Bồi dưỡng công chức phường

Một phần của tài liệu Thực thi chính sách bồi dưỡng công chức phường tại quận long biên, thành phố hà nội (Trang 31 - 35)

1.1. CÔNG CHỨC PHƯỜNG VÀ CHÍNH SÁCH BỒI DƯỠNGCƠNG CHỨC

1.1.2. Bồi dưỡng công chức phường

1.1.2.1. Khái niệm bồi dưỡng công chức phường

Tại Điều 5 Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 03 năm 2010 của Chính phủ về đào tạo bồi dưỡng cơng chức (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/05/2010) quy định: “Bồi dưỡng là hoạt động trang bị, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng làm việc”.

Bồi dưỡng là quá trình liên tục nâng cao trình độ chun mơn, kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, nâng cao năng lực nói chung trên cơ sở của mặt bằng kiến thức đã được đào tạo trước đó. Nó là hoạt động làm tăng thêm những kiến thức mới đòi hỏi những người đang giữ chức vụ, thực thi cơng vụ của một ngạch nhất định hồn thành tốt hơn nhiệm vụ được giao

Ở cách tiếp cận chung nhất, bồi dưỡng được xem là “quá trình tác động đến con người làm cho người đó lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kỹ

19

năng, kỹ xảo... một cách có hệ thống nhằm chuẩn bị thích nghi với cuộc sống và khả năng nhận một sự phân công lao động nhất định”[7;tr.157]. Bồi dưỡng

được xác định là quá trình làm cho người ta tăng thêm năng lực hoặc phẩm chất.

Bồi dưỡng được xác định như là quá trình làm biến đổi hành vi con người một cách có hệ thống thơng qua việc học tập. Việc học tập này có được là kết quả của việc giáo dục, hướng dẫn, phát triển, và lĩnh hội kinh nghiệm một cách có kế hoạch. Bồi dưỡng là cầu nối để thực hiện quá trình truyền thụ kiến thức, kĩ năng một cách có kế hoạch từ các cơ quan, tổ chức tới đội ngũ cơng chức. Do đó, hoạt động bồi dưỡng xuất phát từ cả yêu cầu của người học (đội ngũ công chức) lẫn yêu cầu của cơ quan, tổ chức của đội ngũ cơng chức đó.

Bồi dưỡng chính là việc tổ chức những cơ hội cho người ta học tập, nhằm giúp tổ chức đạt được mục tiêu của mình bằng việc tăng cường năng lực, làm gia tăng giá trị của nguồn lực cơ bản, quan trọng nhất là con người, là cán bộ, công chức làm việc trong tổ chức. Bồi dưỡng cán bộ, công chức tạo nền tảng để họ có thể làm việc tốt hơn, cho phép họ sử dụng tốt hơn các khả năng, tiềm năng vốn có của họ, phát huy hết năng lực làm việc của họ.

Có thể thấy rằng: Bồi dưỡng công chức phường là quá trình trang bị,

cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng cho người công chức phường, giúp họ củng cố và mở rộng một cách có hệ thống những tri thức, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ trên cơ sở của mặt bằng kiến thức đã được đào tạo trước đó để hồn thành cơng việc một cách có hiệu quả hơn nhằm đáp ứng yêu cầu đặt ra của thực tiễn.

Việc bồi dưỡng đối với cơng chức phường chính là việc trang bị, bổ sung những kiến thức cần thiết dựa trên các tiêu chuẩn, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của từng cơng chức, trong đó tập trung vào việc vận dụng những

20

kiến thức lý luận vào thực tiễn nhằm giải quyết những vấn đề quản lý cụ thể. Với quan niệm như vậy, bồi dưỡng cơng chức phường hướng tới các mục đích:

- Phát triển năng lực làm việc công chức phường và nâng cao khả năng thực hiện công việc thực tế của họ.

- Giúp cơng chức phường ln phát triển để có thể đáp ứng được nhu cầu nhân lực trong tương lai.

- Giảm thời gian học tập, làm quen với công việc mới của công chức phường do thuyên chuyển, đề bạt, thay đổi nhiệm vụ và đảm bảo cho họ có đầy đủ khả năng làm việc một cách nhanh chóng và tiết kiệm.

Hiện nay, theo khoản 3 điều 2 Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 về ban hành chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 đã xác định rõ mục tiêu cải cách hành chính giai đoạn 2011-2020 là: “Xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức có đủ phẩm chất, có bản lĩnh chính trị, năng lực và trình độ, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước” [8]. Nghị quyết 76/NQ-CP của Chính phủ ban hành ngày 15/7/2021 về chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030 đã đề ra mục tiêu: “Xây dựng được đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức chun nghiệp, có chất lượng cao, có số lượng, cơ cấu hợp lý…” [9]. Để làm được điều đó, hoạt động bồi dưỡng được coi là định hướng, giải pháp trọng tâm nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ nguồn nhân lực nói chung và cơng chức phường nói riêng.

1.1.2.2. Vai trị của bồi dưỡng cơng chức phường

Sự thành công hay thất bại của bất cứ tổ chức nào đều do con người quyết định bởi trình độ, kĩ năng và thái độ của họ trong công việc. Đảng và Nhà nước ta đã xác định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. Đội ngũ cơng chức hành chính hoạt động trong những cơ quan hành chính nhà nước,

21

thực hiện quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực phức tạp, đa dạng của đời sống xã hội. Do đó, bồi dưỡng giúp nâng cao năng lực đội ngũ công chức đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thực tiễn. Xuất phát từ vị trí, vai trị đặc biệt quan trọng của đội ngũ cơng chức phường trong quản lý nhà nước trên địa bàn, hoạt động bồi dưỡng công chức phường là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hiện nay nhằm nâng cao chất lượng cơng chức phường, góp phần nâng cao hiệu quả của chính quyền cơ sở.

Bồi dưỡng cơng chức phường có những vai trị cơ bản như sau:

Một là: Bồi dưỡng công chức phường trang bị, bổ sung kiến thức, kỹ

năng cho công chức phường, đáp ứng yêu cầu công việc. Công chức bước vào hệ thống công vụ khi đã được đào tạo ở một hoặc một số chuyên ngành nhất định. Tuy nhiên, khi được bổ nhiệm vào ngạch công chức và được bố trí cơng việc cụ thể trong một cơ quan cụ thể thì cần được bổ sung thêm những kiến thức, kĩ năng mới cho phù hợp với vị trí việc làm, chuyên môn công việc hiện tại. Bởi vậy, bồi dưỡng công chức là hoạt động không thể thiếu, nhất là đối với công chức trẻ vừa gia nhập hệ thống công vụ.

Hai là: Bồi dưỡng công chức phường giúp cập nhật kiến thức, thơng tin,

giúp cơng chức thích ứng trước u cầu mới. Trong q trình thực thi cơng vụ, u cầu cơng việc ngày càng có những địi hỏi cao hơn về kĩ năng, nghiệp vụ, thực tiễn quy định chính sách, pháp luật có nhiều thay đổi địi hỏi đội ngũ cơng chức phải thích ứng được với tình hình mới. Do đó, bồi dưỡng công chức phải là hoạt động thường xuyên của mỗi cơ quan, đơn vị cũng như của mỗi công chức để có thể đáp ứng được u cầu cơng việc. Bồi dưỡng cơng chức, vì thế, gắn bó với từng giai đoạn trong con đường chức nghiệp của công chức, gắn với từng vị trí mà cơng chức đảm nhiệm.

Ba là: Bồi dưỡng công chức phường giúp công chức nâng cao trình độ,

phát triển bản thân. Tính cần thiết của hoạt động bồi dưỡng cơng chức còn xuất

22

phát từ thực tế hiện nay, chất lượng cơng chức cịn nhiều hạn chế địi hịi phải tiếp tục được bồi dưỡng nâng cao trình độ. Do nhiều nguyên nhân, cả khách quan và chủ quan, năng lực của một bộ phận không nhỏ công chức trên cả 3 phương diện cấu thành là kiến thức, kĩ năng và thái độ cịn yếu, chưa được chuẩn hóa dẫn tới chưa đáp ứng được yêu cầu công việc. Bởi vậy, với những thiếu hụt đó, bồi dưỡng cơng chức là giải pháp cấp thiết và hữu hiệu.

Bốn là: Bồi dưỡng cơng chức phường góp phần xây dựng đội ngũ cơng

chức chuyên nghiệp có đủ năng lực để xây dựng nền hành chính tiên tiến, hiện đại. Trong nền hành chính cơng vụ, cơng chức phường là cơng cụ để thực hiện các mục tiêu hành chính; do vậy năng lực, chất lượng của đội ngũ công chức là một trong những điều kiện quan trọng, cần thiết để xây dựng nền hành chính hiệu lực, hiệu quả; thúc đẩy q trình cải cách hành chính nhà nước và phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn.

Một phần của tài liệu Thực thi chính sách bồi dưỡng công chức phường tại quận long biên, thành phố hà nội (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(134 trang)
w