CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN CHU TRÌNH BÁN HÀNG

Một phần của tài liệu Thiết kế thử nghiệm cơ bản cho chu trình bán hàng năm 2014 (Trang 48 - 52)

CÔNG TÁC KIỂM TOÁN CHU TRÌNH BÁN HÀNG

3.1. Áp dụng kỹ thuật phân tích các khoản công nợ phải thu khách hàng,doanh thu bán hàng doanh thu bán hàng

Thủ tục phân tích là sự đánh giá các thông tin tài chính của đơn vị qua việc nghiên cứu mối quan hệ giữa các thông tin tài chính với nhau và giữa các thông tin tài chính với những thông tin tài chính với những thông tin tài chính không mang tính chất tài chính.

Trong kiểm toán công nợ phải khách hàng và doanh thu bán hàng KTV có thể từ sự so sánh số dư hay số phát sinh của các khoản phải thu, hay số phát sinh của từng tháng với báo cáo lỗ lãi, biên bản quyết toán thuế để phát hiện ra các nghiệp vụ bất thường. Ví dụ khoản phải thu khách hàng tăng bất thường và trọng yếu có thể là nguyên nhân do doanh nghiệp mở rộng thị trường và ký kết được nhiều hợp đồng bán hàng có giá trị lớn, song đây cũng có thể là do hạch toán sai sót, nhầm lẫn hay do cố ý ghi tăng các khoản thu.

Ngoài ra, KTV so sánh các tỷ số giữa các kỳ với nhau để phát hiện ra những tài khoản có khả năng sai sót .

Bên cạnh đó, thủ tục phân tích còn bao gồm phép so sánh giữa các chỉ tiêu của Xí nghiệp với các chỉ tiêu bình quân trong ngành, so sánh số liệu thực tế với số liệu kế hoạch hoặc số liệu dự toán.

Đây là một thủ tục rất hữu ích bởi vì chi phí thực hiện rất thấp, việc tính toán và so sánh các con số với nhau được thực hiện dễ dàng và đơn giản, giúp cho KTV thấy được khả năng sai sót gian lận tiềm ẩn.

Tại Công ty Xí nghiệp Hoá chất Mỏ hầu như các KTV không sử dụng thủ tục này để tìm ra các điểm bất thường đáng chú ý trong công nợ phải thu khách hàng, doanh thu. Theo em nghĩ các điểm KTV nên tận dụng kỹ thuật này để cho cuộc kiểm toán đạt hiệu quả cao hơn.

Sau khi đã tiến hành khảo sát nghiệp vụ, KTV dựa vào kết quả của bước này để xác định phạm vi chọn mẫu. Thông thường nếu như trong bước trên KTV phát hiện ra quá nhiều sai sót thì sẽ mở rộng phạm vi khảo sát chi tiết và ngược lại. Song trên thực tế, KTV thường chọn mẫu các nghiệp vụ để kiểm soát chi tiết dựa trên phán đoán cá nhân, dựa vào kinh nghiệm bản thân là chủ yếu. Và các KTV dựa vào nguyên tắc số lớn có nghĩa là những nghiệp vụ nào có giá trị lớn, đặc biệt là nếu khoản phải thu, doanh thu bán hàng. Việc chọn mẫu này dễ dẫn tới rủi ro kiểm toán vì chưa chắc các gian lận sai sót đã xảy ra với những nghiệp vụ có giá trị lớn mà có thể xảy ra với những nghiệp vụ có giá trị nhỏ song tập hợp lại thì chúng có thể gây ra những sai sót nghiêm trọng đến các thông tin trên Báo cáo tài chính và ảnh hưởng đến việc ra quyết định của lãnh đạo Công ty cũng như lãnh đạo ở các Xí nghiệp được kiểm toán. Bên cạnh đó, lựa chọn mẫu dựa vào sự mẫn cảm nghề nghiệp của kiểm toán viên sau khi quan sát mối quan hệ trong hệ thống kiểm soát nội bộ nhiều khi có thể xảy ra sai lầm cho kiểm toán viên do một số thành viên tiêu cực trong Xí nghiệp cố tình tạo ra một bầu không khí làm cho kiểm toán viên tin tưởng vào họ trong khi đáng lẽ ra phải làm ngược lại.

Vậy ở đây, các kiểm toán viên khi lựa chọn mẫu thì cần phải kết hợp những nhận xét phán đoán của mình qua khảo sát kiểm soát với những phương pháp chọn mẫu khoa học như: phương pháp chọn mầu ngẫu nhiên, phương pháp chọn mẫu phi xác suất.

Theo em, trong cuộc kiểm toán khoản mục phải thu, khoản mục doanh thu thì các kiểm toán viên nên chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên, đây là một phương pháp chọn mẫu khoa học và khách quan theo một phương pháp xác định đảm bảo cho mọi phần tử trong tổng thể đều có khả năng được chọn vào mẫu. Bảng số ngẫu nhiên là bảng kê các con số độc lập được xếp ngẫu nhiên phục vụ cho việc chọn mẫu. Bảng thường bao gồm nhiều con số được sắp xếp vào một bảng in sẵn. Chẳng hạn kiểm toán viên có thể sử dụng bảng số ngẫu nhiên do Hội đồng thương mại Liên quốc gia ban hành. Bảng này gồm nhiều dòng và cột.

Các con số được sắp xếp theo kiểu bàn cờ, mỗi số gồm có 5 chữ số. Quá trình chọn mẫu theo bảng này gồm các bước sau:

* Bước 1: Định lượng khối lượng kiểm toán bằng con số duy nhất

Thông thường, các chứng từ đã được đánh số (mã hoá) trước bằng con số duy nhất. Trong trường hợp này, bản thân các con số thứ tự là các đối tượng chọn mẫu. Trong trường hợp phải đánh số cũng có thể tận dụng các con số đã có một cách tối đa để đơn giản hoá việc đánh số. Ví dụ, trong một quyển sổ chứa các khoản mục tài sản kiểm toán gồm 90 trang, mỗi trang có 30 dòng. Để có số duy nhất có thể kết hợp số thứ tự của trang với số thứ tự của dòng trên mỗi trang để có số thứ tự từ 0101 đến 9030. Trong bước này, kiểm toán công nợ phải thu, doanh thu bán hàng rơi vào trường hợp thứ nhất do vậy không cần thiết phải thực hiện bước này.

* Bước 2: Thiết lập quan hệ giữa bảng với đối tượng kiểm toán đã địn lượng

Do đối tượng kiểm toán đã được định lượng bằng các con số cụ thể nên vấn đề đặt ra là lựa chọ các con số cụ thể trong năm cột tương ứng với năm chữ số của mỗi số ngẫu nhiên trong bảng. Có thể xảy ra một trong 3 tình huống sau:

Một là: các con số định lượng của đối tượng kiểm toán cũng gồm 5 chữ số như các con số ngẫu nhiên trong bảng, khi đó tương quan 1-1 giữa định lượng đối tượng kiểm toán với các con số ngẫu nhiên tự nó đã được thành lập.

Hai là: các con số thứ tự của đối tượng kiểm toán gồm các chữ số ít hơn 5.Trường hợp này đòi hỏi kiểm toán viên phải xác định trước các cách hoặc là lấy các chữ số đầu, hoặc là lấy các chữ số cuối cùng trong các số ngẫu nhiên trong bảng.

Ba là: các số thứ tự của đối tượng kiểm toán lớn hơn 5. Khi đó đòi hỏi kiểm toán viên phải xác định lấy cột nào trong bảng làm chính và chọn thêm một cột số ở cột phụ của bảng. Chẳng hạn, với đối tượng có 7 chữ số cần ghép 1 cột chính với 2 hàng chữ số của một cột phụ nào đó.

Đây là việc xác định hướng đi của việc chọn số ngẫu nhiên. Hướng đó có thể xuôi từ trên xuống hay ngược từ dưới lên, có thể là dọc theo cột hay ngang theo hàng. Việc xác định này có tính ngẫu nhiên nhưng cần phải được đặt trước và phải được tuân thủ triệt để trong toàn bộ tiến trình chọn mẫu.

* Bước bốn: Chọn điểm xuất phát

Là việc xác định con số ngẫu nhiên đầu tiên trong hành trình đã định. Nguyên tắc cơ bản của việc lựa chọn là đảm bảo tính ngẫu nhiên, tránh lặp lại thói quen cũ của kiểm toán viên. Do vậy có thể chọn điểm xuất phát bằng cách chấm ngẫu nhiên vào một điểm nào đó và lấy con số gần đó nhất làm điểm xuất phát.

3.3. Kỹ thuật thu thập bằng chứng

Để đưa ra những bằng chứng có tính thuyết phụcvà có giá trị, làm cho ban lãnh đạo tin tưởng vào nhận xét của mình thì một điều bắt buộc là kiểm toán viên phải kết hợp cả kiểm toán chứng từ và kiểm toán ngoài chứng từ mà ở Công ty HCM cũng áp dụng.

3.4. Cách thể hiên trên giấy tờ làm việc

Thông thường khi thực hiên kiểm toán chi tiết các nghiệp vụ, các kiểm toán viên thường ghi lại một số sai sót phát hiện được dưới dạng bằng lời trong Báo cáo kiểm toán , còn các thông tin khác trong quá trình kiểm toán hầu như không được lưu giữ trên giấy tờ làm việc. Điều này sẽ gây khó khăn cho các kiểm toán viên khi muốn tìm lại các bằng chứng cụ thể của một Xí nghiệp được kiểm toán để trình bày lại với ban lãnh đạo Công ty khi họ đòi hỏi có giải trình cụ thể. Do vậy để giải quyết việc này, kiểm toán viên nên áp dụng hai hình thức

KẾT LUẬN

Kiểm toán nội bộ là hoạt động quan trọng và cần thiết cho quản lý doanh nghiệp, tuy nhiên hoạt động đó mới chỉ bắt đầu ở Việt Nam. Một mô hình kiểm toán nội bộ hợp lý phải đáp ứng nhu cầu của các nhà quản trị, đạt được những mục tiêu đã đề ra cũng như nhiều doanh nghiệp khác của Việt Nam. Kiểm toán nội bộ chủ yếu hoạt động trên lĩnh vực tài chính. Thiết lập bộ phận kiểm toán nội bộ đã khó nhưng làm thế nào để nó hoạt động có hiệu quả lại càng khó hơn, qua đề tài này cho thấy chu trình kiểm toán bán hàng và thu tiền là vấn đề bức xúc. . Hoàn thiện kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền là nhu cầu có ý nghĩa không chỉ trong lý luận mà cả trong thực tiễn.

Với kiến thức từ bài giảng, sự hướng dẫn của giáo viên em đã hoàn thành chuyên đề thực tập với đề tài .Do kiến thức còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những sai sót, em rất mong sự chỉ bảo của các thầy cô, các bạn để phát triển lên mức độ nghiên cứu sâu hơn.

Một phần của tài liệu Thiết kế thử nghiệm cơ bản cho chu trình bán hàng năm 2014 (Trang 48 - 52)