Trường có hệ PTDTNT thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo:

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn huyện quốc oai, thành phố hà nội (Trang 43)

7. Kết cấu của luận văn:

1.4. Đặc điểm giáo viêntrường có hệ PTDTNT thuộc Bộ Giáo dục và

1.4.1. Trường có hệ PTDTNT thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo:

1.4.1.1. Trường PT DTNT trong hệ thống giáo dục:

Điều kiện thành lập trường PT DTNT và cấp quản lý được quy định tại khoản 1 điều 4 của Thông tư số 01/2016/TT-BGDĐT, ngày 15/01/2016 của Bộ trưởng Bộ GDĐT [3], được thể hiện như sau:

- Trường PT DTNT cấp huyện đào tạo cấp trung học cơ sở (THCS) được thành lập tại các huyện miền núi, hải đảo, vùng dân tộc;

- Trường PTDTNT cấp tỉnh đào tạo cấp trung học phổ thông (THPT) được thành lập tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

1.4.1.2. Đặc điểm của trường có hệ PT DTNT thuộc Bộ GDĐT:

Trường có hệ PT DTNT thuộc Bộ GDĐT là đơn vị trường học chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ GDĐT được thành lập theo khoản 2 điều 4 của Thông tư số 01/2016/TT-BGDĐT ngày 15/01/2016 của Bộ trưởng Bộ GDĐT với nội dung cụ thể như sau: “Trong trường hợp cần thiết, để tạo nguồn cán bộ là con em các dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) có thể giao cho trường PTDTNT cấp huyện đào tạo cả cấp THPT; bộ chủ quản có thể giao cho cơ sở giáo dục trực thuộc có đào tạo học sinh hệ PT DTNT đào tạo cả hệ dự bị đại học” [3].

1.4.1.3. Nhiệm vụ của trường Phổ thông Dân tộc Nội trú:

Trường PT DTNT thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều lệ trường trung học và các quyền, nhiệm vụ sau đây:

- Tuyển sinh đúng đối tượng theo chỉ tiêu kế hoạch được giao hằng năm.

- Giáo dục học sinh về truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt

- Giáo dục lao động và hướng nghiệp, giúp học sinh định hướng nghề phù hợp với khả năng của bản thân và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, giáo dục học sinh ý thức phục vụ quê hương sau khi tốt nghiệp.

- Tổ chức đời sống vật chất, tinh thần cho học sinh PT DTNT.

- Có kế hoạch theo dõi số học sinh đã tốt nghiệp nhằm đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục.

1.4.1.4. Cơ cấu tổ chức của trường Phổ thơng Dân tộc Nội trú:

- Ngồi các tổ quy định tại Điều lệ trường THPT hiện hành, trường PT DTNT

được thành lập thêm không quá 03 tổ để thực hiện các lĩnh vực công tác giáo dục đặc thù của nhà trường như: quản lý học sinh nội trú; chăm sóc và ni dưỡng học sinh nội trú; tư vấn tâm lý, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh nội trú. Việc thành lập thêm các tổ tuỳ theo tình hình thực tế của trường để hiệu trưởng quyết định [3].

- Mỗi lớp học của trường PTDTNT có khơng quá 35 học sinh.

1.4.1.5. Chính sách ưu tiên đối với trường Phổ thơng Dân tộc Nội trú:

- Trường PT DTNT được ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị, bố trí giáo

viên, nhân viên và ngân sách để đảm bảo thực hiện chương trình, nội dung giáo dục và các nội dung giáo dục đặc thù, việc dạy học, chăm sóc, ni dưỡng và giáo dục học sinh.

-Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh của trường PTDTNT được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của Nhà nước.

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định bổ sung chính sách ưu tiên của địa phương đối với trường PT DTNT (nếu có), Ủy ban nhân dân cấp huyện quy định việc hỗ trợ về đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị, kinh phí cho giáo viên, học sinh và các hoạt động giáo dục của nhà trường (nếu có).

dục là học sinh THPT, là người DTTS các tỉnh miền núi phía Bắc và hải đảo. Chất lượng học sinh khi về nhập học thường khơng cao về mặt bằng trình độ, thấp về khả năng tiếng Việt, lạc hậu về văn hóa, khả năng tiếp thu chậm và dễ bị tổn thương. Giáo viên trường PT DTNT không chỉ dạy kiến thức văn hóa mà cịn dạy tiếng Việt, dạy làm người, dạy khả năng giao tiếp, dạy khả năng tự lập…

Do vậy, để giảng dạy đối tượng học sinh các vùng DTNT và hải đảo, đòi hỏi người giáo viên chỉ đòi hỏi giàu kiến thức chun mơn mà cịn phải có phương pháp giảng dạy thích hợp; hiểu biết và có khả năng giao tiếp bằng tiếng dân tộc để chia sẻ, tìm hiểu tâm tư, tình cảm, mong muốn và truyền thống văn hóa nơi cư trú của học sinh. Giảng dạy đối tượng học sinh DTNT cịn địi hỏi người giáo viên phải có tính kiên trì, bình tĩnh, bền bỉ trong giáo dục…ứng xử phù hợp với đối tượng học sinh dân tộc vùng DTTS…

1.4.2.1. Vị trí, vai trị của giáo viên trường PT DTNT:

ĐNGV là nhân tố quan trọng quyết định sự nghiệp GDĐT. Đảng và Nhà nước luôn đánh giá cao công lao của các thế hệ thầy giáo, cô giáo đối với việc đào tạo thế hệ trẻ. Đặc biệt là đối với ĐNGV các trường PT DTNT các tỉnh, thành phố và các trường trực thuộc Bộ GDĐT trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Do đối tượng giảng dạy của giáo viên trường PT DTNT là người DTTS thuộc các vùng miền núi, biên giới phía bắc và hải đảo cho nên phương pháp giảng dạy phải mang đặc điểm nổi bật của giáo viên là phải mang đến tính dân tộc. ĐNGV có vị trí, vai trị quan trọng trong việc giảng dạy và giáo dục cho học sinh; truyền đạt kiến thức toàn diện, phát triển và hoàn thiện nhân cách học sinh.

Tuy nhiên, đối với ĐNGV trường PT DTNT thì vai trị đó trở nên đặc biệt hơn thơng qua cơng tác giảng dạy, người giáo viên cịn lổng ghép, tuyên

sách phát triển dân tộc và quan điểm đại đoàn kết dân tộc cho các em học sinh vùng DTTS, biên giới phía Bắc và hải đảo đang học tập tại trường.

Thông qua việc giảng dạy đối tượng học sinh người DTTS vùng núi, biên giới phía Bắc và hải đảo trong trường PT DTNT. Ngồi việc nâng cao dân trí, người giáo viên góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho đồng bào dân tộc; tạo nền tảng, tiền đề phát triển kinh tế - xã hội cho đồng bào dân tộc; góp phần hiện thực hóa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển đồng bào DTTS và quan điểm đại đoàn kết dân tộc.

1.4.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của giáo viên trường PT DTNT:

Ngoài nhiệm vụ của người giáo viên theo Luật Giáo dục năm 2019, các nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Điều lệ trường trung học hiện hành, giáo viên trường PT DTNT còn phải thực hiện nhiệm vụ theo quy chế tổ chức và hoạt động của trường PT DTNT được quy định tại Thông tư số 01/2016/TT-BGDĐT ngày 15/01/2016 của Bộ trưởng Bộ GDĐT [3], cụ thể như sau:

- Chấp hành phân cơng của Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của trường PT DTNT quy định tại Điều 3 của quy chế này. -Tìm hiểu và giáo dục chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước cho học sinh.

- Tích cực tìm hiểu văn hóa, ngơn ngữ, phong tục, tập quán và đặc điểm tâm lý học sinh các dân tộc thiểu số ở địa phương.

- Vận dụng phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh

giá phù hợp với học sinh PT DTNT; tham gia quản lý, giáo dục học sinh ngồi giờ chính khóa; bồi dưỡng và phụ đạo học sinh; hướng dẫn học sinh tự học; tổ chức các hoạt động lao động và trải nghiệm sáng tạo cho học sinh.

- Được hưởng các chính sách ưu đãi theo quy định của Nhà nước. Được bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ và phương pháp giáo dục, chăm sóc học

sinh PTDTNT và được hưởng các chế độ, chính sách ưu đãi theo quy định của Nhà nước.

- Biết sử dụng ít nhất một thứ tiếng dân tộc thiểu số ở địa phương để giao tiếp với cộng đồng, tích cực tìm hiểu tình hình kinh tế - xã hội ở vùng dân tộc thiểu số nơi đang công tác.

- Tơn trọng và bảo vệ quyền bình đẳng giữa các dân tộc, thương yêu học sinh, nắm được đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, đặc điểm văn hóa dân tộc của học sinh người dân tộc thiểu số.

- Tham gia quản lý học sinh ngoài giờ lên lớp, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém, tổ chức lao động và vui chơi giải trí.

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giáo viên:

1.5.1. Nhận thức đầy đủ trách nhiệm cùng sự chủ động học tập, rèn luyện của giáo viên:

Ln có thái độ và tinh thần làm việc với trách nhiệm cao nhất, luôn chủ động trong cơng việc được giao; có tư duy cơng việc mạch lạc, hồn thành nhiệm vụ được giao nhanh hơn, từ đó đề xuất các sáng kiến, phương pháp giảng dạy có hiệu quả, khả thi. Đặc biệt trong công tác quản lý, chủ động nắm bắt tâm tư học sinh đóng yếu tố rất quan trọng trong việc tạo mối quan hệ gắn kết giữa giáo viên và học sinh trong môi trường sư phạm.

Thời đại cơng nghệ 4.0 phát triển nhanh chóng, thúc đẩy nhận thức của con người ngày càng được nâng cao, các hoạt động kinh tế-xã hội không ngừng phát triển. Theo đó, giáo viên THPT phải nhận thức được việc chủ động học tập, rèn lun nâng cao trình độ chun mơn và nghiệp vụ sư phạm để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giảng dạy. Do vậy, sự phát triển của khoa học công nghệ đã tác động đến sự phát triển ĐNGV THPT. Tuy nhiên, việc phát triển ĐNGV THPT phải đảm bảo cả hai yếu tố, đó là về số lượng lẫn trình độ chun mơn, nghiệp vụ nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng

1.5.2. Môi trường, điều kiện làm việc:

Mơi trường có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động giảng dạy và sự phát triển, nâng cao chất giảng dạy của mỗi cá nhân nhà giáo. Môi trường làm việc đối với giáo viên bao gồm: cơ sở vật chất, tinh thần, chế độ chính sách, mối quan hệ giữa lãnh đạo đối với giáo viên và giữa giáo viên với giáo viên… trong một môi trường giáo dục. Môi trường làm việc tốt là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của giáo viên cũng như quyết định đến chất lượng, kết quả giảng dạy của đơn vị. Thực tế cho thấy khơng ít đơn vị trường học có mơi trường giáo dục khơng tốt dẫn đến những hậu quả có thể nhìn thấy được như: Chất lượng, kết quả giảng dạy kém; mất đồn kết; thậm chí giáo viên có trình độ, năng lực thực xin thơi việc hoặc chuyển cơng tác.

1.5.3. Chính sách tạo động lực và sự quan tâm khích lệ của tập thể lãnh đạo nhà trường:

Theo quy định của nhà nước, giáo viên được hưởng các chế độ ưu đãi như: thâm niên nghề, chính sách về tiền lương, chế độ nghỉ lễ, tết nghỉ phép, ốm đau, thai sản, được học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ phù hợp với năng lực sở trường và nhu cầu về đào tạo, bồi dưỡng của giáo viên. Nhà trường thực hiện đầy đủ, kịp thời những chính sách này nhằm động viên khuyến khích giáo viên n tâm cơng tác, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, tin tưởng vào sự phát triển bền vững của nhà trường, giáo viên tồn tâm, tồn lực cơng hiến cho sự nghiệp GDĐT của nhà trường. Giáo viên được cử đi học các lớp theo quy hoạch nguồn được nhà trường hỗ trợ kinh phí, học phí và được hưởng tồn bộ lương trong q trình học tập [13].

và tinh thần. Đãi ngộ về tinh thần giữ vai trò rất quan trọng, giúp thoả mãn tối đa nhu cầu đa dạng của cán bộ, giáo viên trong nhà trường.

Khen thưởng cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên hồn thành tốt cơng việc được giao. Thưởng cho các phát minh, sáng kiến nâng cao chất lượng giảng dạy; thưởng cho những người trung thành và tận tụy với đơn vị và...nhân dịp lễ tết, ngày thành lập đơn vị... qua các hình thức phong tặng danh hiệu, gửi thư khen ngợi, đăng báo, dán hình tun dương [18].

Có nhiều biện pháp khuyến khích tinh để thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của người lao động. Lãnh đạo nhà trường cần bố trí cơng việc phù hợp với khả năng và nguyện vọng của mỗi người, tạo điều kiện để họ nâng cao trình độ. Có thái độ quan tâm chân thành tới ĐNGV để nắm vững về tên tuổi, hồn cảnh gia đình, thường xuyên thăm hỏi động viên cấp dưới. Giảm bớt sự cách biệt giữa cấp trên với cấp dưới qua việc tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể thao nhân các dịp lễ tết; đồng thời tạo lên sự gần gũi, đồn kết nội bộ cơ quan. Các chính sách đãi ngộ được áp dụng đồng đều, không phân biệt.

Thường xuyên quan tâm tới chất lượng giáo viên nhằm phát huy tiềm năng để kịp thời bồi dưỡng, đồng thời chỉ ra các sai sót để nhân viên sửa chữa, điều chỉnh cho phù hợp. Tạo khơng khí vui tươi thoải mái trong mơi trường lao động. Linh hoạt khi áp dụng các chế độ nghỉ dưỡng đối với ĐNGV; tạo tinh thần và cảm giác thoải mái để nâng cao hiệu suất công việc. Cảm nhận được sự tin tưởng và tạo điều kiện của cấp trên, nhân viên sẽ tự cảm thấy có trách nhiệm với cơng việc hơn. Thi đua là phương tiện để kích thích và phát huy tích cực tính chủ động và sáng tạo của người lao động.

TIỂU KẾT CHƯƠNG I

Giáo viên trường PT DTNT là một lực lược đặc biệt quan trọng trong việc truyền tải kiến thức cho con em vùng DTTS. Xây dựng ĐNGV trường PT DTNT đủ về số lượng, từng bước nâng cao chất lượng, đồng bộ về cơ cấu là yêu cầu cần thiết để nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường PT DTNT nói riêng và nâng cao chất lượng giáo dục dân tộc nói chung đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đào tạo hiện nay.

Trên cơ sở đánh giá về chức năng, nhiệm vụ của trường PT DTNT đồng thời cũng phân tích làm rõ, nhiệm vụ, vai trị của ĐNGV; những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng ĐNGV và CBQL trong các nhà trường nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu giáo dục.

Chương I đã phân tích khái quát những vấn đề lý luận mang tính định hướng cho việc nâng cao chất lượng ĐNGV trường PT DTNT nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục; phát triển ĐNGV là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực sư phạm làm tăng giá trị vật chất, giá trị tinh thần, đạo đức và thể chất… là con đường làm giàu kiến thức, trình độ, năng lực sư phạm của ĐNGV;

ĐNGV có chất lượng, đảm bảo đủ về số lượng, cơ cấu hợp lý, vững vàng về trình độ, năng lực nghiệp vụ; làm tốt cơng tác tuyển chọn, sắp xếp, bố trí, đề bạt, thuyên chuyển, kiểm tra, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo bồi dưỡng, xây dựng môi trường phát lý và môi trường sư phạm, đảm bảo thực hiện tốt chế độ chính sách, xây dựng tổ chức đồn kết, thống nhất để thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG CÓ HỆ PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TRỰC THUỘC BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI.

2.1. Cơ sở pháp lý đánh giá chất lượng đội ngũ giáo viên trường Phổthông DTNT. thông DTNT.

Trong công tác nâng cao chất lượng giáo dục, đánh giá chất lượng giáo viên và chất lượng dạy học cho học sinh là người DTTS sinh sống tại những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn đã được Đảng và Nhà nước rất quan tâm. Những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có những chính sách nhằm thúc đấy sự phát triển nền giáo dục nói chung và chất lượng giáo dục nói

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn huyện quốc oai, thành phố hà nội (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w