Tổng kim ngạch xuất nhập khẩuViệt Nam 2004 – 2008

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái của các doanh nghiệp việt nam (Trang 34)

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ Tổng cục Thống kê.

Do đó trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ đi vào nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động XNK đến diễn biến tỷ giá hối đoái của Việt Nam và cụ thể là những biến động của tỷ giá trong năm 2008 và những ảnh hưởng của nó đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

2.1.2. Diễn biến tỷ giá hối đối của Việt Nam năm 2008.

Như đã phân tích hoạt động XNK ở phần trên, thị trường Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản là các thị trường XNK lớn của Việt Nam nên biến động tỷ giá của các loại tiền USD, EUR, JPY ln có nhiều ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp XNK trong nước. Năm 2008 cũng là năm diễn ra cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nặng nề nhất từ trước đến nay khiến cho nhiều tập đoàn lớn trên thế giới bị phá sản, sát nhập…và cũng là năm mà tỷ giá có nhiều biến động. Vì vậy, chúng ta sẽ nghiên cứu những biến động tỷ giá của ba loại ngoại tệ chủ yếu trên trong năm 2008 và những tác động của nó.

2.1.2.1. Phân tích biến động tỷ giá USD/VND năm 2008.

Biến động của tỷ giá thể hiện qua sự trồi sụt bất thường trong năm 2008 khi giảm mạnh trong giai đoạn đầu năm và tăng mạnh từ giữa năm, gây ra những xáo trộn lớn đến kế hoạch sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp.

Biểu đồ 2.7: Diễn biến tỷ giá USD/VND cả năm 2008.

Nguồn: http://finance.yahoo.com/charts?

s=USDVND=X#chart16:symbol=usdvnd=x;range=20080102,2

0081229;indicator=split+volume;charttype=line;crosshair=off;ohlcvalues=1;logscale=on

đoạn:

Diễn biến thị trường ngoại tệ Việt Nam trong năm 2008 có thể chia ra làm 4 giai

Giai đoạn đầu (3 tháng đầu năm từ 01/01/2008 – 25/03/2008): Tỷ giá liên

tục giảm, dưới mức sàn.

Trong giai đoạn 3 tháng đầu năm, tỷ giá USD/VND trên thị trường liên ngân hàng liên tục sụt giảm, từ mức 16.112 đồng xuống 15.960 đồng, mức thấp nhất là 15.560

đồng/USD. Nguyên nhân là:

Thời điểm này đang ở giai đoạn gần Tết Dương lịch, do đó lượng kiều hối chuyển về nước khá lớn. Tình hình hoạt động kinh doanh trong nước diễn ra sơi động và dịng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài đổ vào Việt Nam tăng nhanh đã tạo áp lực lớn đối với tiền đồng.

Một nguồn cung ngoại tệ khác là, các nhà đầu tư dự kiến VND sẽ tăng giá so với USD, cộng thêm chênh lệch lãi suất lớn giữa USD và VND nên các nhà đầu tư đẩy mạnh việc bán USD chuyển qua VND. Tập trung vào các đối tượng là nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Trái phiếu Chính phủ Việt Nam (1,4 tỷ USD), các doanh nghiệp xuất khẩu vay USD để phục vụ sản xuất kinh doanh…Các NHTM lúc này cũng đẩy mạnh bán USD. Tỷ giá quy đổi từ USD sang VND quá thấp khiến nhiều DN xuất khẩu phải chịu thiệt hại lớn do nguồn thu chủ yếu đều bằng USD.

Biểu đồ 2.8: Tỷ giá USD/VND từ 01/01/2008 – 25/03/2008.

Nguồn: http://finance.yahoo.com/charts?

s=USDVND=X#chart15:symbol=usdvnd=x;range=20081013,20081229;indicator =split+volume;charttype=line;crosshair=off;ohlcvalues=1;logscale=on

Giới DN xuất khẩu gặp khó khăn buộc Chính phủ phải có những biện pháp nhằm ổn định tỷ giá không để xuống mức quá thấp thông qua một số biện pháp cụ thể như:

Trong khoảng thời gian này, Chính phủ và NHNN đẩy mạnh việc kiềm chế lạm phát, sử dụng biện pháp tiền tệ thắt chặt, tăng lãi suất cơ bản từ 8,25%/năm (tháng 12/2007) lên 8,75%/năm (tháng 2/2008). NHNN không thực hiện mua ngoại tệ USD nhằm hạn chế việc bơm tiền ra lưu thông, tăng biên độ tỷ giá USD/VND từ 0,75%/năm lên 1%/năm trong ngày 10/03/2008.

Giai đoạn 2 (từ 26/03 – 16/07): Tỷ giá USD/VND tăng với tốc độ chóng mặt

tạo cơn sốt USD trên cả thị trường liên ngân hàng lẫn thị trường tự do.

Đợt biến động tỷ giá thứ hai diễn ra từ giữa tháng 6/2008 khi những khó khăn vĩ mơ được bộc lộ rõ hơn, điển hình là tình trạng lạm phát gia tăng mạnh. Định hạng triển vọng tín dụng của Việt Nam bị các tổ chức xếp hạng tín dụng quốc tế lần lượt hạ thấp từ ổn định xuống tiêu cực. Thâm hụt thương mại ngày càng lớn trong khi nhu cầu mua ngoại tệ trả các khoản nợ đến hạn của cả DN xuất nhập khẩu tăng cao.

Biểu đồ 2.9: Tỷ giá USD/VND từ 26/03/2008 – 16/07/2008.

Nguồn: http://finance.yahoo.com/charts?

s=USDVND=X#chart9:symbol=usdvnd=x;range=20080326,20080716;

indicator=split+volume;charttype=line;crosshair=off;ohlcvalues=1;logscale=on;source=undefined

Trong giai đoạn này, tỷ giá tăng dần đều và đột ngột tăng mạnh từ giữa tháng 6, tỷ giá USD/VND từ 15.560 đồng tăng dần lên trên 16.800 đồng . Tâm lý hoang mang cộng với động thái đầu cơ của giới buôn ngoại tệ trên thị trường tự do đẩy USD cùng với giá vàng tăng mạnh lên gần 19 triệu đồng/lượng. Ngày 27/06, NHNN tăng biên độ USD/VND từ 1% lên 2%.

Nguyên nhân USD tăng mạnh trong giai đoạn này chủ yếu do:

 Một là tâm lý bất ổn của doanh nghiệp và người dân khi thấy USD tăng nhanh dẫn đến trạng thái găm ngoại tệ của giới đầu cơ.

 Hai là do quan hệ cung cầu. Cầu ngoại tệ tăng mạnh so với cung USD bởi một số lý do chính. Ước tính đến hết Quý I/2008 nền kinh tế Việt Nam nhập siêu tới mức kỷ lục, tới 9 tỷ USD. Kim ngạch nhập khẩu gấp 2,7 lần kim ngạch xuất khẩu. Các doanh nghiệp có nhu cầu rất lớn về ngoại tệ cho thanh toán hàng nhập khẩu và chi trả dịch vụ cho đối tác nước ngồi. Trong khi đó các doanh nghiệp xuất khẩu sau một thời gian ngắn tạm thời bị “ứ đọng” ngoại tệ do tỷ giá xuống quá thấp và NHTM cũng như NHNN khơng mua vào, thì nay theo chỉ đạo của Chính phủ, NHNN và các NHTM đã mua vào, giải toả hết sự ứ đọng đó, nên nguồn cung ngoại tệ ra thị trường giảm mạnh.

tế.

 Ba là tăng nhập khẩu vàng do chênh lệch lớn giữa giá vàng trong nước và quốc

 Nhà ĐTNN bắt đầu rút vốn khỏi Việt nam bằng việc bán Trái phiếu Chính phủ khi lo ngại về tình hình kinh tế và do tình hình thanh khoản thấp trên thị trường thế giới đẩy nhu cầu mua USD chuyển vốn về nước lên cao (bán ròng 0,86 tỷ USD).

 Nhu cầu mua ngoại tệ trả các khoản nợ của cả DN xuất và nhập khẩu đến hạn cao. Các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là DN xuất khẩu có nhu cầu đổi sang VND rất lớn, trong khi nguồn cung từ phía NHNN có phần bị thắt chặt càng làm tình hình khan hiếm VND trở nên khó khăn

Cung ngoại tệ thấp do NHNN không cho phép cho vay ngoại tệ đối với doanh nghiệp xuất khẩu (theo Quyết định số 09/2008/QĐ, NHNN không cho phép vay để chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu, vay thực hiện dự án sản xuất xuất khẩu) giảm hiện tượng doanh nghiệp xuất khẩu vay ngoại tệ bán lại trên thị trường.

Giai đoạn 3 (từ 17/07 – 15/10): Giảm mạnh và dần đi vào bình ổn.

Nhờ có sự can thiệp kịp thời của NHNN, cơn sốt USD đã được chặn đứng, tỷ giá giảm từ trên 16.800 đồng/USD xuống 16.400 đồng/USD và giao dịch bình ổn quanh mức 16.600 đồng trong giai đoạn từ tháng 8 – tháng 11.

Nhận thấy tình trạng sốt USD đã ở mức báo động, lần đầu tiên trong lịch sử, NHNN đã công khai công bố dự trữ ngoại hối quốc gia 20,7 tỷ USD khi các thông tin trên thị trường cho rằng USD đang trở nên khan hiếm.

Đồng thời lúc này, NHNN đã ban hành một loạt các chính sách nhằm bình ổn thị trường ngoại tệ như kiểm soát chặt các đại lý thu đổi ngoại tệ (cấm mua bán ngoại tệ trên thị trường tự do không đăng ký với các NHTM), cấm mua bán USD thông qua ngoại tệ khác để lách biên độ, cấm nhập khẩu vàng và cho phép xuất khẩu vàng; bán ngoại tệ can thiệp thị trường thông qua các NHTM lớn.

Biểu đồ 2.10: Tỷ giá USD/VND từ 26/03/2008 – 16/07/2008.

Nguồn: http://finance.yahoo.com/charts?

s=USDVND=X#chart13:symbol=usdvnd=x;range=20080716,2008102

Giai đoạn 4 (từ 16/10/2008 - 31/12/2008): tỷ giá USD tăng trở lại.

Tỷ giá USD/VND tăng đột ngột trở lại từ mức 16.600 lên 16.880 rồi tiếp tục tăng mạnh lên mức cao nhất khoảng 17.500 sau đó giảm nhẹ. Giao dịch nằm trong biên độ tỷ giá. Tuy nhiên cung hạn chế, cầu ngoại tệ vẫn lớn. Sau khi NHNN tăng biên độ tỷ giá từ 2% lên 3% trong ngày 7/11/2008, tăng tới mức 17.440 USD/VND.

Biểu đồ 2.11: Tỷ giá USD/VND từ 16/10/2008 - 31/12/2008.

Nguồn: http://finance.yahoo.com/charts?

s=USDVND=X#chart15:symbol=usdvnd=x;range=20081013,2008122

9;indicator=split+volume;charttype=line;crosshair=off;ohlcvalues=1;logscale=on

Nguyên nhân:

 Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu tác động đối với nước ta làm cho XK giảm, NK tăng, ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm của sản xuất trong nước, làm cho kinh tế bị suy giảm. Nhu cầu về ngoại tệ phục vụ việc NK cuối năm thường cao hơn các tháng khác

 Trong khoảng thời gian từ tháng 10 - tháng 11, nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh việc bán ra chứng khốn trong đó bán trái phiếu (700 triệu USD), cổ phiếu (100 triệu USD). Nhu cầu mua ngoại tệ của khối nhà đầu tư nước ngoài tăng cao khi muốn đảm bảo

thanh khoản của tổ chức tại chính quốc. Nhu cầu mua USD của các ngân hàng nước ngoài cũng tăng mạnh (khoảng 40 triệu USD/ngày).

 Cầu USD trên thị trường tự do tăng cao bởi khi NHNN không cho phép nhập vàng thì hiện tượng nhập lậu vàng gia tăng, làm tăng cầu USD để nhập khẩu (do USD là đồng tiền thanh tốn chính).

NHNN bán hơn 1 tỷ USD cho các NHTM đáp ứng nhu cầu NK một số mặt hàng thiết yếu.

Khi các yếu tố vĩ mơ chưa có dấu hiệu ổn định thì xu hướng mất giá mạnh của VND sẽ tiếp tục là vấn đề đáng lo ngại khi tình hình lạm phát vẫn chưa có biểu hiện suy giảm. Tuy nhiên, duy trì VND yếu sẽ tạo động lực cho hoạt động XK đặc biệt là khi thậm hụt thương mại có chiều hướng tăng trở lại vào những tháng đầu năm 2009 do giá các mặt hàng NK bắt đầu giảm và nhu cầu nhập khẩu tiêu dùng trong những tháng cuối năm có thể tăng mạnh.

Ngoài ra tâm lý đầu cơ tỷ giá sẽ được hạn chế, giúp các doanh nghiệp có điều kiện ổn định và chủ động hơn trong xây dựng phương án sản xuất kinh doanh. Do đó, việc duy trì sự mất giá của VND sẽ là ưu tiên hàng đầu giúp tạo lợi thế cho XK trong thời gian tới. Tuy nhiên điều này cũng mang lại rủi ro tỷ giá cho các DN nhập khẩu.

Trong cơ cấu nhập khẩu của Việt Nam, khi giá trị NK nguyên phụ liệu vẫn chiếm tỷ trọng cao (khoảng 1/3 giá trị nhập khẩu, không kể xăng dầu) trong khi các mặt hàng XK chủ lực đều là các mặt hàng đòi hỏi nguyên liệu NK, linh kiện phụ tùng nhiều nhất. Đây là những ngun nhân chính dẫn đến tình trạng nhập siêu diễn trong năm 2008. Vì vậy mặt trái của việc duy trì sự mất giá của VND sẽ là những khó khăn trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp NK, trong khi hoạt động NK trong nước lại nhằm phục vụ hoạt động sản xuất và XK là chính (nhập khẩu cho tiêu dùng chỉ chiếm 10%).

Hơn thế nữa, diễn biến tỷ giá năm 2008 đồng thời còn cho thấy nhiều bất cập trong hoạt động điều tiết tỷ giá của NHNN, thể hiện qua sự chênh lệch khá lớn giữa tỷ giá liên ngân hàng với tỷ giá trên thị trường tự do trong một thời gian dài. Tuy nhiên, có thể nói, chính sách tỉ giá là một trong những chính sách quan trọng nhất và cũng khó dự đốn nhất do các ảnh hưởng ngoài thị trường như sự dịch chuyển của dịng vốn nước ngồi và kiều hối.

Tính chung cả năm, tốc độ tăng giá USD lên đến 6,31%, cao nhất tính từ năm 1999 đến nay (chỉ sau năm 1997 tăng 14,2%, năm 1998 tăng 9,6%, còn từ 1999 đến năm 2007 chỉ tăng 1,63%/năm). Nhưng nếu tính bình qn năm nay so với năm trước thì chỉ tăng 2,35%.

2.1.2.2. Phân tích biến động tỷ giá JPY/VND năm 2008.

Biểu đồ 2.12: Biến động tỷ giá JPY/VND 2008.

Nguồn: http://finance.yahoo.com/ c harts?

s=JPYVND=X#cha r t3:symbol=jpyvnd=x;range=20080101,20081229;i

ndicator=split+volume;charttype=line;crosshair=off;ohlcvalues=1;logscale=on.

Giao dịch chênh lệch lãi suất và ảnh hưởng tới đồng JPY.

Từ đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, để giúp nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã nới lỏng chính sách tiền tệ. Overnight Call Rate (một loại lãi suất qua đêm trên thị trường liên ngân hàng) đã giảm xuống mức 0,5% kể từ cuối năm 1995 và tiếp tục giảm kể từ thời gian đó. Trong cùng thời gian, Fed funds rate là 5,5%. Lãi suất của các đồng tiền chủ chốt khác cũng ở mức cao tương tự như đối với đồng USD. Sự chênh lệch lãi suất giữa các quốc gia đã dẫn tới một hiện tượng: các nhà đầu tư có xu hướng vay đồng JPY với lãi suất thấp, sau đó bán JPY và mua USD trên thị

trường ngoại hối để đầu tư vào các tài sản định giá bằng các đồng tiền có mức sinh lời cao hơn.

Xuất phát từ nhu cầu này, các nhà giao dịch và các nhà đầu cơ khác góp phần đẩy mạnh hoạt động này, làm JPY có xu hướng bị giảm giá so với các ngoại tệ khác. Diễn biến này cũng được Ngân hàng Trung ương Nhật Bản ủng hộ, vì đồng JPY yếu sẽ có tác dụng kích thích xuất khẩu của Nhật Bản.

Giao dịch nói trên gọi là giao dịch chênh lệch lãi suất (carry trade). Những nhà giao dịch tham gia carry trade chịu các rủi ro tiềm tàng sau đây:

 Các tài sản định giá bằng các đồng tiền khác bị xuống giá.  JPY tăng giá so với các ngoại tệ khác.

Trong thời kỳ suy thoái, các tài sản có xu hướng bị xuống giá, đồng thời Ngân hàng Trung ương các nền kinh tế có ngoại tệ chính như USD, GBP, EUR… có xu hướng cắt giảm lãi suất để kích thích tăng trưởng. Điều này khiến carry trade trở nên rủi ro hơn, các nhà đầu tư bán USD và các ngoại tệ khác để mua JPY để đóng lại vị thế carry trade đã thiết lập trước đó (carry trade unwinding). Xu hướng này lại được củng cố bởi hoạt động của các nhà đầu cơ, là những người gió chiều nào thì theo chiều ấy, do đó làm cho JPY có xu hướng tăng giá.

Biểu đồ 2.13: Lãi suất của các đồng tiền chủ chốt

Nguồn: FED, BOJ, forexfactory.com.

Theo biểu đồ, FED (The Federal Reserve) bắt đầu cắt giảm lãi suất vào tháng 9/2007, với FED funds rate (lãi suất liên ngân hàng) giảm 50 điểm cơ bản còn 4,75% từ

mức 5,25%. Kể từ đó, FED liên tục cắt giảm lãi suất, với mức hiện tại còn 0,25%. Lãi suất của JPY đang ở mức 0,1%.

Biểu đồ 2.14: Cặp tỷ giá USD/JPY trên thị trường ngoại hối liên ngân hàng(FX interbank market) (FX interbank market)

Nguồn: FXCM.

Cùng thời gian này, JPY đã tăng giá mạnh so với USD. Cặp tiền USD/JPY cao nhất đạt khoảng 124 tháng 7/2007, hiện tại cặp tiền này còn khoảng 92. Như vậy, JPY đã tăng giá khoảng 34% so với USD.

Từ ngày 17/12/2008 - 5/03/2009, đồng JPY cũng ở vào trong giai đoạn hiệu chỉnh sau một thời gian mất giá đến 11.7% so với USD. Đặc biệt là vào ngày 18/03/2009, việc FED quyết định bơm thêm 1.200 tỷ USD bằng cách mua lại trái phiếu dài hạn của chính phủ Mỹ khiến tỷ giá USD/JPY điều chỉnh mạnh từ mức 98.29 xuống còn 96.18.

Biểu đồ 2.15: Sự hiệu chỉnh của tỷ giá USD/JPY

Nguồn: VietstockFinance

Hướng đi của tỷ giá JPY/VND.

Về mặt ngun tắc, khơng có tỷ giá trực tiếp giữa JPY/VND mà được tính thơng qua trung gian bằng đồng USD theo công thức JPY/VND = USD/VND:USD/JPY. Do đó, hướng đi của cặp tiền JPY/VND phụ thuộc vào 2 yếu tố:

Biến động tỷ giá đối với cặp USD/VND: Như đã phân tích ở phần trên, năm 2008, VND có biến động rất mạnh so với đồng USD. Trên thị trường tự do, VND đã mất giá 7.3% so với USD và thậm chí có thời điểm lên đến 19,000 VND/USD. Động thái nâng biên độ tỷ giá từ +/-3% lên +/- 5% cho thấy Chính phủ có thể đang cho phép VND giảm giá dần so với USD.

Biến động tỷ giá đối với cặp USD/JPY: Nhiều dự báo cho rằng, tỷ giá USD/JPY

có thể giao dịch từ mức 96-112 khi kết thúc năm 2009. Có 4 lý do để cho rằng đồng JPY

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái của các doanh nghiệp việt nam (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w