Tỷ giá USD/VND từ 16/10/2008 31/12/2008

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái của các doanh nghiệp việt nam (Trang 40 - 42)

Nguồn: http://finance.yahoo.com/charts?

s=USDVND=X#chart15:symbol=usdvnd=x;range=20081013,2008122

9;indicator=split+volume;charttype=line;crosshair=off;ohlcvalues=1;logscale=on

Nguyên nhân:

 Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu tác động đối với nước ta làm cho XK giảm, NK tăng, ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm của sản xuất trong nước, làm cho kinh tế bị suy giảm. Nhu cầu về ngoại tệ phục vụ việc NK cuối năm thường cao hơn các tháng khác

 Trong khoảng thời gian từ tháng 10 - tháng 11, nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh việc bán ra chứng khốn trong đó bán trái phiếu (700 triệu USD), cổ phiếu (100 triệu USD). Nhu cầu mua ngoại tệ của khối nhà đầu tư nước ngoài tăng cao khi muốn đảm bảo

thanh khoản của tổ chức tại chính quốc. Nhu cầu mua USD của các ngân hàng nước ngoài cũng tăng mạnh (khoảng 40 triệu USD/ngày).

 Cầu USD trên thị trường tự do tăng cao bởi khi NHNN không cho phép nhập vàng thì hiện tượng nhập lậu vàng gia tăng, làm tăng cầu USD để nhập khẩu (do USD là đồng tiền thanh tốn chính).

NHNN bán hơn 1 tỷ USD cho các NHTM đáp ứng nhu cầu NK một số mặt hàng thiết yếu.

Khi các yếu tố vĩ mơ chưa có dấu hiệu ổn định thì xu hướng mất giá mạnh của VND sẽ tiếp tục là vấn đề đáng lo ngại khi tình hình lạm phát vẫn chưa có biểu hiện suy giảm. Tuy nhiên, duy trì VND yếu sẽ tạo động lực cho hoạt động XK đặc biệt là khi thậm hụt thương mại có chiều hướng tăng trở lại vào những tháng đầu năm 2009 do giá các mặt hàng NK bắt đầu giảm và nhu cầu nhập khẩu tiêu dùng trong những tháng cuối năm có thể tăng mạnh.

Ngồi ra tâm lý đầu cơ tỷ giá sẽ được hạn chế, giúp các doanh nghiệp có điều kiện ổn định và chủ động hơn trong xây dựng phương án sản xuất kinh doanh. Do đó, việc duy trì sự mất giá của VND sẽ là ưu tiên hàng đầu giúp tạo lợi thế cho XK trong thời gian tới. Tuy nhiên điều này cũng mang lại rủi ro tỷ giá cho các DN nhập khẩu.

Trong cơ cấu nhập khẩu của Việt Nam, khi giá trị NK nguyên phụ liệu vẫn chiếm tỷ trọng cao (khoảng 1/3 giá trị nhập khẩu, không kể xăng dầu) trong khi các mặt hàng XK chủ lực đều là các mặt hàng đòi hỏi nguyên liệu NK, linh kiện phụ tùng nhiều nhất. Đây là những ngun nhân chính dẫn đến tình trạng nhập siêu diễn trong năm 2008. Vì vậy mặt trái của việc duy trì sự mất giá của VND sẽ là những khó khăn trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp NK, trong khi hoạt động NK trong nước lại nhằm phục vụ hoạt động sản xuất và XK là chính (nhập khẩu cho tiêu dùng chỉ chiếm 10%).

Hơn thế nữa, diễn biến tỷ giá năm 2008 đồng thời còn cho thấy nhiều bất cập trong hoạt động điều tiết tỷ giá của NHNN, thể hiện qua sự chênh lệch khá lớn giữa tỷ giá liên ngân hàng với tỷ giá trên thị trường tự do trong một thời gian dài. Tuy nhiên, có thể nói, chính sách tỉ giá là một trong những chính sách quan trọng nhất và cũng khó dự đốn nhất do các ảnh hưởng ngoài thị trường như sự dịch chuyển của dịng vốn nước ngồi và kiều hối.

Tính chung cả năm, tốc độ tăng giá USD lên đến 6,31%, cao nhất tính từ năm 1999 đến nay (chỉ sau năm 1997 tăng 14,2%, năm 1998 tăng 9,6%, còn từ 1999 đến năm 2007 chỉ tăng 1,63%/năm). Nhưng nếu tính bình qn năm nay so với năm trước thì chỉ tăng 2,35%.

2.1.2.2. Phân tích biến động tỷ giá JPY/VND năm 2008.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái của các doanh nghiệp việt nam (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w