Những giải pháp cơ bản nhằm tăng cường sử dụng công chức các cơ quan

Một phần của tài liệu Sử dụng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân thị xã hoài nhơn, tỉnh bình định (Trang 84 - 96)

các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân thị xã Hoài Nhơn

3.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng, nhất là người đứng đầu trong sử dụng công chức

Một là, tạo sự chuyển biến sâu sắc về nhận thức, đề cao trách nhiệm của cấp ủy, CC lãnh đạo, nhất là người đứng đầu trong hoạt động sử dụng CC. Chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục, rèn luyện phong cách làm việc khoa học, cụ thể, sâu sát cơ sở cho đội ngũ CC lãnh đạo, quản lý của UBND thị xã Hoài Nhơn.

Hai là, tạo sự thống nhất, đồng thuận, quyết tâm chính trị cao trước hết là đối với cấp uỷ, CC là người đứng đầu cơ quan trong hoạt động sử dụng CC.

Ba là, phát huy trách nhiệm của người đứng đầu trong phân công, phân cấp gắn với giao quyền, ràng buộc trách nhiệm, đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực và xử lý nghiêm minh sai phạm.

Bốn là, nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền các cấp trong sử dụng CC gắn với ĐTBD CC, chú trọng đảm bảo công bằng, công khai, “giới” và đánh giá trong sử dụng CC. Sử dụng gắn liền với từng bước chuẩn hóa, siết chặt kỷ luật, kỷ cương đi đơi với xây dựng thể chế, tạo môi trường, điều kiện để thúc đẩy đổi mới, phát huy sáng tạo và bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung.

3.2.2. Nâng cao nhận thức của đội ngũ công chức về hoạt động sử dụng công chức

Nhận thức đúng đắn về mục tiêu, sự cần thiết, quy trình, tiêu chuẩn trong sử dụng CC cần được đổi mới và nâng cao trong toàn thể đội ngũ CC của thị xã. Bởi họ chính là đối tượng của hoạt động sử dụng CC; nhận thức, thái độ và hành vi của họ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng của hoạt động sử dụng CC. Cần nâng cao nhận thức về mục tiêu, quy trình, tiêu chuẩn và vai trò của CC trong hoạt động sử dụng CC của cơ quan, qua đó giúp họ hình thành động cơ phấn đấu đúng đắn, tích cực chứ khơng chỉ tập trung vào hoàn thiện bằng cấp, chứng chỉ, phục vụ cho việc hoàn thiện hồ sơ CC để được đề bạt, thăng tiến cá nhân. Trong bối cảnh hiện nay, cần thống nhất nhận thức rằng, mục tiêu cơ bản của hoạt động sử dụng CC là khai thác và phát huy tối đa năng lực của CC, bảo đảm hiệu quả trên cơ sở nguyên tắc “đúng người, đúng việc”.

Để thực hiện mục tiêu trên, CC với vai trị là khách thể của q trình sử dụng CC cần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mình trong thực thi cơng vụ với tinh thần chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của NN trong q trình thực thi cơng vụ. Thực hiện đúng bổ phận, trách nhiệm

của CC trong phục vụ, tuân thủ quy định của pháp luật về thẩm quyền, trình tự thủ tục, đảm bảo hiệu quả công việc khi được phân công. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện hay, người CC cần thực hiện, phát huy văn hóa, đạo đức cơng vụ, đạo đức nghệ nghiệp; thực hiện đầy đủ trách nhiệm của người CC theo Luật CB, CC theo quy định. Thực hiện “cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư”, mẫu mực trong công vụ, tôn trọng tổ chức, cơng dân trong q trình giải quyết cơng việc với tư cách là “cơng bộc” của Nhân dân.

3.2.3. Hồn thiện cơng tác tuyển dụng, tiếp nhận công chức Trong thời gian tới, công tác tuyển dụng CC tại thị xã Hoài Nhơn cần đổi mới theo hướng dân chủ, công khai, minh bạch, đảm bảo tuyển chọn người có đức, có tài, đủ phẩm chất, năng lực vào làm việc trong các CQHC của thị xã. Đồng thời, Hoài Nhơn cần thực hiện tốt các chính sách thu hút và ưu tiên trong tuyển dụng đối với CC, nhất là đối tượng sinh viên tốt nghiệp các trường đại học, thạc sĩ, tiến sĩ trong và ngoài nước và sử dụng chế độ thi tuyển cạnh tranh, tạo cơ hội cho các CQHC thị xã chọn cả số lượng và chất lượng nhân sự tốt, đáp ứng được u cầu trong tình hình mới, góp phần nâng cao chất lượng CC, đáp ứng tình hình phát triển KT – XH của thị xã.

Để nâng cao công tác tuyển dụng, cần tập trung thực hiện tốt một số vấn đề sau:

Một là, tuyển dụng CC phải xác định rõ đối tượng, chỉ tiêu, tiêu chuẩn tuyển dụng và lấy yêu cầu của công việc để chọn người.

Tiêu chuẩn quan trọng nhất là phải đáp ứng được các yêu cầu của công việc, bám sát định hướng chung là phải trẻ hóa CC, nâng cao trình độ đáp ứng u cầu của quá trình CNH - HĐH của thị xã.

Để thực hiện tốt điều này, cơ quan tuyển dụng CC thị xã Hoài Nhơn phải thực hiện dựa trên các cơ sở khoa học, nhưng phải tuân thủ các quy định của Đảng, NN, như: xác định nhu cầu, phân tích cơng việc, vị trí việc làm và

các tiêu chuẩn chức danh tiến hành tuyển dụng... và công khai chỉ tiêu, đối tượng, tiêu chuẩn người cần tuyển trên các phương tiện thông tin đại chúng. Trong tuyển dụng phải thành lập Hội đồng thi tuyển; yêu cầu đối với các chức danh cần tuyển; tổ chức thi tuyển; bố trí CC trúng tuyển thực hiện tập sự; đánh giá kết quả tập sự và đề nghị cấp có thẩm quyền ra quyết định cơng nhận là CC HCNN.

Hai là, bên cạnh công tác tuyển dụng, trong thời gian tới, thị xã Hoài Nhơn tiếp nhận CC chuyển đến cũng cần có những tiêu chí cụ thể, đánh giá đúng mức các ứng viên đề nghị chuyển đến.

3.2.4. Thực hiện tốt công tác đánh giá công chức

Công tác đánh giá CC các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thị xã là khâu rất quan trọng trong công tác CB. Đánh giá đúng, chính xác là căn cứ để lựa chọn, sắp xếp, bố trí, đề bạt, sử dụng CC đúng với năng lực, sở trường, là căn cứ để công tác CB chủ động trong việc đào tạo, bồi dưỡng rèn luyện, kịp thời nhận thấy khuyết điểm mà sửa chữa và phát huy ưu điểm của mình. Nếu đánh giá sai dẫn tới sẽ dùng người sai, bỏ sót người tài, để phần tử cơ hội có điều kiện phát triển làm cho nội bộ mất đồn kết và làm cho CB tốt bi quan, chán nản.

Công tác đánh giá CC hàng năm phải thực hiện Khung tiêu chí đánh giá xếp loại CC (Bảng 3.1, Phụ lục) và đồng thời theo nguyên tắc sau:

Một là, bảo đảm đúng thẩm quyền: CC lãnh đạo do cấp có thẩm quyền quản lý đánh giá; CC do người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị đánh giá. Cấp nào, người nào thực hiện việc đánh giá thì đồng thời thực hiện việc phân loại và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Hai là, việc đánh giá phải căn cứ vào chức trách, nhiệm vụ được

giao và kết quả thực hiện nhiệm vụ. Việc đánh giá cần làm rõ ưu điểm,

Ba là, bảo đảm khách quan, cơng bằng, chính xác và khơng nể nang, trù dập, thiên vị, hình thức.

Bốn là, việc đánh giá, phân loại CC lãnh đạo, quản lý phải dựa vào kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý.

Năm là, mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu không được cao hơn mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Sáu là, trường hợp CC khơng hồn thành nhiệm vụ do yếu tố khách quan, bất khả kháng thì được xem xét trong quá trình đánh giá, phân loại.

Việc đánh giá CC cần bám sát các tiêu chí đánh giá, nhằm đánh giá đảm bảo đúng thực chất, khách quan, giúp CC nhận rõ được ưu điểm, khuyết điểm, mặt mạnh, hạn chế về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao và triển vọng phát triển.

Bên cạnh đó, để có căn cứ đánh giá, xếp loại thi đua đối với CC hàng nằm; UBND thị xã Hoài Nhơn cần xây dựng quy định khung tiêu chí đánh giá CB hàng tháng trong các CQHC thị xã, trên cơ sở bản mơ tả cơng việc và khung năng lực vị trí việc làm được cấp có thẩm quyền phê duyệt; kết quả thực hiện nhiệm vụ của CC theo kế hoạch, chương trình cơng tác trong tháng và nhiệm vụ đột xuất được giao.

- Tiêu chí đánh giá xếp loại: Phụ lục 1 và 2. - Mức xếp loại: gồm 4 mức (Thang điểm 100)

+ Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: Đạt từ 90 đến 100 điểm. Tỷ lệ CC được đánh giá, xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ không vượt quá 30% tổng số CC được xếp loại.

+ Hoàn thành tốt nhiệm vụ: Đạt từ 70 đến dưới 90 điểm. + Hoàn thành tốt nhiệm vụ: Đạt từ 50 đến dưới 70 điểm. + Hoàn thành nhiệm vụ: Dưới 50 điểm.

- Quy trình đánh giá, xếp loại:

+ Bước 1: CC tự kiểm điểm, tự nhận mức xếp loại (trước ngày 24 hàng tháng).

+ Bước 2: Cấp trên trực tiếp phụ trách nhận xét, đánh giá (trước ngày 26 hàng tháng).

+ Bước 3: Cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định đánh giá, xếp loại CBCC (từ ngày 28 hàng tháng).

+ Bước 4: Thông báo công khai kết quả đánh giá, xếp loại (trước ngày 05 của tháng kế tiếp).

3.2.5. Xây dựng và thực hiện tốt quy hoạch cán bộ, công chức Để xây dựng và thực hiện tốt công tác quy hoạch, cần tập trung thực hiện tốt một số công việc sau:

Thứ nhất, quán triệt quan điểm, chủ trương, đường lối và các văn bản có liên quan đến cơng tác quy hoạch CB của Đảng và NN, trong đó quy định rõ mục tiêu quy hoạch là lựa chọn những CB có đức, có tài, có thể ĐTBD để đảm đương thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Thị xã Hoài Nhơn cần nhất quán thực hiện nghiêm túc mục tiêu này.

Thứ hai, phải thực hiện quy hoạch “mở” (được tiến hành dân chủ, công khai và khơng khép kín trong 1 ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương) và “động” (quy hoạch một chức danh cho nhiều người và một người quy hoạch nhiều chức danh; định kỳ rà soát, bổ sung, điều chỉnh theo sát sự phát triển của CB; kịp thời đưa ra khỏi quy hoạch những CB khơng đủ tiêu chuẩn, khơng có triển vọng phát triển; bổ sung vào quy hoạch những CB có uy tín, chiều hướng phát triển).

Thứ ba, xác định mục tiêu quy hoạch CBCC.

+ Về số lượng: đảm bảo đủ số lượng CBCC đang làm việc ở các CQHC thị xã Hoài Nhơn hiện tại và tương lai, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới;

chú trọng đối tượng là CC lãnh đạo, quản lý có thành tích xuất sắc ở xã, phường; đơn vị sự nghiệp; sinh viên tốt nghiệp đại học xuất sắc,… không quy hoạch 01 người vào quá 03 chức danh, một chức danh quá 04 người, đối với những cơ quan, đơn vị có từ 02 đồng chí cấp phó trở lên, thì số lượng quy hoạch gấp 02 lần vào chức danh cấp phó.

+ Về cơ cấu:

Độ tuổi: dưới 35 tuổi, không dưới 30%; từ 35 đến 45 tuổi, khoảng 50 đến 60%; từ 46 đến dưới 55 tuổi, khoảng 5 đến 10%.

Cơ cấu CC nữ: Đảm bảo tỷ lệ nữ không dưới 20% trong quy hoạch CB lãnh đạo các CQHC thị xã.

+ Về trình độ và kiến thức: Phấn đấu đưa CC cấp huyện đi ĐTBD; tầm nhìn đến năm 2030, CC chủ chốt thị xã Hồi Nhơn dưới 45 tuổi phải có trình độ thạc sĩ và cao cấp, cử nhân lý luận chính trị trở lên.

Thứ tư, xây dựng kế hoạch ĐTBD, bố trí, sử dụng CC gắn với quy hoạch. + Các CQHC thị xã Hồi Nhơn cần phối hợp với Phịng Nội vụ thị xã, Ban Tổ chức Thị uỷ và Sở Nội vụ, xây dựng kế hoạch ĐTBD ngắn và dài hạn

một cách chi tiết, cụ thể, bám sát với phương hướng xây dựng CC và đảm bảo tính khoa học, tính thống nhất, tính hiệu quả, tính hiện thực.

+ Xây dựng kế hoạch bố trí, sắp xếp và sử dụng CC nằm trong quy hoạch, khơng địi hỏi phải đúng hồn tồn như quy hoạch vì cịn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: kết quả bầu cử hoặc lấy phiếu tín nhiệm.

Thứ năm, thực hiện tốt các bước quy hoạch CC thị xã theo trình tự sau: + Bước 1: Rà sốt, đánh giá đội ngũ CC

Căn cứ vào tiêu chuẩn chức danh đã xác định ở trên, yêu cầu của tình hình thực tế của đội ngũ và từng CC, tiến hành rà soát, đánh giá từng CC về phẩm chất (chính trị, đạo đức, lối sống), trình độ chun mơn, năng lực quản

lý điều hành, tín nhiệm, sức khỏe, độ tuổi… Sau đó phân loại: những CC tiếp tục tham gia cương vị cũ, CC cần bố trí lại (điều chỉnh hoặc luân chuyển), ...

+ Bước 2: Tổ chức giới thiệu nguồn đưa vào quy hoạch Tổ chức hội nghị CB quán triệt các nội dung, yêu cầu về quy hoạch CB, lấy phiếu tín nhiệm giới thiệu nguồn đưa vào quy hoạch bằng phiếu kín.

+ Bước 3: Cấp ủy thảo luận, bỏ phiếu lựa chọn nguồn đưa vào quy hoạch. Trên cơ sở kết quả phiếu tín nhiệm giới thiệu nguồn theo từng chức danh cần quy hoạch, cơ quan tổ chức tổng hợp báo cáo. Cấp uỷ có thẩm quyền và họp bàn, xem xét và tiến hành bỏ phiếu kín. CC nào được quá bán số phiếu của cấp uỷ đồng ý thì được đưa vào diện quy hoạch.

+ Bước 4: Xét duyệt quy hoạch

Ban Thường vụ Thị ủy Hoài Nhơn, thảo luận và phê duyệt quy hoạch CC lãnh đạo, quản lý các phòng, ban thị xã.

+ Bước 5: Xây dựng các giải pháp thực hiện quy hoạch

Sau khi quy hoạch được phê duyệt, danh sách quy hoạch được dùng làm căn cứ xây dựng kế hoạch ĐTBD, luân chuyển CC bảo đảm có đủ điều kiện phát triển đúng yêu cầu quy hoạch đặt ra.

3.2.6. Đổi mới cơng tác bố trí, sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm cơng chức Thứ nhất, đổi mới cơng tác bố trí, sử dụng CC Để bố trí, sử dụng CC tại thị xã Hồi Nhơn một cách hợp lý cần thực hiện tốt một số nội dung cơ bản sau đây:

+ Số lượng công việc được giao phải đồng đều dựa trên năng lực thực tế của từng CC. Tránh tình trạng, có CC làm q nhiều việc, một số lại ít việc.

+ Nâng cao hiệu quả sử dụng CC nhằm phát huy năng lực, trình độ, điểm mạnh và khắc phục những tồn tại, hạn chế của từng CBCC.

Để cụ thể hóa thực hiện tốt các mục tiêu này, hàng năm trong bố trí sử dụng CC, mỗi CQHC thị xã Hoài Nhơn cần xây dựng kế hoạch sử dụng, từ đó

làm căn cứ phân công công tác CC cho phù hợp với nhiệm vụ, năng lực, sở trường, sức khỏe và định hướng chung của từng CQHC. Đối với từng nhóm CC xây dựng kế hoạch sử dụng khác nhau và phân cơng bố trí, sử dụng CC được thực hiện theo căn cứ: bảng mô tả, tiêu chuẩn, yêu cầu, đặc điểm, nội dung từng công việc; năng lực thực tế của từng CC; đảm bảo nguyên tắc, mỗi vị trí việc làm khơng bị chồng chéo; đồng thời công việc được giao cho người phù hợp nhất, giúp họ phát huy tối đa năng lực của mình.

Thứ hai , đổi mới công tác đề bạt, bổ nhiệm

Trong bộ máy hành chính NN, CC lãnh đạo, quản lý đóng vai trị chủ chốt, là đội ngũ chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của cơ quan, đơn vị, nhằm đạt được các mục tiêu chính trị và mục tiêu về quản lý NN. Vì vậy, cơng tác đề bạt, bổ nhiệm CC vào các vị trí, chức danh lãnh đạo trong tổ chức đóng vai trị quyết định đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy, đó là một khâu cực kỳ quan trọng của công tác CB. Bên cạnh việc thực hiện cơng tác bổ nhiệm theo đúng quy trình, thủ tục của pháp luật thì để nâng cao chất lượng cơng các bổ nhiệm địa phương cần tập trung vào một số vấn đề sau:

+ Đảm bảo vai trị lãnh đạo của Đảng trong cơng tác CB, đặc biệt là công tác bổ nhiệm CB, bảo đảm vai trò của cấp ủy đảng đi đôi

Một phần của tài liệu Sử dụng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân thị xã hoài nhơn, tỉnh bình định (Trang 84 - 96)