Nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Những yếu tố tác động đến quyết định đầu tư vào mảng năng lượng mặt trời của các quỹ đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (Trang 40 - 41)

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁC MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.6. Các nghiên cứu liên quan đến quyết định đầu tư NLMT của quỹ đầu tư

2.6.2. Nghiên cứu trong nước

Hiện nay, tại Việt Nam chưa có tác giả nào nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư NLMT của quỹ đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, hiện nay chỉ có một số nghiên cứu về Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định, ý định sử dụng hệ thống điện mặt trời; hồn thiện các chính sách hỗ trợ, pháp luật kinh tế về đầu tư năng lượng xanh, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo ở Việt Nam. Cụ thể:

Nghiên cứu về đề tài “Hoàn thiện pháp luật về đầu tư năng lượng xanh, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo ở Việt Nam”, Tạp chí cơng thương (2019) của các tác giả Dỗn Hồng Nhung và Nguyễn Thanh Hải nhận định việc hoàn thiện pháp luật về đầu tư năng lượng xanh, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo ở Việt Nam là việc làm tiên quyết để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng phát triển đã đề ra. Theo đó, việc ban hành và mở rộng các chính sách giá ưu đãi mua điện Feed-in-Tariff (FiT), hỗ trợ về thuế suất cần được triển khai và đảm bảo tính đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả trong việc áp dụng. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đã đưa ra một số giải pháp nhằm hồn thiện pháp luật nhanh chóng và hiệu quả.

Nghiên cứu về đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng hệ thống điện mặt trời mái nhà của người dân thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí cơng

thương (2021) của tác giả Phạm Ngọc Dưỡng đã đề ra một số giải pháp hữu ích nhằm gia tăng số lượng người dân lắp đặt, đồng thời tăng số lượng người sử dụng hệ thống điện mặt trời mái nhà trên địa bàn. Dựa trên việc phân tích số liệu từ 309 mẫu hợp lệ, nghiên cứ cho thấy có năm yếu tố tác động đến quyết định sử dụng hệ thống điện mặt trời mái nhà của người dân tại quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh. Đó là chính sách khuyến khích, hỗ trợ; chi phí đầu tư hợp lý; kiến thức về sản phẩm và trải nghiệm; nhận thức lợi ích và thái độ đối với mơi trường. Các đề xuất của tác giả được đưa ra dựa trên việc phân tích mức độ tác động của các yếu tố này.

Nghiên cứu về đề tài “Phát triển điện mặt trời tại Việt Nam: Hiện trạng và những rào cản”, Tạp chí khoa học và công nghệ Việt Nam (2021) của các tác giả Đặng Hoàng Hợp, Nguyễn Đăng Cường, Nguyễn Xuân Thành, Nguyễn Văn Thành, Lê Thị Thu Hiền đề xuất một số kiến nghị nhằm đẩy mạnh sự duy trì và phát triển bền vững nguồn điện mặt trời. Nghiên cứu chỉ ra sự phụ thuộc của công nghệ, kỹ thuật và khả năng phát triển dự án điện mặt trời của Việt Nam vào nước ngoài cùng một số nguyên nhân làm cho điện mặt trời khó có khả năng cạnh tranh với những nguồn điện truyền thống khác. Việc hoàn thiện các bất cập hiện hành về việc xây dựng các chính sách một cách tồn diện hơn, đặc biệt là chính sách liên quan đến các cơ chế về giá điện mặt trời, cần được nêu cao và nhanh chóng triển khai. Có vậy, doanh nghiệp mới có thể chủ động ứng phó với các rủi ro phát sinh trong tương lai.

Một phần của tài liệu Những yếu tố tác động đến quyết định đầu tư vào mảng năng lượng mặt trời của các quỹ đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)