Hoàn thiện các chính sách, thể chế phát triển nguồn nhânlực y tế

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực ngành y tế tại các bệnh viện công trên địa bàn thành phố tam kỳ, tỉnh quảng nam (Trang 118 - 121)

7. Kết cấu của luận văn

3.2. Một số giải pháp phát triển nguồn nhânlực y tế

3.2.1. Hoàn thiện các chính sách, thể chế phát triển nguồn nhânlực y tế

Nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân ngày càng cao và đa dạng.

3.2. Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực y tế

Áp lực từ nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao trong nhân dân đã và đang đặt ra nhiều thách thức cho các bệnh viện nói riêng và cho ngành y tế nói chung. Giải quyết tình trạng q tải ngày một phổ biến ở các bệnh viện cùng hàng loạt khó khăn liên quan đến cơng tác thu hút nhân lực, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh là những nhiệm vụ trọng tâm của ngành y tế. Để giải quyết được vấn đề này cần tập trung một số giải pháp sau:

3.2.1. Hồn thiện các chính sách, thể chế phát triển nguồn nhân lựcy tế y tế

Để xây dựng nguồn nhân lực y tế đáp ứng yêu cầu xã hội, Nhà nước cần thiết phải xây dựng, hoàn thiện và ban hành các luật, nghị định, thông tư và các văn bản cần thiết để qui định về thể chế, chính sách cho ngành y tế. Như cần phải điều chỉnh về chính sách tiền lương và phụ cấp của nhân viên y tế trong Nghị định 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương, Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 28/12/2011; Thơng tư liên tịch số 02/2012/TTLT-BYT-BNV-BTC và Thông tư số 07/2005/TT-BNV ngày 5/1/2005 của Bộ Nội để khích lệ nhân viên y tế làm việc.

Tiếp tục gắn công tác xây dựng nguồn nhân lực y tế với các chương trình, mục tiêu quốc gia trong lĩnh vực y tế. Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy về đảm bảo chất lượng đào tạo nguồn nhân lực y tế. Bộ Y tế cần rà sốt và hồn thiện chuẩn đầu ra cho các chương trình đào tạo bác sĩ đa khoa, y tế cơng cộng, điều dưỡng… thống nhất trong tồn quốc. Như dự án (HPET) theo quyết định số Quyết định số 192/QĐ-BYT ngày 16 tháng 1 năm

2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt nội dung văn kiện Dự án “Giáo dục và đào tạo nhân lực y tế phục vụ cải cách hệ thống y tế".

Đối với địa phương cần xây dựng cơ chế chính sách đặc thù trong tuyển dụng, bố trí cán bộ y tế phù hợp cho từng cơ sở y tế trên từng địa bàn cụ thể.

Địa phương cần phải duy trì và thực hiện tốt nghị định số 140/2017/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2017 "về chính sách thu hút tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ". Hiện nay chính sách thu hút NNL của UBND tỉnh theo Quyết định 04 quyết định 04/2014/QĐ-UBND ngày 4 tháng 3 năm 2014; Quyết định số 05/2014/QĐ- UBND ngày 07/3/2014 đã hết hiệu lực. Do đó UBND tỉnh cần ban hành chính sách mới hoặc di trì chính sách thu hút nhân tài và chính sách hổ trợ đào tạo đối với sinh viên đang học bác sĩ, bác sĩ nội trú đáp ứng yêu cầu chương trình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh và có cam kết sau khi tốt nghiệp về làm việc tại các cơ sở y tế công lập thuộc tỉnh Quảng Nam như trước đây.

Đối với các BVC trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, cần xây dựng kế hoạch cụ thể thực hiện các chính sách của các cấp, bộ, ngành y tế, đặc biệt là của UBND tỉnh Quảng Nam, Sở Y tế. Ngoài ra, ban hành, hoàn thiện các chính sách phát triển NLYT phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và định hướng phát triển của từng bệnh viện.

Quy hoạch nguồn nhân lực, đây là giải pháp có ý nghĩa rất quan trọng để các bệnh viện xây dựng được đội ngũ NLYT đáp ứng nhu cầu phát triển. Quy hoạch để có lộ trình phát triển NLYT đáp ứng tốt với yêu cầu, nhiệm vụ trong thời gian tới.

3.2.2. Xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực cho ngành y tế

Xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực y tế là xác định nhu cầu về số lượng, chất lượng, thời gian, địa điểm tổ chức và đối tượng tham gia

đào tạo. Việc xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực y tế tốt sẽ giúp tạo ra số lượng lao động chất lượng thích hợp, cơ cấu thành phần hợp lí cho việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xã hội nhất định. Nhờ vậy, sẽ loại trừ được hiện tượng khi quá thừa, khi quá thiếu các loại lao động, nhất là các loại lao động bậc cao, lao động đặc thù [25].

Hiện nay, tại các bệnh viện như: Phạm Ngọc Thạch, bệnh viên Tâm Thần, Bệnh viện Phụ sản- Nhi đang thiếu nguồn nhân lực đặc biệt là bác sĩ chuyên khoa [29]. Việc thiếu bác sĩ, nhất là các bác sĩ có trình độ chun mơn cao ở nhiều lĩnh vực, đơn vị đã ảnh hưởng khơng ít đến chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.

Qua kết quả tính tốn từ các bảng số liệu 2.5 (bảng cơ cấu theo chức danh); bảng 2.3 (bảng cơ cấu theo trình độ đào tạo); bảng 2.11 (tổng số giường bệnh kế hoạch và thực kê) và thông tư 08/2007/TTLT-BYT-BNV, ta thấy nguồn nhân lực y tế tại các BVC trên địa bàn thành phố Tam Kỳ còn thiếu khoảng hơn 900 nhân viên y tế. Trong đó đội ngũ bác sĩ chưa sau đại học khoảng 144 người; Điều dưỡng chưa đại học khoảng 150 người. Tỷ lệ bác sĩ / Điều dưỡng là 272/466 tương đương 1/1.71 so với yêu cầu của thông tư 08/2007/TTLT-BYT-BNV tỷ lệ bs/dd là 1/3. Như vậy lực lượng điều dưỡng cịn q thiếu hụt.

Chính vì vậy, các BVC trên địa bàn thành phố Tam Kỳ nói riêng và ngành y tế tỉnh Quảng Nam nói chung cần xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực cụ thể cho ngành y tế. Xây dựng đào kế hoạch tuyển mới từ lực lượng sinh viên tốt nghiệp từ các trường đào tạo y và kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ từ nguồn tại chỗ (đại học và sau đại học). Cụ thể năm 2021 UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch tuyển dụng viên chức với 570 viên chức ngành y tế theo kế hoạch số 6204/KH-UBND ngày 16 tháng 9 năm 2021

"Tuyển dụng viên chức làm việc tại các đơn vị sự nghiệp y tế và các đơn vị liên quan đến ngành y tế tỉnh Quảng Nam năm 2021" [38].

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực ngành y tế tại các bệnh viện công trên địa bàn thành phố tam kỳ, tỉnh quảng nam (Trang 118 - 121)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(150 trang)
w