Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện buôn đôn, tỉnh đắk lắk (Trang 69 - 108)

Trên cơ sở việc triển khai tuyển dụng công chức cấp xã tại huyện Đắk Mil, để việc đánh giá mang tính khách quan, tác giả đã xây dựng mẫu phiếu khảo sát và thực hiện khảo sát lấy ý kiến đánh giá, nhận xét của công chức làm việc tại cơ quan quản lý công chức cấp xã (sau đây gọi là người quản lý) và công chức cấp xã đang làm việc tại UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện (sau đây gọi là công chức cấp xã), cụ thể:

Bảng 2.6. Phân bổ phiếu khảo sát và kết quả thu về

TT Mẫu phiếu

1 Phiếu đối với công chức làm việc tại đơn vị quản lý công chức cấp xã

2 Phiếu đối với công chức cấp xã đang làm việc tại 10 xã, thị trấn

Kết quả tổng hợp phiếu khảo sát đối với 02 đối tượng thực hiện khảo sát được đánh giá qua một số nhận định, đánh giá khách quan như sau:

Một là, về việc tiếp tục tổ chức tuyển dụng cơng chức cấp xã bằng hình thức xét tuyển.

Bảng 2.7. Nhận xét, đánh giá về việc tiếp tục tổ chức tuyển dụng cơng chức cấp xã theo hình thức xét tuyển

Có nên tiếp tục tổ chức tuyển dụng cơng chức cấp xã theo hình thức xét tuyển

Nguồn: Số liệu tổng hợp điều tra xã hội học do tác giả thực hiện tháng 12/2020

Kết quả điều tra tại bảng 2.7 cho thấy, công chức là những người làm việc tại cơ quan quản lý công chức cấp xã trong tổng số 10 người tham gia trả lời phiếu điều tra có 8 người

dụng cơng chức cấp xã theo hình thức xét tuyển mà nên tổ chức theo hình thức thi tuyển. Cũng tại nội dung câu hỏi này được điều tra đối với công chức cấp xã đang làm việc tại UBND 10 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Đắk Mil, có 17 người tương ứng với 85% trả lời là nên tiếp tục tổ chức tuyển dụng cơng chức cấp xã theo hình thức xét tuyển, còn lại 03 người tương ứng với 15% trả lời không nên tổ chức tuyển dụng cơng chức cấp xã theo hình thức xét tuyển và đề xuất tổ chức tuyển dụng cơng chức cấp xã theo hình thức thi tuyển.

Kết quả điều tra tại nội dung này cho thấy, trung bình trong 30 người tham gia trả lời phiếu có 25 người, tương ứng với 85% trả lời tiếp tục tổ chức tuyển dụng theo hình thức xét tuyển, điều này phần nào đã phản ánh, thể hiện được sự hiệu quả và tính ưu việt của việc tổ chức tuyển dụng công chức cấp xã trên địa bàn huyện.

Hai là, quy định pháp luật hiện hành về tuyển dụng công chức cấp xã.

Nhìn vào biểu đồ 2.1 ta có thể thấy, cơng chức người làm việc tai cơ quan quản lý công chức cấp xã đã tham gia trả lời phiếu có 60% số người được hỏi trả lời các quy định pháp luật hiện hành về tuyển dụng công chức cấp xã hiện nay chưa đầy đủ; 20% trả lời bình thường; 16% trả lời là đầy đủ và 4% trả lời là rất đầy đủ.

Qua kết quả điều tra cho thấy, những người trực tiếp tham gia vào một hoặc một số nội dung trong quy trình tuyển dụng cơng chức cấp xã đã đánh giá rằng hiện nay các quy định của pháp luật hiện hành về việc tuyển dụng cơng chức cấp xã cịn khơng đầy đủ, chưa chặt chẽ, điều này gây khó khăn cho việc triển khai tuyển dụng cơng chức cấp xã tại huyện Đắk Mil trong thời gian qua.

Biểu đồ 2.1. Đánh giá quy định pháp luật về tuyển dụng công chức cấp xã

Nguồn: Số liệu tổng hợp điều tra xã hội học do tác giả thực hiện tháng 12/2020

Ba là, đánh giá về việc thực hiện quy trình trong tuyển dụng cơng chức cấp xã tại

huyện Đắk Mil.

Nhìn vào biểu đồ 2.2 do công chức làm việc tại cơ quan quản lý công chức cấp xã đánh giá ta thấy: Có 86% người được hỏi trả lời việc thực hiện tuyển dụng công chức cấp xã tại huyện Đắk Mil được thực hiện đúng quy trình và rất đúng quy trình; 10% trả lời bình thường và cịn lại 4% trả lời khơng đúng quy trình. Kết quả khảo sát phần nào cũng thể hiện rằng việc thực hiện tuyển dụng công chức cấp xã tại huyện Đắk Mil đã đảm bảo thực hiện đúng thẩm quyền và quy trình tuyển dụng theo quy định của pháp luật hiện hành.

80 70

50 40 30 20 10 0

Biểu đồ: 2.2. Đánh giá về việc thực hiện quy trình trong tuyển dụng cơng chức cấp xã tại huyện Đắk Mil.

Nguồn: Số liệu tổng hợp điều tra xã hội học do tác giả thực hiện tháng

12/2020 Bốn là, đánh giá về hồ sơ đăng ký tham gia dự tuyển công chức cấp xã

Kết quả khảo sát đánh giá của người quản lý và công chức cấp xã tại biểu đồ 2.3 cho ta thấy rằng: (1) Có 70% người quản lý được hỏi trả lời nên thay đổi hoặc quy định lại các thành phần hồ sơ tham gia dự tuyển đối với người đăng ký tham gia dự tuyển công

hồ sơ tham gia dự tuyển như hiện tại và 14% trả lời là giữ nguyên các thành phần hồ sơ như hiện tại.

Có Không 100 90 86 80 74 70 60 50 40 30 20 10 0

Biểu đồ: 2.3. Đánh giá về việc thay đổi hay giữ nguyên hồ sơ đăng ký tham gia dự tuyển công chức cấp xã

Nguồn: Số liệu tổng hợp điều tra xã hội học do tác giả thực hiện tháng 12/2020 Năm là, đánh giá về việc ra đề thi các mơn thi trong thi tuyển

Nhìn vào bảng 2.8 ta có thể thấy nhận xét, đánh giá của công chức làm việc trong cơ quan quản lý công chức cấp xã và công chức cấp xã về việc ra đề thi môn kiến thức chung,

thi phần kiến thức chung đánh giá khơng chính xác nhận thức của người tham gia dự thi; Có 32% người quản lý và 26% cơng chức cấp xã đánh giá là bình thường; (2) Về mơn nghiệp vụ chun ngành: Có 42% người quản lý và 46% cơng chức cấp xã đánh giá câu hỏi thi môn nghiệp vụ chuyên ngành không sát với nội dung được đào tạo; Có 32% người quản lý và 32% cơng chức cấp xã tham gia trả lời phiếu đánh giá là bình thường.

Kết quả đánh giá của người quản lý và công chức cấp xã cho thấy việc ra các đề thi môn kiến thức chung, môn nghiệp vụ chuyên ngành và môn tin học chưa thật sự phù hợp với thực tế và chưa đánh giá đúng, khách quan trình độ cũng như nhận thức của người tham gia dự tuyển.

Bảng 2.8. Kết quả đánh giá về việc ra đề thi các môn trong thi tuyển

TT Nội dung

Câu hỏi thi phần kiến thức chung có

1 thật sự đánh giá chính xác nhận thức của người dự thi

Đánh giá rất chính xác Đánh giá chính xác Bình thường

Đánh giá khơng chính xác

Câu hỏi thi phần nghiệp vụ chuyên

2 ngành có sát với nội dung chuyên ngành mà thí sinh dự tuyển

Rất sát với nội dung được đào tạo Sát với nội dung được đào tạo Bình thường

Khơng sát với nội dung được đào tạo

Nguồn: Số liệu tổng hợp điều tra xã hội học do tác giả thực hiện tháng 12/2020 2.3.2. Ưu điểm

Qua kết quả phân tích một số nội dung câu hỏi khảo sát ở trên và kết quả tổng hợp kết quả khảo sát, chúng ta thấy việc tuyển dụng cơng chức cấp xã tại huyện Đắk Mil có một số ưu điểm sau:

Thứ nhất, Uỷ ban nhân dân huyện Đắk Mil đã quan tâm sát sao đến việc tuyển dụng công chức cấp xã trên địa bàn huyện. Căn cứ nhu cầu thực tiễn và rút kinh nghiệm trong việc tổ chức tuyển dụng công chức cấp xã trong thời gian trước. Việc tuyển dụng công chức cấp xã trong giai đoạn 2015-2020 đã tuyển dụng được số lượng công chức đảm bảo về số lượng và chất lượng trong một kỳ tuyển dụng; đã đảm bảo tính cạnh tranh trong tuyển dụng. Tại kỳ tuyển dụng công chức cấp xã, tỷ lệ cạnh tranh cao; kỳ tuyển dụng thu hút rộng rãi đối tượng tham gia dự tuyển, từ những sinh viên mới tốt nghiệp cho đến những người hoạt động không chuyên trách tại các xã thị trấn tại nhiều địa phương khác nhau; không giới hạn trong phạm vi cấp huyện và đối tượng hợp đồng lao động tại cơ quan đơn vị có nhu cầu tuyển dụng như trước đây.

Điều này được thể hiện qua tỷ lệ người tham gia trả lời phiếu khảo sát đã đánh giá về việc nên tiếp tục thực hiện tổ chức kỳ tuyển dụng công chức cấp xã bằng hình thức xét tuyển trên địa bàn huyện trong thời gian tới (80% người quản lý; 85% công chức cấp xã).

Thứ hai, việc tuyển dụng công chức cấp xã tại huyện Đắk Mil đã được thực hiện theo đúng thẩm quyền tuyển dụng công chức cấp xã theo các quy định tại Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24/4/2019 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố; Quyết định số 22/2015/QĐ-UBND, ngày 17/9/2015 của UBND tỉnh Đắk Nông về việc ban hành quy chế tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Đắk Nông và các quy định khác của pháp luật có liên quan

Thứ ba, Uỷ ban nhân dân huyện Đắk Mil đã xây dựng và ban hành Kế hoạch tuyển dụng công chức cấp xã đảm bảo theo các quy định hiện hành. Trong đó, Kế hoạch tuyển dụng cơng chức cấp xã của huyện đã nêu cụ thể các nội dung như: Chỉ tiêu chức danh công chức cần tuyển dụng đối với từng đơn vị hành chính cấp xã; điều kiện tiêu chuẩn của người

dự tuyển tương ứng với từng chức danh cần tuyển, thành phần hồ sơ dự tuyển; thời gian, địa điểm tiếp nhận hồ sơ, hình thức, nội dung,thời gian tuyền dụng, ưu tiên trong tuyển dụng... Việc xây dựng kế hoạch tuyển dụng công chức cấp xã của huyện đã xuất phát từ nhu cầu thực tế tại các đơn vị, đã đảm bảo thực hiện nguyên tắc công khai, minh bạch, đúng pháp luật trong tuyển dụng công chức cấp xã.

Thứ tư, việc tuyển dụng công chức cấp xã tại huyện Đắk Mil thời gian qua, đặc biệt là năm 2020 đã nâng tiêu chuẩn, điều kiện tuyển dụng lên, tạo cơ hội cạnh tranh cho nhiều thí sinh trẻ mới tốt nghiệp đại học, do đó chất lượng thí sinh tham gia dự tuyển cao hơn rất nhiều so với những năm trước đây.

Thứ năm, kỳ tuyển dụng đã tuyển dụng được đội ngũ cơng chức cấp xã trẻ tuổi, có chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm, chất lượng cao, cao hơn nhiều so với việc tuyển dụng trước đây của huyện.

Thứ sáu, công chức cấp xã sau khi trúng tuyển đã được UBND huyện, UBND các xã, thị trấn quan tâm bố trí cơng việc phù hợp với vị trí chức danh. Cơng chức đã dự tuyển, công chức trúng tuyển được thực hiện chế độ tập sự, người hướng dẫn tập sự là người có kinh nghiệm trong lĩnh vực, đã hướng dẫn các cơng chức cấp xã hồn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian tập sự. Căn cứ vào các quy định hiện hành, sau kỳ tuyển dụng công chức cấp xã hiên nay 100% công chức cấp xã trúng tuyển để được công nhận hết thời gian tập sự, tiếp tục được bố trí cơng tác ở vị trí việc làm của chức danh cơng chức cấp xã đã tuyển dụng.

Thứ bảy, sau khi được tuyển dụng, các công chức cấp xã mới trúng tuyển đã được lãnh đạo xã, huyện quan tâm cử đi tham gia bồi dưỡng chun mơn, nghiệp vụ trong và ngồi huyện. Hàng năm, UBND huyện, xã đều quan tâm bố trí cho cơng chức cấp xã đi bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, một số cơng chức được cử đi học trình độ đại học, cao đẳng để nâng cao trình độ chun mơn.

Qua q trình tổ chức tuyển dụng cơng chức cấp xã của huyện Đắk Mil, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:

Thứ nhất, trong những năm qua, đội ngũ CBCC cấp xã đã được các cấp chính quyền quan tâm bổ sung về số lượng nên số cơng chức cấp xã cịn thiếu hàng năm ở xã, thị trấn là không nhiều. Việc huyện tổ chức xét tuyển sẽ tăng tính cạnh tranh trong tuyển dụng; khắc phục tình trạng lúng túng, thiếu kinh nghiệm trong việc tổ chức tuyển dụng cơng chức cấp xã ở cấp huyện, góp phần tiết kiệm tối đa kinh phí tổ chức thi tuyển.

Thứ hai, quá trình tổ chức tuyển dụng cần thường xuyên quán triệt, chỉ đạo đầy đủ nội quy, quy chế thi đến tất cả các thành viên Hội đồng thi tuyển, các bộ phận giúp việc, cán bộ, công chức tham gia coi thi, chấm thi và phục vụ thi. Trong thời gian thi, các thành viên Hội đồng thi tuyển có mặt tại địa điểm thi để chỉ đạo và giải quyết kịp thời các tình huống phát sinh trong quá trình thi; Ban giám sát thi phải thường xuyên thực hiện nhiệm vụ, đảm bảo giám sát quá trình thi nghiêm túc; kịp thời phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm nội quy thi; lực lượng công an phải đảm bảo tốt việc giữ gìn an ninh trật tự trước, trong và sau quá trình thi.

Thứ ba, cơng tác biên soạn tài liệu ôn tập cần được thực hiện sớm ngay từ những bước đầu triển khai; cán bộ biên soạn tài liệu, hướng dẫn ơn tập phải là người có năng lực, kinh nghiệm trong ngành, lĩnh vực công tác. Công tác xây dựng đề thi, đáp án phải đảm bảo tuyệt mật, dung lượng, cơ cấu của từng phần thi, nhất là ở những mơn thi tổng hợp như: địa chính - xây dựng - nông nghiệp - môi trường (tổ hợp từ 04 lĩnh vực: địa chính, xây dựng và đơ thị, nơng nghiệp, mơi trường), văn hóa - xã hội (tổ hợp từ 02 lĩnh vực: văn hóa, xã hội) và nội dung thi phải phù hợp với tình hình thực tiễn, đánh giá chính xác được năng lực thực tế của thí sinh.

Thứ tư, đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ thơng tin trong q trình thi tuyển; ngay từ việc thơng báo thi tuyển, mẫu hồ sơ đăng ký dự tuyển, thời gian, địa điểm, danh sách, thời gian thi, lịch thi, kết quả thi đều được đăng tải công khai, kịp thời trên Trang thơng tin điện tử của huyện Đắk Mil để thí sinh, nhân dân biết.

Về việc phân cấp trong tuyển dụng công chức cấp xã: Thẩm quyền tuyển dụng đã có sự phân cấp mạnh và gắn với người sử dụng công chức cụ thể theo thẩm quyền được phân

cấp, UBND huyện căn cứ vào chỉ tiêu biên chế được giao, nhu cầu thực tế, ngành nghề và trình độ chun mơn cần tuyển phù hợp với từng vị trí việc làm để xây dựng kế hoạch tuyển dụng công chức. Khác với tuyển dụng công chức cấp huyện trở lên việc tuyển dụng công chức cấp xã được giao thẩm quyền cho UBND cấp huyện đã nâng cao tính chủ động trong cơng tác tuyển dụng đáp ứng nhu cầu về công chức cấp xã.

Bên cạnh đó việc phân cấp cho UBND tỉnh quy định cụ thể tiêu chuẩn về trình độ chun mơn, nghiệp vụ từ trung cấp trở lên đối với công chức làm việc tại các xã miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo... đã góp phần giúp cho chính sách tuyển dụng thực tiễn hơn phù hợp với đặc điểm của từng địa phương, vùng miền và đặc điểm về địa hình, phát triển kinh tế xã hội của từng đơn vị hành chính cấp xã.

Về phương thức tuyển dụng công chức cấp xã: Từ Luật cán bộ, công chức năm 2008 phương thức tuyển dụng công chức cấp xã đã được quy định là thông qua hình thức thi tuyển và xét tuyển. Đến nay, phương thức tuyển dụng được quy định cụ thể, thống nhất. Việc đa dạng hóa các phương thức tuyển dụng gồm thi tuyển, xét tuyển và tuyển dụng trong trường hợp đặc biệt, trong đó thi tuyển đã được áp dụng rộng rãi tăng cường tính cơng khai, minh bạch, tạo cạnh tranh cao trong tuyển dụng công chức và tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu nguồn công chức cấp xã. Các phương thức tuyển dụng đã tính

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện buôn đôn, tỉnh đắk lắk (Trang 69 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w