1.3. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng chính sách của một số ch
1.3.4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế
Từ kinh nghiệm của các chi nhánh NHCSXH tại các tỉnh trong nước về nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng chính sách, chúng ta có thể học hỏi và rút ra được nhiều bài học bổ ích cho NHCSXH tỉnh TT-Huế nhằm nâng cao chất lượng tín dụng.
Thứ nhất: Tranh thủ sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp. Phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và tồn dân là nhân tố quyết định sự thắng lợi tồn diện, góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới; đồng thời là giải pháp quan trọng hàng đầu để tiếp tục củng cố, xây dựng NHCSXH lớn mạnh, phát triển bền vững trong tương lai.
Thứ hai: Sự quan tâm, chỉ đạo thường xuyên của Ban đại diện HHĐQT NHCSXH tỉnh, sự tham gia có trách nhiệm của chính quyền các cấp, đặc biệt là chính quyền cấp xã, sự vào cuộc của chính quyền cấp thơn và sự phối hợp chặt chẽ giữa NHCSXH với các tổ chức CT-XH là yếu tố quan trọng, tạo nên thành cơng của hoạt động tín dụng chính sách xã hội.
Thứ ba: Nâng cao vai trò và trách nhiệm của Chủ tịch UBND cấp xã là thành viên Ban đại diện HĐQT NHCSXH cấp huyện trong công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý vốn tín dụng chính sách trên địa bàn. Qua thực tiễn cho thấy, nơi nào chính quyền địa phương thường xuyên quan tâm, nơi đó chất lượng tín dụng chính sách khơng ngừng được củng cố và nâng cao, hoạt động quản lý vốn nhận ủy thác, ủy nhiệm của các tổ chức chính trị - xã hội, Tổ TK&VV có trách nhiệm, năng động, khoa học và hiệu quả hơn.
Thứ tư: Thường xuyên củng cố và duy trì hoạt động Điểm giao dịch xã đảm bảo an toàn và hiệu quả, đây là mơ hình giao dịch sáng tạo của NHCSXH, là kênh quan trọng để tuyên truyền quảng bá hình ảnh NHCSXH, các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến các Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới đến tận thôn, bản và từng người dân biết để cùng tham gia thực hiện.
Thứ năm: Phương thức cho vay ủy thác một số nội dung, công việc qua các Tổ chức chính trị - xã hội đã cơng khai hóa, xã hội hóa hoạt động tín dụng chính sách của NHCSXH trên địa bàn; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, tạo điều kiện giúp người dân được tiếp cận, thụ hưởng các chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ, tạo nên một kênh dẫn vốn hữu hiệu, tin cậy của nhân dân và cấp ủy
Đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở; giúp cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận với dịch vụ tài chính, tiết kiệm của NHCSXH một cách nhanh chóng, thuận lợi, an tồn và hiệu quả, tiết kiệm thời gian và chi phí khi vay vốn.
Thứ sau: Coi trọng công tác kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay. Qua thực tế cho thấy, địa phương nào, tổ chức chính trị - xã hội nào thường xuyên tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay của hộ vay, công tác đôn đốc thu hồi nợ gốc, thu lãi của Tổ TK&VV thì nơi đó khơng xảy ra hiện tượng chiếm dụng vốn, chất lượng tín dụng khơng ngừng được cải thiện và nâng cao.
Thứ bảy: Tăng cường phối hợp công tác kiểm tra, giám sát từ tỉnh đến cơ sở để phát hiện những hạn chế thiếu sót để kịp thời chấn chỉnh, hạn chế rủi ro cho ngân hàng và tổ chức CT-XH.
Thứ tám: Làm tốt công tác thơng tin, tun truyền ở các cấp về tín dụng chính sách của Nhà nước đến với người dân để người dân hiểu và thực hiện đúng, nhất là thực hiện tốt ngun tắc “có vay – có trả”.
Thứ chín: NHCSXH thường xuyên tuyển chọn, đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ trong ngành có tâm huyết, tinh thơng nghề nghiệp, có ý thức tổ chức kỷ luật và phong cách giao tiếp văn minh, lịch sự, tạo lập lòng tin với khách hàng là nhân tố quyết định thành công.
Tiểu kết chương 1
Trong chương này, luận văn đã trình bày cơ sở lý luận về tín dụng NHCSXH, chất lượng tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng NHCSXH. Việc nâng cao hiệu quả, chất lượng tín dụng của NHCSXH là yêu cầu khách quan; vừa giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách vay vốn thốt khỏi đói nghèo, ổn định xã hội; đồng thời nâng cao uy tín vị thế của NHCSXH. Luận văn đã đưa ra một số chỉ tiêu để đánh giá chất lượng tín dụng tại NHCSXH. Nội dung nghiên cứu chương 1 làm cơ sở để đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng tại NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế được trình bày ở chương 2.
Chƣơng 2:
THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH THIÊN THIÊN
HUẾ