7. Kết cấu của luận văn
2.1. Khái quát về tỉnh Quảng Ngãi
2.1.1. Về điều kiện chính trị
Quảng Ngãi trải dài từ 14°32′ đến 15°25′ Bắc, từ 108°06′ đến 109°04′ Đông, tựa vào dãy núi Trường Sơn hướng ra biển Đơng, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía nam giáp tỉnh Bình Định, phía tây giáp tỉnh Kon Tum, phía đơng giáp biển Đơng. Tỉnh Quảng Ngãi được tái lập vào ngày 01 tháng 7 năm 1989 trên cơ sở chia tách tỉnh Nghĩa Bình thành 2 tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định. Theo Nghị quyết số 867/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Quảng Ngãi vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành, kể từ ngày 01/02/2020, tỉnh Quảng Ngãi có 13 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 11 huyện, 1 thành phố và 1 thị xã; 173 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 148 xã, 17 phường và 8 thị trấn. Là tỉnh ven biển, có đường bờ biển dài gần 150 km, Quảng Ngãi có diện tích tự nhiên 5.155,78 km2, dân số trung bình năm 2019 là 1.434 nghìn người, mật độ dân số 247,9 người/km2. Quảng Ngãi có địa hình khá phức tạp, dãy Trường Sơn đâm ra sát biển và với đường bờ biển từ An Tân đến Sa Huỳnh lộng gió nên nơi đây trở thành một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp có những dịng sơng xen lẫn núi đồi, ghềnh thác cùng nhiều di tích, kiến trúc cổ như: Di sản văn hoá Sa Huỳnh, chùa Thiên ấn, thành cổ Châu Sa, chứng tích Sơn Mỹ, địa đạo Đám Tối… và với nhiều danh lam thắng cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp và hữu tình như: Thiên ấn niêm hà, Cổ luỹ Cơ thôn… Năm 1850, vua Tự Đức đã liệt Núi Thiên Ấn vào hàng danh sơn (ghi vào tự điển) và sông Trà Khúc vào
hàng đại xuyên (con sông lớn, khắc vào dụ đỉnh cùng với sơng Vệ). Núi ấn soi mình xuống dịng sơng Trà như dấu ấn của trời đóng xuống dịng sơng nên được Nguyễn Cư Trinh vịnh trong Quảng Ngãi thập cảnh (sau là Quảng Ngãi thập nhị cảnh) là “Thiên ấn niêm hà”. Ngày 02 tháng 3 năm 1990, Bộ Văn hóa - Thể thao và du lịch đã cơng nhận núi Thiên ấn, chùa Thiên ấn và mộ cụ Huỳnh Thúc Kháng (trên ngọn núi này) là thắng cảnh cấp Quốc gia.
Là địa phương có 62% diện tích là miền núi; tồn tỉnh Quảng Ngãi có 187.072 người dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm khoảng 14,9 % dân số tồn tỉnh. Trong đó ba dân tộc chủ yếu là dân tộc Hrê, Co, Ca dong, ngồi ra cịn có các dân tộc khác với khoảng 500 người sống tập trung ở 78 xã của 06 huyện miền núi và một số huyện đồng bằng có đồng bào DTTS. Sau khi có Chỉ thị số 49-CT/TW, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tổ chức phổ biến quán triệt và triển khai thực hiện cho cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh, bí thư, phó bí thư các huyện, thị, thành ủy và ban hành Công văn số 96-CV/TU ngày 01/12/2015 về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 49-CT/TW của Ban Bí thư. Ban cán sự Đảng UBND tỉnh, các cấp ủy, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp đã tổ chức qn triệt ở cấp mình; đồng thời ban hành cơng văn, kế hoạch để triển khai thực hiện gắn với việc tiếp tục thực hiện các văn bản Trung ương, của tỉnh về công tác dân vận đến cán bộ, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân. Trong đó, đặc biệt chú trọng cơng tác PBGDPL cho người dân, nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật hướng người dân sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.
2.1.2. Về điều kiện kinh tế
Kinh tế tỉnh Quảng Ngãi ngày càng phát triển toàn diện với tốc độ tăng giá trị sản xuất hàng năm đạt 7,5% - 8,5%, chiếm khoảng 4,83%/năm (GRDP). Giai đoạn 2016-2020, GRDP của tỉnh ước đạt 82,593 tỷ đồng (giá hiện hành), gấp 1,36 lần so với năm 2015; tỷ trọng công nghiệp xây dựng chiếm khoảng
53,4%, dịch vụ chiếm khoảng 28,35%, nông nghiệp chiếm khoảng 18,51%; GRDP bình quân đầu người đạt 2.791 USD, gấp 1,2 lần so với năm 2015. Tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh trong 05 năm (2015-2020) ước đạt 90.175 tỷ đồng, bằng 107,7% so với mục tiêu trung ương giao (đạt mục tiêu Nghị quyết XIX). Tỷ trọng chi đầu tư phát triển trong tổng chi cân đối ngân sách nhà nước tăng từ 178,73% năm 2015 lên 24,37% năm 2020 [33].
Quảng Ngãi đặc biệt chú trọng thực hiện nhiệm vụ đột phá phát triển cơng nghiệp đóng góp lớn vào việc tăng trưởng kinh tế. Năm 2020, giá trị sản xuất cơng nghiệp ước đạt 132,965 tỷ đồng, tăng bình qn 4,49%/năm (vượt mục tiêu Nghị quyết XIX); nếu khơng tính sản phẩm lọc hóa dầu thì tăng 24,68%/năm. Giá trị tăng thêm cơng nghiệp ước đạt 27,733 tỷ đồng, tăng bình quân 4,76%/năm (vượt mục tiêu Nghị quyết XIX). Tỷ lệ lao động công nghiệp – xây dựng trong tổng lao động chiếm 32%. Cơ cấu công nghiệp chuyển dịch theo hướng giảm dân sự phụ thuộc vào cơng nghiệp lọc, hóa dầu; tỷ trọng giá trị sản xuất sản phẩm lọc, hóa dầu trong tổng giá trị sản xuất ngành cơng nghiệp giảm từ 83% năm 2015 cịn 58,9% năm 2020 [33].
Khu kinh tế Dung Quất, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tiếp tục được quan tâm đầu tư, phát triển thu hút được nhiều dự án, tạo thêm nhiều việc làm cho lao động. Từ năm 2017 đến nay, khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp đã thu hút được 176 dự án trong nước, tổng vốn đầu tư 153.000 tỷ đồng; 36 dự án FDI, tổng vốn đầu tư 859,07 triệu USD. Đã tập trung tháo gỡ vướng mắc để đẩy nhanh tốc độ phát triển các khu công nghiệp VSIP Quảng Ngãi. Triển khai xây dựng một số khu tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án. Chủ trương quy hoạch Trung tâm lọc, hóa dầu và năng lượng quốc gia tại Khu kinh tế Dung Quất thay thế dự án thép Quảng Liên Dung Quất không thực hiện trong nhiều năm.
Với mong muốn đổi mới, khát vọng vươn lên, khơi dậy niềm tự hào, ý chí, khát vọng, niềm tin phát triển trong mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân. Ðổi mới mạnh mẽ tư duy; khơi dậy mọi tiềm năng, nguồn lực, tạo động lực mới cho sự phát triển nhanh và bền vững. Lấy giá trị văn hóa, con người làm nền tảng, sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững. Xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, văn minh. Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới. Lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu. Phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với bảo đảm quốc phịng, an ninh; giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an tồn xã hội, tạo môi trường ổn định cho phát triển bền vững. Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Ngãi trở thành tỉnh phát triển khá của vùng miền trung; tạo tiền đề để đến năm 2030, trở thành tỉnh phát triển khá, có thu nhập bình qn đầu người ít nhất bằng mức bình quân của cả nước.
2.1.3. Về điều kiện văn hóa – xã hội
Trải dài trên hơn 130 km bờ biển, Quảng Ngãi có những bãi tắm sạch đẹp, nên thơ như: Mỹ Khê, Sa Huỳnh, Khe Hai với những bãi cát trắng mịn, làn nước trong xanh như hòa quyện trong mây trời thành một khoảng không xanh ngắt bất tận. Kết hợp với sự đa dạng và đan xen kỳ diệu của địa hình và khí hậu nhiệt đới gió mùa, Quảng Ngãi có một hệ sinh thái rất phong phú và nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Núi Cà Đam, thác Trắng. Thêm vào đó, sự đa dạng về tộc người cùng với sự giao thoa lâu đời của nền văn hóa Sa Huỳnh và văn hóa Chăm Pa đã tạo nên những nét đặc trưng độc đáo, một diện mạo rất riêng cho khí chất, tâm hồn con người và bản sắc văn hóa đất Quảng….
Ngồi ra, Quảng Ngãi cịn có nhiều điểm đến như Khu lưu niệm Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Mộ cụ Huỳnh Thúc Kháng; Bảo tàng Khởi nghĩa Ba Tơ, Bảo tàng Khởi nghĩa Trà Bồng, Nhà Chứng tích Sơn Mỹ, Khu quần thể di tích gắn liền với tên tuổi Anh hùng - Bác sĩ - Liệt sỹ Đặng Thuỳ Trâm. Đến với
Quảng Ngãi du khách còn được tham gia các lễ hội mang đậm nét của nền văn hoá lúa nước, văn hố biển; và thưởng thức những món đặc sản đặc trưng. Đặc biệt, khi nói về Quảng Ngãi không thể không nhắc tới Đảo Lý Sơn. Trong số những danh lam thắng cảnh, có những điểm đến ln thu hút khách du lịch như: huyện Đảo Lý Sơn, Gành Yến, Khu Chứng tích Sơn Mỹ, Khu Du lịch Sa Huỳnh… Trong đó, Lý Sơn vẫn là địa điểm du lịch thu hút được nhiều du khách nhất với 265 nghìn lượt du khách, doanh thu đạt trên 317 tỷ đồng.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, Quảng Ngãi vẫn còn tồn tại, hạn chế như: Quy mô kinh tế của tỉnh còn hạn chế; năng lực cạnh tranh thấp; cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động chuyển dịch chậm; giá trị sản xuất cơng nghiệp, thu ngân sách nhà nước cịn phụ thuộc nhiều vào Nhà máy lọc dầu Dung Quất; cơ cấu lại nơng nghiệp chậm, chưa có nhiều mơ hình hiệu quả; chưa có giải pháp hữu hiệu để gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ; nguồn lực xây dựng nông thôn mới hạn hẹp; dịch vụ, du lịch phát triển chưa tương xứng với tiềm năng; kinh tế miền núi còn nhiều khó khăn; tỷ lệ hộ nghèo cịn cao, giảm nghèo chưa bền vững; kết cấu hạ tầng kinh tế, hạ tầng xã hội còn yếu kém, thiếu đồng bộ; chất lượng giáo dục, y tế cải thiện chưa nhiều; công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, giảm nghèo chậm đổi mới; xã hội hóa lĩnh vực giáo dục và các hoạt động văn hóa, thể thao vẫn cịn những trở ngại, hạn chế...
2.1.4. Chủ thể tổ chức, thực hiện Xã hội hóa cơng tác phổ biến, giáodục pháp luật trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017-2021 dục pháp luật trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017-2021
Thực hiện Quyết định số 705/QĐ-TTg, ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017–2021 và Kế hoạch số 215/KH-HLGVN ngày 10/8/2017 của Hội Luật gia Việt Nam về thực hiện Đề án Xã hội hóa cơng tác phổ biến, giáo
dục pháp luật và trợ giúp pháp lý giai đoạn 2013-2016 đến năm 2021;
hóa cơng tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý giai đoạn 2017-2021 (PBGDPL và TGPL), lấy ý kiến góp ý của các sở, ngành liên
quan, UBND cấp huyện và Ban Chấp hành Tỉnh hội gửi Sở Tư pháp thẩm định và trình UBND tỉnh. Ngày 11/12/2017, Chủ tịch UBND ban hành Kế hoạch 7656/KH-UBND về thực hiện Đề án Xã hội hóa cơng tác phổ biến,
giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý giai đoạn 2017 – 2021 trên địa bàn
tỉnh (sau đây gọi tắt là Kế hoạch 7656).
Được giao chủ trì thực hiện Kế hoạch 7656, Hội Luật gia tỉnh Quảng Ngãi ban hành Công văn số 06/HLG ngày 30/01/2018 gửi UBND các huyện, thành phố, các cấp hội xây dựng kế hoạch triển khai Đề án Xã hội hóa cơng
tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý giai đoạn 2017 – 2021
trên địa bàn huyện/thành phố, thị xã và trong từng cấp hội nhằm thực hiện có hiệu quả kế hoạch của UBND tỉnh. Qua đó, hầu hết UBND các huyện, thành phố, các cấp Hội Luật gia trong tỉnh đều ban hành kế hoạch thực hiện Đề án. Tại Kế hoạch số 7656/KH-UBND thực hiện Đề án Xã hội hóa cơng tác phổ
biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý giai đoạn 2017 – 2021 trên địa
bàn tỉnh, quy định cơ quan, tổ chức thực hiện nhiệm vụ như sau:
Thứ nhất, thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Đề án Xã hội hóa cơng tác
phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý giai đoạn 2017 - 2021 do
Đại diện UBND tỉnh làm Trưởng ban; Thường trực HLG tỉnh, Phó ban Thường trực; Sở Tư pháp, Phó ban và các cơ quan liên quan làm thành viên.
Thứ hai, tổ chức quán triệt, triển khai kế hoạch thực hiện Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017 - 2021 tại Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 25/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch số 215/KH-HLGVN ngày 10/8/2017 của Hội Luật gia Việt Nam đến các cấp hội luật gia trong tỉnh.
Thứ ba, nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường xã hội hóa cơng tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh
đáp ứng nhu cầu trong tình hình mới, phù hợp với từng đối tượng, địa bàn, đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả. Đồng thời, mỗi huyện, thành phố xây dựng thí điểm từ 01 xã, phường thị trấn thực hiện xã hội hóa cơng tác PBGDPL và TGPL. Lựa chọn mơ hình phù hợp, có hiệu quả để phổ biến và nhân rộng.
Thứ tư, nâng cao chất lượng xã hội hóa cơng tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý; đổi mới hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý gắn với việc ứng dụng công nghệ thông tin. Cụ thể:
Ở cơ sở, lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật với tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý, các hoạt động sinh hoạt văn hóa, học tập tại cộng đồng. Chú trọng, tổ chức các đợt tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật kết hợp với trợ giúp pháp lý lưu động tại các địa bàn nông thơn, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người, có điều kiện đặc biệt khó khăn và hải đảo. Các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật chủ yếu là tuyên truyền miệng; biên soạn, cung cấp các tài liệu bổ trợ về phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý; biên soạn tờ gấp pháp luật; phát hành đĩa CD bằng tiếng dân tộc thiểu số Cor, Ca Dong, H’Re...; Phối hợp với Đài phát thanh - truyền hình tỉnh thực hiện chuyên mục “Công dân hỏi - Luật gia trả lời”; mở chuyên trang “tìm hiểu pháp luật” trên Báo Quảng Ngãi...
Thứ năm, tăng cường công tác phối hợp giữa Hội Luật gia với các cơ quan Nhà nước, Đồn luật sư, các tổ chức chính trị - xã hội, chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để thúc đẩy công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý (xây dựng quy chế hoặc chương trình, kế hoạch phối hợp). Theo đó, Hội Luật gia tỉnh Quảng Ngãi chủ trì phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Tài chính, Đồn Luật sư, Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh, các sở, ngành, các hội đoàn thể tỉnh, UBND cấp huyện thực hiện triển khai Đề án; Sở Tư pháp - cơ quan Thường trực của Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL tỉnh phối hợp với Hội Luật gia tỉnh trong việc hướng dẫn, kiểm tra
việc tổ chức thực hiện nội dung kế hoạch này; Sở Tài chính chủ động cân đối, bố trí kinh phí bảo đảm thực hiện Đề án trong dự toán chi thường xuyên hàng năm. Hướng dẫn Hội Luật gia tỉnh, UBND cấp huyện lập dự tốn, phân bổ, sử dụng nguồn kinh phí thực hiện đề án đạt hiệu quả; Các sở, ban, ngành tỉnh trong phạm vi chức năng nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm phối hợp với Hội Luật gia tỉnh thực hiện kế hoạch Đề án.
Ủy ban nhân dân cấp huyện căn cứ nội dung của kế hoạch chủ động triển khai thực hiện nhiệm vụ đảm bảo thiết thực, chất lượng và hiệu quả. Hội Luật gia và Phòng tư pháp cấp huyện là cơ quan tham mưu giúp UBND cùng cấp chỉ đạo, điều phối các hoạt động và kinh phí thực hiện Đề án về phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý tại địa phương; Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh, Đoàn Luật sư và các tổ chức thành viên của mặt trận tham gia phối hợp triển khai các nội dung của Đề án.