Hệ thống thể chế, chính sách của Đảng, Nhà nước, ngành y tế và

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực ngành y tế tại các bệnh viện công trên địa bàn thành phố tam kỳ, tỉnh quảng nam (Trang 37 - 40)

7. Kết cấu của luận văn

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhânlực ngành y tế

1.3.2. Hệ thống thể chế, chính sách của Đảng, Nhà nước, ngành y tế và

và địa phương

1.3.2.1. Thể chế, chính sách của Đảng, Nhà nước

Hệ thống các quan điểm, chủ trương, nghị quyết của Đảng, các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách của Nhà nước có sự tác động rất lớn đến phát triển nguồn nhân lực y tế nói chung trong đó có phát triển nguồn nhân lực y tế tại các BVC trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Các thể chế, chính sách này sẽ tạo ra hành lang, cơ sở pháp lý để cho các cấp, ngành y tế và hệ thống các BVC có cách thức, biện pháp trong việc thực hiện các giải pháp, chính sách phát triển nguồn nhân lực y tế.

Chất lượng của thể chế, chính sách ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của việc phát triển nguồn nhân lực y tế. Sự ảnh hưởng của thể chế, chính sách đối với hiệu quả thực thi chính sách thể hiện ở hai điểm chủ yếu là tính đúng đắn và tính rõ ràng, cụ thể của chính sách:

+ Tính đúng đắn của thể chế, chính sách là tiền đề cơ bản cho việc thực thi có hiệu quả chính sách.Thể chế, chính sách đúng đắn, phù hợp với quy luật khách quan và sự phát triển xã hội, thể hiện lợi ích cơng, thúc đẩy sự phát triển xã hội, mang lại lợi ích thiết thực cho đối tượng chính sách thì sẽ có được sự thừa nhận, ủng hộ của đối tượng chính sách, người thực thi và xã hội, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả thực thi.

+ Tính rõ ràng, cụ thể của thể chế, chính sách là yếu tố then chốt để thực thi chính sách có hiệu quả, là căn cứ cho hoạt động thực thi chính sách của chủ thể thực thi chính sách, cũng là cơ sở để tiến hành đánh giá và giám sát q trình thực thi chính sách.

Tác động trực tiếp đến phát triển nguồn nhân lực y tế tại các BVC trên địa bàn thành Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam đó là hệ thống các thể chế, chính sách, nghị quyết, quyết định liên quan đến quy chế hoạt động, cơ cấu tổ chức, quy định trong tuyển dụng, sử dụng nguồn nhân lực y tế của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương của tỉnh Quảng Nam.

1.3.2.2. Chế độ chính sách đãi ngộ của Nhà nước

Chế độ đãi ngộ chính sách của Nhà nước góp phần tạo động lực, thúc đẩy tinh thần làm việc đối với cán bộ y tế từ đó góp phần nâng cao được chất lượng công tác khám chữa bệnh.

Nghị quyết số 46/NQ-TW ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị về cơng tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới đã chỉ rõ "nghề y là một nghề đặc biệt, cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt" và "Xây dựng và thực hiện chính sách đãi ngộ hợp lý đối với cán bộ, nhân viên y tế; thực hiện chế độ đãi ngộ đối với người thầy thuốc tương đương như với người thầy giáo" [2].

Chế độ đãi ngộ đối với nhân viên y tế có thể là các yếu tố vật chất, cũng có thể là các yếu tố phi vật chất nhằm thúc đẩy người lao động trong

ngành y tế tin tưởng, an tâm cơng tác, làm việc tích cực, hăng say, sáng tạo và sẵn sàng đi đến các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

1.3.2.3. Sự phát triển của ngành y tế

Cùng với sự phát triển kinh tế-xã hội, ngành y tế cũng ngày một phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng. Sự gia tăng về dân số kéo theo nhu cầu khám chữa bệnh của người dân ngày càng cao. Chính vì vậy, ngành y tế cũng đã mở rộng các cơ sở y tế nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng tăng và đa dạng của nhân dân về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe. Sự phát triển các cơ sở y tế đòi hỏi phải phát triển nguồn nhân lực y tế cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu hợp lý.

Sự gia tăng số lượng nhân lực y tế theo nhu cầu ngày càng tăng của xã hội địi hỏi phải nâng cao trình độ chun môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp, thể chất, y đức ... để đảm bảo chất lượng dịch vụ y tế.

1.3.2.4. Chính sách thu hút nhân lực y tế

Thực tế hiện nay là những người có trình độ chun mơn cao có xu hướng làm việc tại các thành phố lớn, thành thị lớn, các khu vực trung tâm do đó việc phân bố nhân lực y tế ln là một thách thức, khó khăn đối với ngành

y tế. Tình trạng chảy máu chất xám đã từng xảy ra từ khu vực cơng dịch chuyển sang khu vực tư cũng đang là khó khăn cho ngành y tế. Vì vậy, Đảng, Nhà nước, Chính quyền địa phương, các cấp, các ngành cần có chính sách ưu đãi đối với nguồn nhân lực như: Hỗ trợ ban đầu về tài chính, nhà đất, hỗ trợ đào tạo, quan tâm tuyển dụng nhân lực... để thu hút nguồn nhân lực y tế.

1.3.2.5. Chính sách đào tạo, bồi dưỡng chun mơn nghiệp vụ

Khoa học kỹ thuật không ngừng phát triển, những vấn đề về sức khỏe và bệnh tật của con người luôn thay đổi theo chiều hướng đa dạng và ngày càng phức tạp hơn thì việc đào tạo, bồi dưỡng cập nhật kiến thức mới để đáp ứng ngày một tốt hơn cho chuyên môn đối với nhân viên y tế là một tất yếu.

Do đó muốn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của nguồn nhân lực y tế các tổ chức cần phải có kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực cho phù hợp với yêu cầu của công việc.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực ngành y tế tại các bệnh viện công trên địa bàn thành phố tam kỳ, tỉnh quảng nam (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(150 trang)
w