tuyển có trình độ, chun ngành phù hợp với nhu cầu của đợt tuyển dụng công chức cấp
xã (nếu trên địa bàn huyện có đối tượng cử tuyển phù hợp). Tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch tuyển dụng công chức cấp xã sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Sở Nội vụ; Căn cứ số lượng người đăng ký dự tuyển, quyết định việc thành lập Hội đồng tuyển dụng công chức cấp xã. Trường hợp không thành lập Hội đồng tuyển dụng thì Phịng Nội vụ cấp huyện báo cáo Sở Nội vụ, sau khi có ý kiến thống nhất của Sở Nội vụ, Phòng Nội vụ cấp huyện giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện việc tuyển dụng công chức cấp xã. Khi tổ chức tuyển dụng công chức cấp xã vẫn phải thành lập các Ban giúp việc theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 34/2019/NĐ-CP. Quyết định tiếp nhận công chức không qua thi tuyển, xét tuyển.
Đồng thời, trong quy chế cũng quy định rõ trách nhiệm của Sở Nội vụ trong công tác tuyển dụng: Cho ý kiến thống nhất bằng văn bản về Kế hoạch tuyển dụng công chức cấp xã của Chủ tịch UBND cấp huyện; Giám sát, kiểm tra, thanh tra công tác tuyển dụng công chức cấp xã [29].
Ưu điểm: Như vậy, chúng ta có thể thấy, việc tuyển dụng công chức cấp xã tại tỉnh Sơn La được thực hiện theo quy định hiện hành, việc Sở Nội vụ Cho ý kiến thống nhất bằng văn bản về Kế hoạch tuyển dụng công chức cấp xã của Chủ tịch UBND cấp huyện là đảm bảo tính chặt chẽ, pháp lý, đồng thời khi tổ chức tuyển dụng có sự giám sát, kiểm tra của Sở Nội vụ giúp cho việc tuyển dụng được khách quan, chống tiêu cực trong thi
tuyển. Đội ngũ chuyên môn thực hiện công tác tuyển dụng của tỉnh Sơn La có trình độ và kinh nghiệm lâu năm đã đem lại cho tổ chức một đội ngũ chất lượng. Hội đồng tuyển dụng được tổ chức một cách chuyên nghiệp, tuyển chọn khách quan và khoa học.
Hạn chế: Thời gian thi tuyển công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Sơn La chưa cố định hằng năm do đó khó thu hút được nhiều thành phần dự tuyển, đặc biệt là những sinh viên mới tốt nghiệp ra trường. Ngoài ra, việc thực hiện các chính sách và chế độ đãi ngộ nhân tài chưa thực sự được quan tâm nên việc thu hút nhân tài chưa thật sự đạt hiệu quả cao. Việc để Phòng Nội vụ cấp huyện giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện việc tuyển dụng công chức cấp xã sẽ không tạo được sự khách quan trong tuyển dụng.
1.4.1.4 Kinh nghiệm tuyển dụng công chức cấp xã tại tỉnh Quảng Nam
Theo Thông báo 39/TB-UBND ngày 18/02/2020 của UBND tỉnh Quảng Nam về Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh tại cuộc họp nghe báo cáo các nội dung về thi tuyển cơng chức, bố trí Cơng an xã chính quy, sáp nhập xã trên địa bàn tỉnh, thực hiện Nghị định số 34/2019/NĐ-CP của Chính phủ và một số nội dung liên quan đến công tác nội vụ.
UBND tỉnh Quảng Nam đã giao trách nhiệm cho các Sở, Ngành, địa phương căn cứ quy định hiện hành có trách nhiệm thơng báo cho người dự thi, đồng thời lập các thủ tục chấm dứt hợp đồng thực hiện nhiệm vụ chuyên môn trong các cơ quan hành chính nếu người dự thi khơng đậu theo đúng quy định pháp luật lao động hiện hành (có thể sau ngày 31/3/2020). Giao Sở Nội vụ thơng báo thời gian tiến hành tổ chức thi tuyển công chức năm 2020 để các Sở, ngành, địa phương biết và lập thủ tục cho thôi hợp đồng đối với người lao động theo đúng quy định. Giao Sở Nội vụ căn cứ ý kiến chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Nội vụ tại Công văn số 60/BNV-CCVC ngày 13/02/2020 và các văn bản khác (nếu có), khẩn trương xây dựng Kế hoạch, tham mưu UBND tỉnh tổ chức thi tuyển. Trường hợp thi lần đầu chưa hết chỉ tiêu tiếp tục tham mưu thực hiện thi tuyển trong năm 2020 nhằm đảm bảo tuyển dụng đủ số biên chế hiện tại còn lại chưa sử dụng; đồng thời sớm tham mưu Kế hoạch thi tuyển Viên chức theo chủ trương UBND tỉnh đã thống nhất. Sở Nội vụ chịu trách nhiệm hướng dẫn
làm Bản cam kết đối với các thí sinh dự thi, chuyển cho các ngành và địa phương, nêu rõ nếu không thi đậu sẽ tự nguyện chấm dứt hợp đồng, khơng khiếu nại, trình tự, thủ tục thực hiện chấm dứt hợp đồng theo đúng quy định.
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố căn cứ quy định tại Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24/4/2019 của Chính phủ, Thơng tư số 13/2019/TT-BNV ngày 06/11/2019 của Bộ Nội vụ, Quyết định số 03/2020/QĐ-UBND ngày 05/6/2020 quy chế tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn tỉnh Quảng Nam và các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh có liên quan để triển khai thực hiện, đảm bảo đúng quy định. Trong q trình bố trí, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, các địa phương cần quan tâm thực hiện các nội dung: Tiếp tục rà sốt lại số lượng cán bộ, cơng chức cấp xã để bố trí, sắp xếp theo quy định tại Nghị định 34/2019/NĐ-CP, đảm bảo kết thúc trước ngày 31/3/2020 (theo chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn số 98/UBND-NC ngày 08/01/2020); Đối với các trường hợp điều động cán bộ, công chức cấp xã sang chức danh cán bộ, công chức cấp xã trong cùng một đơn vị hoặc điều động cán bộ, công chức cấp xã này sang cấp xã khác còn biên chế, yêu cầu UBND các huyện theo phân cấp quản lý cán bộ, công chức hiện hành, thực hiện việc điều động theo quy định (dứt điểm trong tháng 02/2020). Đối với các trường hợp xét chuyển thành công chức, viên chức cấp huyện, đề nghị UBND các huyện khẩn trương lập hồ sơ, thủ tục, rà soát điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định để trình cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết (dứt điểm trong tháng 3/2020). Sau thời gian này, địa phương nào khơng thực hiện thì địa phương đó có trách nhiệm giải quyết đầu ra đối với các trường hợp này. Ngoài việc giải quyết theo các phương án nêu trên, số cán bộ cơng chức cấp xã dơi dư cịn lại nhưng có đủ điều kiện để giải quyết nghỉ hưu đúng tuổi, nghỉ hưu trước tuổi và nghỉ thôi việc 01 lần theo các Nghị định số: 108/2014/NĐ-CP, 113/2018/NĐ-CP, 26/2015/NĐ-CP của Chính phủ trong thời gian từ nay đến hết tháng 3/2020 thì giao các huyện có trách nhiệm lập thủ tục giải quyết theo đúng quy định hiện hành. Đối với những trường hợp này, thời gian giải quyết dứt điểm trước tháng 4/2020. Những trường hợp thuộc diện nghỉ như đã nêu trên nhưng có thời gian đủ điều kiện nghỉ sau tháng 3/2020 cho đến hết tháng 12/2020 thì giao trách nhiệm
các địa phương thống kê, lập danh sách báo cáo chi tiết về họ và tên, chức danh, thời điểm nghỉ gửi về UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ) để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh trình xin ý kiến của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh và Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho chủ trương giải quyết dôi dư đối với những trường hợp này tại thời điểm đủ điều kiện để nghỉ hưu đúng tuổi, nghỉ hưu trước tuổi theo các Nghị định số: 108/2014/NĐ-CP, 113/2018/NĐ-CP, 26/2015/NĐ-CP của Chính phủ (trước khi giải quyết dôi dư) đối với từng trường hợp cụ thể và phù hợp với thời điểm đủ điều kiện để giải quyết nghỉ hưu thuộc diện nêu trên nhưng thời gian giải quyết khơng q 12/2020.[.]
Để đảm bảo sắp xếp, bố trí Cơng an chính quy về xã theo chỉ đạo của Bộ Công an trong quý I/2020, yêu cầu Công an tỉnh nhanh chóng xây dựng kế hoạch bố trí Cơng an chính quy về các xã, thị trấn chưa thực hiện việc bố trí Cơng an chính quy đảm nhiệm các chức danh cơng an xã, xác định lộ trình và thời gian bố trí cho từng địa phương, trong đó phải đẩy nhanh tiến độ đối với các xã đã có phương án. Những xã gặp khó khăn thì ưu tiên bố trí Trưởng Cơng an xã trước; những xã ít khó khăn hơn thì bố trí Trưởng và Phó Cơng an xã. Thời gian hồn thành theo u cầu của Bộ Công an;
Giao Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tiến hành rà sốt vị trí chức danh Cơng an xã phải bố trí cơng an chính quy theo Đề án (nhưng hiện nay do người khác đảm nhận) để có kế hoạch chi tiết về thực hiện giải quyết dôi dư theo hướng: Đối với những đồng chí Trưởng Cơng an đủ điều kiện để chuyển thành cán bộ, công chức cấp xã tại xã đó hoặc chuyển qua xã khác, khẩn trương tiến hành các quy trình, thủ tục để thực hiện dứt điểm trong tháng 3/2020; Đối với những trường hợp Trưởng Công an