Định hướng và mục tiêu phát triển các doanhnghiệp bảo trì kết cấu hạ tầng

Một phần của tài liệu Quản lý các doanh nghiệp bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt sau cổ phần hóa tại tổng công ty đường sắt việt nam (Trang 89 - 92)

3.1.1. Định hướng phát triển các doanh nghiệp bảo trì kết cấu hạ tầngđường sắt sau khi cổ phần hóa đường sắt sau khi cổ phần hóa

3.1.1.1. Chính sách phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt của Nhà nước

Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng chính phủ phê duyệt ban hành tại Quyết định số 1769/QĐ- TTg ngày 19/10/2021. Mục tiêu đến năm 2030 của Quy hoạch là cải tạo nâng cấp để khai thác có hiệu quả các tuyến đường sắt hiện có, kết nối thơng suốt tuyến đường sắt liên vận quốc tế; hồn thành cơng tác chuẩn bị đầu tư, thu xếp nguồn lực để khởi công một số tuyến đường sắt mới trong đó ưu tiên tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, các tuyến kết nối cảng biển cửa ngõ quốc tế, sân bay quốc tế, đường sắt đầu mối tại thành phố lớn, nghiên cứu để triển khai tuyến đường sắt Thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ. Một số mục tiêu cụ thể về kết cấu hạ tầng như sau: Nâng cấp, cải tạo bảo đảm an toàn chạy tàu 07 tuyến đường sắt hiện có; triển khai đầu tư hai đoạn ưu tiên của tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam (Hà Nội - Vinh, Nha Trang - Thành phố Hồ Chí Minh); ưu tiên xây dựng một số tuyến đường sắt kết nối cảng biển cửa ngõ quốc tế đặc biệt khu vực Hải Phòng và Bà Rịa - Vũng Tàu; kết nối Thành phố Hồ Chí Minh với Cần Thơ, kết nối quốc tế với Trung Quốc, Lào và Campuchia phù hợp với các hiệp định vận tải quốc tế và đồng bộ với tiến độ đầu tư của các nước trong khu vực.

Tầm nhìn đến năm 2050 là hoàn thành tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam; tiếp tục đầu tư hoàn thành các tuyến đường sắt mới tại khu đầu mối Hà Nội, khu đầu mối Thành phố Hồ Chí Minh, đường sắt kết nối các cảng biển, khu công nghiệp, khu kinh tế, kết nối các tỉnh Tây Nguyên, đường sắt ven biển, đường sắt kết nối quốc tế; duy trì, cải tạo, nâng cấp các tuyến đường sắt hiện có

75

đáp ứng nhu cầu vận tải hành khách và hàng hóa.

Luật Đường sắt 2017 có hiệu lực thi hành, cùng sự quan tâm của Chính phủ và các Bộ ngành Trung ương nên nguồn vốn đầu tư cơng hàng năm bố trí cho Tổng cơng ty để đầu tư kết cấu hạ tầng đường sắt và vốn Sự nghiệp kinh tế hằng năm sẽ được tăng lên trong trung hạn và hàng năm với tỷ lệ thích đáng. Theo kế hoạch dự toán thu chi Ngân sách năm 2020 -2022 vốn cho sửa chữa bảo dưỡng thường xuyên dự kiến tăng từ 13% đến 30%/năm.

Đây là chính sách mang tính định hướng lâu dài, có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của các doanh nghiệp bảo trì KCHT đường sắt sau cổ phần hố tại Tổng cơng ty ĐSVN, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển hệ thống giao thông vận tải đường sắt đồng bộ cả về kết cấu hạ tầng, tổ chức quản lý khai thác vận tải, cơng nghiệp và dịch vụ với trình độ cao; bảo đảm hoạt động giao thơng vận tải đường sắt thơng suốt, trật tự, an tồn, chính xác, nhanh chóng, thuận tiện và hiệu quả; tạo thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế, bảo đảm quốc phịng, an ninh và bảo vệ mơi trường.

3.1.1.2. Chính sách phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam

Trong giai đoạn 2021 - 2026, bên cạnh nhiệm vụ chính về bảo trì thường xuyên kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia theo đặt hàng của Bộ GTVT, Tổng công ty ĐSVN tiếp tục định hướng phát triển KCHT đường sắt tập trung vào những hạng mục cụ thể như sau: Gói 7.000 tỷ đồng vốn trung hạn cải tạo, nâng cấp các cơng trình thiết yếu trên tuyến đường sắt Bắc Nam; Dự án Đại tu thay thế kiến trúc tầng trên cho các ga còn lại (trừ các đoạn cải tuyến mở thêm ga mới) thuộc phạm vi khu đoạn Hà Nội - Vinh và Nha Trang Sài Gòn) mục tiêu nâng cấp đường cũ giữ nguyên bình diện: cải tạo nền đường theo tiêu chuẩn kỹ thuật, thay ray, ghi, tà vẹt; Dự án xây cầu cạn, nâng cao trắc dọc, gia cố nền đường vào mùa mưa lũ, gia cố mái dốc, ta luy, gia cố nền đường yếu chống biến đổi khí hậu; Dự án theo Quyết định số 994/QĐ-TTg ngày 8/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ về lập lại trật tự ATGT đường sắt, đường bộ; Gia cố cải tạo

76

các hầm yếu tuyến Đường sắt Hà Nội - Tp. Hồ Chí Minh đảm bảo an tồn chạy tàu; Dự án đường sắt Trảng Bom - Hòa Hưng; Cải tạo đèo Khe Nét v.v.

Nhìn chung, để đáp ứng nhu cầu vận tải bằng đường sắt ngày càng cao, Nhà nước tiếp tục xây dựng những chính sách đầu tư vào ngành đường sắt nói chung và đầu tư nâng cấp, xây dựng mới kết cấu hạ tầng đường sắt nói riêng theo hưởng cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa nhằm ngày càng đảm nhận khối lượng vận tải hành khách và hàng hóa nhiều hơn, tăng thị phần vận tải.

3.1.2. Mục tiêu phát triển các doanh nghiệp bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt sau khi cổ phần hóa đường sắt sau khi cổ phần hóa

Trong giai đoạn 2021 - 2026, Tổng công ty ĐSVN đặt ra mục tiêu phát triển như sau:

Thứ nhất, đổi mới sáng tạo, điều chỉnh linh hoạt cơ cấu, qui mô tổ chức sản

xuất, nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp, khai thác có hiệu quả các nguồn lực của doanh nghiệp và nâng cao năng suất lao động, đảm bảo phát triển Tổng công ty ĐSVN bền vững và từng bước hiện đại; phấn đấu thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu do cấp có thẩm quyền giao, hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước; đảm bảo đủ việc làm, nâng cao đời sống người lao động.

Thứ hai, tập trung nguồn lực nâng cao hiệu quả công tác tổ chức quản lý,

khai thác và kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, tổ chức điều hành hệ thống giao thông vận tải đường sắt.

Thứ ba, tạo sự phát triển mang tính đột phá, mạnh mẽ trong sản xuất kinh

doanh, đảm bảo kinh doanh có hiệu quả góp phần bảo tồn và phát triển vốn Nhà nước đầu tư vào Tổng công ty. Nâng cấp chất lượng KCHT đường sắt, chủ động trong thực hiện đầu tư, phấn đấu đến năm 2025 tăng năng lực thông qua trên tất cả các tuyến đường sắt đảm bảo an toàn của toàn hệ thống đường sắt quốc gia trong đó có an tồn của KCHT, an tồn phương tiện và an tồn trong cơng tác điều hành. Nâng cao năng lực cạnh tranh, phấn đấu từng bước tăng thị phần vận tải cả về hành khách, hàng hoá.

Thứ tư, giá trị sản lượng và doanh thu tăng bình quân hàng năm so năm

trước liền kề từ 12% trở lên trong đó, Cơng ty mẹ - Tổng cơng ty ĐSVN phải

77

đạt mục tiêu doanh thu tăng bình quân hàng năm so năm trước liền kề từ 8% trở lên, hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước; các doanh nghiệp bảo trì kết cấu hạ tầng phải đạt mục tiêu giá trị sản lượng và doanh thu tăng bình quân hàng năm so năm trước liền kề từ 14% trở lên.

Thứ năm, bảo toàn và phát triển vốn góp của Tổng cơng ty ĐSVN tại các

doanh nghiệp bảo trì kết cấu hạ tầng sau cổ phần hóa.

3.2. Giải pháp hồn thiện quản lý doanh nghiệp bảo trì kết cấu hạ tầngđường sắt sau cổ phần hóa

Một phần của tài liệu Quản lý các doanh nghiệp bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt sau cổ phần hóa tại tổng công ty đường sắt việt nam (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w