Đánh giá rủi ro và xác định mức trọng yếu

Một phần của tài liệu Thiết kế thử nghiệm cơ bản cho chu trình bán hàng năm 2014 (Trang 28 - 30)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO

2.2.4. Đánh giá rủi ro và xác định mức trọng yếu

Trọng yếu xét trong quan hệ với nội dung kiểm toán là khái niệm chỉ tầm cỡ và tính hệ trọng của các sai phạm. Các sai phạm ở đây là các gian lận và sai sót. Mức độ trọng yếu có ảnh hưởng rất lớn đối với việc thành lập kế hoạch, thiết kế phương pháp kiểm toán và đặc biệt là khi phát hành báo cáo kiểm toán. Trách nhiệm của kiểm toán viên xác định xem báo cáo tài chính có sai phạm trọng yếu không. Trong trường hợp phát hiện ra các sai phạm trọng yếu kiểm toán viên sẽ yêu cầu khách hàng điều chỉnh lại, nếu khách hàng từ chối thì kiểm toán viên sẽ phát hành báo cáo kiểm toán có loại trừ tuỳ theo mức độ trọng yếu của sai phạm. Để xác định mức trọng yếu KTV phải thực hiện các bước sau:

Ước tính ban đầu về tính trọng yếu. Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu là mức sai sót tối đa cho phép, nghĩa là mức mà KTV tin tưởng là không làm cho báo cáo tài chính bị sai lầm nghiệm trọng, gây ảnh hưởng đến nhận định của người sử dụng.

Việc ước tính ban đầu về tính trọng yếu là căn cứ để KTV xây dựng kế hoạch, thu thập các bằng chứng kiểm toán . Mức trọng yếu càng thấp thì yêu cầu về độ chính xác càng cao nên số lượng bằng chứng thu thập phải càng nhiều từ đó chi phí kiểm toán lớn.

Phân phối ước tính ban đầu về tính trọng yếu cho các khoản mục. Khi có được ước tính ban đầu về tính trọng yếu KTV thực hiện phân phối ước tính đó cho các khoản mục hoặc các bộ phận của báo cáo tài chính. Chu trình bán hàng và thu tiền gồm các khoản mục doanh thu, các khoản giảm trừ doanh thu, các khoản phải thu, tài khoản tiền và các khoản phải thu khó đòi. Các khoản mục này sẽ lần lượt được phân phối ước tính ban đầu về tính trọng yếu. Việc phân phối sẽ được thực hiện theo cả hai chiều hướng mà các sai phạm có thể xảy ra là khai tăng và khai giảm và căn cứ vào bản chất, các rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm

soát đối với các khoản mục. Đặc biệt việc phân phối này phụ thuộc phần lớn vào kinh nghiệm của KTV nên nó mang tính chất chủ quan.

Xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, khả năng KTV có nhận xét không xác đáng về báo cáo tài chính là điều luôn có thể xảy ra, từ đó người ta đưa ra khái niệm về rủi ro kiểm toán. Rủi ro kiểm toán (AR) được hiểu là những rủi ro mà KTV có thể mắc phải khi đưa ra những nhận xét không thích hợp về các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Ví dụ, KTV có thể đưa ra một ý kiến nhận xét hoàn hảo về báo cáo tài chính của doanh nghiệp mà không biết rằng báo cáo này có những sai lầm nghiệm trọng. Vấn đề đặt ra là phải tìm cách giới hạn khả năng có rủi ro kiểm toán ở mức độ thấp nhất có thể chấp nhận được bằng cách lập kế hoạch kiểm toán và điều hành cuộc kiểm toán một cách phù hợp. Mức rủi ro thường nằm trong khoảng 0% - 100%. Rủi ro bằng 100% là điều chắc chắn không, còn rủi ro bằng 0% là điều không thực tế vì khi đó phí kiểm toán sẽ lớn đến mức bất hợp lý.

Mức độ rủi ro cao hay thấp sẽ quyết định khối lượng công việc KTV tiến hành. Vì vậy, cần phải phân loại rủi ro, xem xét mối quan hệ tác động giữa các loại rủi ro đến khối lượng công việc kiểm toán cần tiến hành cũng như đến các trình độ và thủ pháp kiểm toán thích hợp để thực hiện kế hoạch kiểm toán .

Trong kiểm toán bao gồm các loại rủi ro sau:

- Rủi ro tiềm tàng (IR): là sự tồn tại sai sót trọng yếu trong bản thân đối tượng kiểm toán (không kể đến sự tác động của bất kỳ hoạt động kiểm toán nào kể cả kiểm soát nội bộ). Rủi ro tiềm tàng tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh của đơn vị.

- Rủi ro kiểm soát (CR): là sự tồn tại sai sót trọng yếu mà hệ thống kiểm soát nội bộ không thể phát hiện và ngăn chặn kịp thời. Rủi ro kiểm soát đại diện cho sự đánh giá về cơ cấu kiểm soát nội bộ của khách hàng có hiệu quả đối với ngăn ngừa hoặc phát hiện sai sót hay không và mục đích của KTV là đánh giá ở một mức thấp hơn mức tối đa (100%) như một phần của kế hoạch kiểm toán .

đến phạm vi kiểm toán và các phương pháp kiểm toán mà KTV sử dụng trong quá trình kiểm toán . Nói chung các phương pháp kiểm toán , các bước tiến hành kiểm toán càng chặt chẽ, phạm vi kiểm toán càng rộng, công việc kiểm toán được tuân thủ theo các chuẩn mực và nguyên tắc kiểm toán thì mức rủi ro phát hiện càng thấp.

Một phần của tài liệu Thiết kế thử nghiệm cơ bản cho chu trình bán hàng năm 2014 (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(52 trang)
w