1.2.1 .Khái niệm vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng thương mại
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tạ
1.3.1. Các nhân tố khách quan
1.3.1.1. Môi trường kinh tế
Sự phát triển của nền kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của NH nói chung và hoạt động cho vay nói riêng. Nó tạo mơi trường rất thuận lợi để mở rộng hoạt động cho vay.
Bất cứ một NH nào cũng chịu sự chi phối của các chu kì kinh tế. Trong giai đoạn nền kinh tế phát triển ổn định, DN làm ăn tốt thì xã hội có nhiều nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh nên nhu cầu vay vốn tăng. Mặt khác nền kinh tế phát triển, thu nhập bình quân đầu người cao, tỷ lệ thất nghiệp thấp sẽ làm tăng nhu cầu tiêu dùng, thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân và tạo khả năng tiết kiệm do đó tạo triển vọng cho vay tiêu dùng. Ngược lại nền kinh tế suy thoái, dẫn đến nền kinh tế giảm khả năng hấp thụ vốn cho nền kinh tế giảm do đó dư thừa ứ đọng vốn, khơng những hoạt động cho vay khơng được mở rộng mà cịn bị thu hẹp.
1.3.1.2. Môi trường pháp lý
Trong nền kinh tế thị trường mọi thành phần kinh tế đều có quyền tự chủ về hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng phải đảm bảo trong khuôn khổ
26
của pháp luật.
Nếu những quy định của pháp luật khơng rõ ràng, khơng đồng bộ, có nhiều kẽ hở thì sẽ rất khó khăn cho NH trong các hoạt động nói chung và hoạt động cho vay nói riêng. Với những văn bản pháp luật đầy đủ rõ ràng, đồng bộ sẽ tạo điều kiện cho NH yên tâm hoạt động kinh doanh, cạnh tranh trong lĩnh vực cho vay. Đây là cơ sở pháp lý để NH khiếu lại, tố cáo khi có tranh chấp xảy ra. Điều đó giúp NH tăng cường hoạt động cho vay .
Sự thay đổi những chủ trương chính sách về NH cũng gây ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của DN. Sự thay đổi về cơ cấu kinh tế, chính sách xuất nhập khẩu một cách đột ngột gây xáo trộn hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. DN không tiêu thụ hết được sản phẩm hay chưa có phương án kinh doanh mới dẫn đến nợ quá hạn, nợ khó địi.
Quản lý Nhà nước đối với các DN còn nhiều sơ hở. Nhà nước cho phép nhiều DN được sản xuất kinh doanh với nhiều chức năng, nhiệm vụ vượt quá trình độ, năng lực quản lý dẫn đến rủi ro, thua lỗ, làm giảm chất lượng tín dụng.
Do đó hệ thống pháp luật cũng ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của NHTM.
1.3.1.3. Mơi trường chính trị
Mơi trường chính trị cũng là một yếu tố mang tầm ảnh hưởng quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt đối với DN hoạt động trong ngành NH. Trong thời đại cơng nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay, mức độ ổn định của chính trị đóng một vai trị như một điểm tựa giúp các chủ DNNVV an tâm hơn khi bỏ vốn vào thị trường. Lúc này, nguồn tín dụng của NH được xem như là một nguồn tài trợ có hiệu quả khi DN có nhu cầu phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc mở rộng đầu tư. Ngược lại, tình hình chính trị bất ổn sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng và từ đó chất lượng của các khoản tín dụng cũng bị ảnh hưởng.
27
1.3.1.4. Mơi trường tự nhiên - xã hội
Lịng tin giữa các bên có thể được xem là cơ sở chính yếu để giao dịch tín dụng giữa NH và KH được thực hiện. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp mà chủ yếu là do yếu tố khách quan chẳng hạn như hạn hán, động đất, hỏa hoạn, lũ lụt, ..., cơ sở tín dụng giữa hai bên đã bị ảnh hưởng, thậm chí bị phá vỡ. Những yếu tố này khơng phải do lỗi của KH, nó khiến cho việc trả nợ của KH gặp rủi ro không thể trả được nợ. Điều này không những ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN mà nó cịn ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của KH, từ đó làm giảm hiệu quả của khoản vay.
1.3.1.5. Các nhân tố thuộc về doanh nghiệp nhỏ và vừa
Các DNNVV ln trong tình trạng khát vốn và đó là cơ hội để các NH mở rộng quy mô cho vay và nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay. Một số nhân tố thuộc về DNNVV có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cho vay:
+ Vốn tự có của DNNVV: Cấu trúc vốn của DNNVV bao gồm vốn tự có và vốn vay. Vốn tự có là số vốn thuộc quyền sở hữu của chủ DNNVV. Đây là bộ phận vốn quan trọng, có tính ổn định cao, thể hiện được tự chủ về mặt tài chính của DN. Nếu các DNNVV tồn tại cấu trúc vốn bất hợp lý (vốn tự có của DNNVV quá thấp trong khi vốn vay NH lại quá lớn) sẽ thiếu sự linh hoạt tài chính, hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, khả năng thanh tốn thấp, đồng thời nợ đến hạn khó có khả năng thanh tốn và sẽ rất nhạy cảm với các cú sốc kinh tế.
+ Năng lực quản lý: Năng lực quản lý cũng là một yếu tố quan trọng để điều hành thành cơng một DN. Nếu DN có năng lực quản lý tốt sẽ mang đến cho DN một kết quả hoạt động kinh doanh tốt. Ngược lại, quản lý khơng tốt có thể sẽ dẫn đến kết quả kinh doanh khơng tốt và DN có thể bị phá sản. Khi đánh giá năng lực quản lý của DN, các NH thường xem xét các tiêu chí như: Trình độ văn hóa, trình độ chun mơn, kinh nghiệm quản lý DN,... NH
28
sẽ sẵn sàng cho vay hơn đối với các DN có người quản lý tố vì khi đó sẽ làm giảm khả năng các khoản vay được sử dụng khơng đúng mục đích hoặc sử dụng khơng hiệu quả, từ đó làm tăng khả năng trả nợ của DN hơn.
+ Tính minh bạch trong báo cáo tài chính – khai báo thuế: Báo cáo tài chính DN hiểu đơn giản nhất là báo cáo tình hình tài sản, nguồn vốn của DN được thể hiện, lượng hóa qua những chỉ số về tài sản, vốn lưu động, các khoản phải thu, phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, các khoản lợi nhuận của DN tại một thời điểm nào đó. Tính minh bạch và nhất qn trong báo cáo tài chính – khai báo khơng chỉ giúp NH giảm thời gian thẩm định KH, việc ra quyết định cho vay nhanh hơn, mà còn giúp DN nhận diện sớm các rủi ro tiềm ẩn để có biện pháp xử lý hiệu quả... Bên cạnh đó sẽ giúp DN xây dựng được hình ảnh, duy trì sự tin cậy của các đối tác, KH, cổ đông, cải thiện năng lực cạnh tranh, chất lượng sản phẩm và môi trường kinh doanh cũng như nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng của DN.
Có thể thấy những nhân tố thuộc về DNNVV rất khó kiểm sốt và phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm và trình độ của cán bộ tín dụng.