CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁC MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.4. Lý thuyết ra quyết định
2.4.1. Khái niệm ra quyết định
Theo Robert Harris (2008), việc ra quyết định chính được xem là việc xác nhận và lựa chọn các vấn đề, được đưa ra và thực hiện dựa trên giá trị của vấn đề cũng như từ chính sự yêu thích của người ra quyết định. Trong q trình đó, người ra quyết định phải đứng trước nhiều sự lựa chọn. Việc đưa ra quyết định là cần thiết đối với bất cứ nhà quản trị nào, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công việc của tổ chức, tập thể. Ra quyết định là công đoạn gần như sau cùng trong việc giải quyết vấn đề, nhưng lại khó khăn nhất, địi hỏi bản lĩnh của người đưa ra quyết định đó. Đơi khi, mọt quyết định được đưa ra không chỉ dựa trên yếu tố lợi nhuận hoặc các lợi ích kinh tế liên quan. Quyết định đó có thể được đưa ra qua bài tốn phân tích khả năng thành cơng hoặc hiệu quả, cũng có thể chỉ được quyết định ngay sau khi cân nhắc đến gỉải pháp để đạt được hiệu quả mục tiêu đặt ra.
Theo một định nghĩa khác của Robert Harris (2008), dựa trên việc xâu chuỗi và liên kết hệ thống thơng tin có sẵn, quyết định giúp làm giảm bớt đi một cách đáng kể các nghi ngờ về sự kiện không chắc chắn và cho phép người đưa ra quyết định chọn ra vấn đề chắc chắn nhất.
Do đó, có thể hiểu, ra quyết định là quá trình cân nhắc dẫn đến việc lựa chọn một phương án thực hiện trong số các phương án hiện có dựa trên cơ sở của lý giải nhằm tìm kiếm hoặc đưa ra các lựa chọn tốt nhất. Ví dụ, quyết định lựa chọn đầu tư, quyết định lựa chọn đối tác, giải pháp xử lý sự cố, giải pháp tăng trưởng doanh thu, phương án đẩy mạnh công nghệ trong tương lại gần,…
Bên cạnh đó, mơi trường ra quyết định sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới việc ra quyết định. Các yếu tố cấu thành môi trường ra quyết định bao gồm:
- Mơi trường bên ngồi:
+ Yếu tố vĩ mô: kinh tế - xã hội, thu nhập quốc dân, yếu tố tự nhiên, các chính sách, khoa học kĩ thuật,...
+ Yếu tố vi mô: đối thủ cạnh tranh, khách hàng, người trung gian, giá cả, mô giới, nhà cung cấp,…
- Mơi trường bên trong: văn hóa của đơn vị, cơ cấu tổ chức, nhân lực, cơ sở vật chất, quan hệ, trang thiết bị, vốn,...
Phân tích cơ chế, quy luật ảnh hưởng của từng yếu tố, môi trường đến các khâu, các mặt của hoạt động ra quyết định là một trong những bước quan trọng của quá trình nghiên cứu và đưa ra các giải pháp thích hợp để cải tạo, biến đổi, thích nghi một cách tối ưu. Mơi trường ra quyết định sẽ góp phần làm tăng tính hiệu quả của quyết định đó.
2.4.2. Q trình ra quyết định
Bên cạnh việc sử dụng các phương pháp và kỹ thuật suy luận thống kê để giải quyết vấn đề, thơng thường q trình ra quyết định thường được thực hiện qua sáu bước cơ bản sau:
(1) Xác định các vấn đề cần phải ra quyết định: người đầu tư cần hiểu rõ vấn
đề cần giải quyết là gì. Xác định sai vấn đề đồng nghĩa với quyết định trở nên vơ nghĩa. Để làm được điều đó, người nghiên cứu cần nắm rõ cái cốt lõi của vấn đề, tránh bị chi phối bởi các yếu tố xung quanh mà nhận thức sai về mức độ quan trọng của vấn đề, nhầm lẫn giữa vấn đề nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu.
(2) Xây dựng các tiêu chí sơ bộ để tiến hành ra quyết định và phương án giải quyết vấn đề: Việc xác lập các tiêu chí sơ bộ để đưa ra quyết định là việc
làm hết sức quan trọng, đòi hỏi sự cẩn thận và kỹ càng. Các tiêu chí này càng khơng nên được đưa ra dựa vào cảm tính. Sự rõ ràng, chính xác của tiêu chí tỉ lệ thuận với sự thành công của một quyết định. Nếu ngay từ ban đầu, các tiêu chí đưa ra đã mơ hồ và thiếu chuẩn xác, quyết định rất có thể sẽ đi vào sai lầm.
(3) Thu thập thông tin: bao gồm các bước chính: (1) xác định và hệ thống
hóa các loại thơng tin cần thu thập, (2) xác định nguồn có thể sử dụng để thu thập thông tin, (3) xác định phương pháp để thu thập thông tin, (4) xác định phương pháp để xử lý thông tin;
(4) Đánh giá và lựa chọn các giải pháp/phương án: các giải pháp/phương án
sẽ được đưa ra dựa trên việc phân tích các thơng tin đã được thu thập;
(5) Đánh giá các giải pháp/ phương án: người ra quyết định sẽ tiến hành
đánh giá các phương án trên nhiều khía cạnh khác nhau như: chi phí, hiệu quả, thời gian thực hiện, hiệu suất, tương quan về chi phí và lao động,… Từ đó, thơng qua số liệu nghiên cứu và trải nghiệm của bản thân, người ra quyết định sẽ lựa chọn các biện pháp mang tính tối ưu, thích hợp với nhu cầu thực tại và hồn cảnh của doanh nghiệp;
(6) Xác định mơi trường ra quyết định và chính thức đưa ra quyết định cuối cùng: người ra quyết định cần xem xét đến các môi trường để tiến hành ra
quyết định và đi đến quyết định chính thức trên cơ sở hồn tất đánh giá các giải pháp/ phương án và đưa ra các quyết định cho là tối ưu nhất trong hồn cảnh đó.
Bên cạnh đó, việc ra quyết định thường bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau. Các tình huống mà quỹ đầu tư thường gặp trong quá trình ra quyết định bao gồm:
Ra quyết định trong điều kiện rủi ro: là việc ra quyết định trong hồn cảnh
khơng nắm chắc về thơng tin và tình hình của thị trường, nhưng người ra quyết định nắm bắt được xác suất của từng tình huống có thể xảy đến và người ra quyết định thường phải đưa ra phán đốn dựa trên kinh nghiệm của mình hoặc ý kiến tham khảo của các chuyên gia.
Ra quyết định trong điều kiện không xác định: là việc ra quyết định trong
hồn cảnh khơng rõ ràng, không nắm chắc xác suất xuất hiện của các dữ liệu liên quan, tính chắc chắn của quyết định này thấp hơn so với ra quyết định trong điều
kiện rủi ro, vì chính bản thân người ra quyết định cũng khơng biết mình hoặc doanh nghiệp của mình phải đối mặt với tình huống xấu nhất nào.
Vì vậy, để tránh các quyết định mang tính rủi ro hoặc được đưa ra trong những hồn cảnh khơng chắc chắn, người ra quyết định cần nắm rõ, hiểu rõ mọi thông tin liên quan. Trong q trình nghiên cứu để có một quyết định then chốt, bên cạnh các yếu tố về kinh nghiệm, trực giác, yếu tố thị trường,…việc sử các phương pháp lượng hoá khi ra quyết định là điều hết sức cần thiết. Các quyết định được xem là tối ưu khi và chỉ khi đã được đặt lên bàn cân so sánh và nghiên cứu một cách cẩn thận. Khả năng suy luận chủ quan chỉ nên mang tính tham khảo, khơng nên là yếu tố chính để đưa ra quyết định trong bất kì trường hợp nào.
2.4.3. Phân loại ra quyết định
Việc phân loại quyết định thường dựa trên các tiêu chí đánh giá sau:
- Căn cứ vào tính chất của các quyết định, quyết định được phân chia thành: quyết định chiến lược, quyết định tác nghiệp hàng ngày, quyết định chiến thuật,…
- Căn cứ vào thời gian thực hiện, quyết định được phân chia thành: quyết định ngắn hạn, quyết định trung hạn, và quyết định dài hạn.
- Căn cứ vào phạm vi thực hiện, quyết định được phân chia thành: quyết định bộ phận và quyết định toàn cục.
- Căn cứ vào cách phản ứng của người ra quyết định, quyết định được phân chia thành: quyết định có lý giải và quyết định trực giác.
- Các quyết định trực giác: là những quyết định xuất phát từ trực giác của con người.
Hơn nữa, các quyết định về đầu tư cũng có thể được phân loại theo thời gian như sau:
- Dựa vào thời gian đầu tư, quyết định đầu tư bao gồm quyết định đầu tư ngắn hạn và quyết định đầu tư dài hạn;
- Dựa vào trình độ chun mơn, quyết định về đầu tư bao gồm quyết định đầu tư chuyên nghiệp và quyết định đầu tư không chuyên nghiệp;
- Dựa vào đối tượng ra quyết định, quyết định đầu tư bao gồm quyết định của các quỹ đầu tư trong nước và quyết định của các quỹ đầu tư nước ngồi. Mỗi loại hình quyết định về đầu tư khác nhau thường gắn liền với một kế hoạch ra quyết định về đầu tư khác nhau. Nếu quỹ đầu tư sẽ sử dụng cùng lúc các phương cách phân tích kỹ thuật, kiến thức tích lũy và vốn kinh nghiệm sẵn có để đưa ra các quyết định trong các quyết định đầu tư ngắn hạn một cách duy ý chí thì các quyết định đầu tư trung hạn và dài hạn thường lại địi hỏi các quỹ đầu tư cần có sự phân tích cơ bản bên trong chính doanh nghiệp để xác định các giá trị cơ bản của doanh nghiệp đó. Từ đó, có thể thấy, với mỗi loại quyết định đầu tư, hành xử của quỹ đầu tư sẽ có những khác biệt rõ rệt.