1.3. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng chính sách của một số ch
1.3.1. Kinh nghiệm tín dụng chính sách từ NHCSXH tỉnh Lạng Sơn
Chi nhánh ngân hành chính sách xã hội tỉnh Lạng Sơn ln quan tâm chỉ đạo và thực hiện nhiều giải pháp củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng chính sách đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn. Hiện nay, chi nhánh duy trì 200 điểm giao dịch xã, niêm yết cơng khai các chương trình tín dụng tại trụ sở các xã, phường, thị trấn, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận chính sách tín dụng của Chính phủ ngay tại địa bàn sinh sống, tiết giảm được chi phí và thời gian đi lại của các hộ vay. Đồng thời, chi nhánh chủ động về nguồn vốn và giải ngân kịp thời đến các hộ dân có nhu cầu vay vốn.
Nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, NHCSXH phối hợp thực hiện tốt hoạt động ủy thác cho vay qua các tổ chức chính trị – xã hội (Hội Phụ nữ, Hội Nơng dân, Hội Cựu chiến binh, Đồn Thanh niên). Theo đó, các tổ chức hội đã chỉ đạo hội cơ sở thực hiện các nội dung được ủy thác, phối hợp với NHCSXH và chính quyền cơ sở hướng dẫn tổ tiết kiệm và vay vốn bình xét đối tượng vay vốn công khai, dân chủ, đúng quy định, đúng đối tượng. Tính đến hết tháng 8/2021, tổng dư nợ ủy thác qua các tổ chức hội đạt hơn 3.241 tỷ đồng với trên 83.800 lượt hộ vay, chiếm 99,6% tổng dư nợ.
Bên cạnh đó, NHCSXH đã chú trọng củng cố, kiện toàn các tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) và đánh giá hoạt động của các tổ theo các tháng. Nhờ vậy, chất lượng hoạt động của các tổ ngày càng được nâng lên. Hiện nay, tồn tỉnh có 2.113 tổ TK&VV (giảm 79 tổ so với 31/12/2020 do sáp nhập và kiện tồn lại). Trong đó, chất lượng xếp loại tổ tốt, khá chiếm trên 99%.
Công tác thu hồi nợ đến hạn, thu lãi được chi nhánh quan tâm. Theo đó, chi nhánh thơng báo nợ đến hạn trước 1 tháng để các hộ vay chủ động trong việc trả gốc theo cam kết. Đối với các hộ nợ đến hạn gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, dịch bệnh
bất khả kháng, chi nhánh sẽ gia hạn, cho vay lưu vụ, xử lý rủi ro theo quy định của ngành, hạn chế nợ mới quá hạn phát sinh. Đồng thời, chi nhánh đôn đốc các tổ chức hội, tổ trưởng tổ TK&VV thu lãi hằng tháng theo hợp đồng ủy thác, ủy nhiệm đã ký với ngân hàng. Đối với các món vay có lãi tồn đọng từ 3 tháng trở lên, chi nhánh phối hợp với tổ chức hội, tổ trưởng tổ TK&VV trực tiếp xuống kiểm tra sử dụng vốn vay, tuyên truyền nhắc nhở các hộ vay trả lãi đầy đủ hằng tháng theo quy định.
Để nâng cao chất lượng quản lý vốn tín dụng chính sách, NHCSXH luôn quan tâm đến công tác đào tạo, tập huấn. Riêng từ đầu năm 2021 đến nay, đơn vị đã tập huấn nghiệp vụ quản lý vốn cho chủ tịch UBND cấp xã, cán bộ ban giảm nghèo cấp xã, tổ chức chính trị – xã hội cấp huyện và xã, trưởng thôn, bản và khối phố được 151 lớp với trên 6.900 người. Cùng với đó, cơng tác kiểm tra, giám sát hiệu quả sử dụng vốn được thực hiện thường xuyên. Hằng tháng, các cán bộ phụ trách địa bàn đều phối hợp với các tổ chức hội, tổ TK&VV kiểm tra, giám sát và nhắc nhở kịp thời các hộ vay vốn.
Không chỉ vậy, thời gian qua, chi nhánh còn phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương, tổ chức chính trị – xã hội nhận ủy thác, ban quản lý tổ TK&VV phân tích nguyên nhân, đánh giá khả năng trả nợ của các món vay và đơn đốc thu hồi. Tỷ lệ thu nợ gốc đến hạn bình qn đạt 94%. Trong đó, nợ q hạn hơn 1,8 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 0,06% tổng dư nợ, giảm 61 triệu đồng so với 31/12/2020. Chất lượng hoạt động tín dụng của tồn chi nhánh được đánh giá xếp loại tốt. Có thể thấy, các giải pháp NHCSXH triển khai thời gian qua đã nâng cao chất lượng tín dụng trên địa bàn. Qua đó góp phần tích cực vào phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Hết năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo tồn tỉnh cịn 7,89% (giảm 3% so với năm 2019).