Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 43 - 45)

1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về cai nghiện ma túy của một số tỉnh thành

1.4.1. Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Ninh

Quảng Ninh là tỉnh có vị trí chiến lược về chính trị, kinh tế, quốc phịng - an ninh và đối ngoại, là tỉnh duy nhất có đường biên giới trên bộ và trên biển với Trung Quốc, là địa bàn trọng điểm trong vùng động lực kinh tế phía Bắc,

trung tâm dịch vụ, du lịch, thương mại lớn nhất cả nước, là cửa ngõ giao lưu quốc tế quan trọng, có tốc độ đơ thị hóa nhanh. Về xã hội, tỉnh Quảng Ninh có tỷ lệ dân nhập cư từ các tỉnh, thành khác đến làm việc, sinh sống cao, cùng với số lượng lớn khách du lịch trong nước và quốc tế, trong đó khách du lịch quốc tế đến Quảng Ninh ngày một tăng… Những đặc điểm tình hình trên, bên cạnh tạo ra những thuận lợi cũng đặt ra rất nhiều thách thức, khó khăn trong cơng tác đảm bảo an sinh xã hội, an ninh trật tự, an tồn xã hội nói chung và cơng tác phịng, chống tệ nạn ma túy nói riêng. Tính đến 6/2020, có 126/177 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có người nghiện, với tổng số 2.500 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý. Đa số người nghiện ma túy có trình độ văn hóa thấp, khơng có việc làm hoặc việc làm khơng ổn định, thành phần nhân thân phức tạp, chủ yếu là người Kinh, số ít cịn lại là người dân tộc thiểu số. Phân loại người nghiện ma túy như sau: có 1.743 người nghiện đang sinh sống ở ngoài cộng đồng; 625 người đang cai nghiện ma túy tại Cơ sở cai nghiện ma túy của tỉnh và 182 người đang ở trong các trại tạm giam, nhà tạm giữ do Ngành Công an quản lý.

Đối với công tác quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy, Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ninh đã thành lập một phịng chun mơn cấp Sở để thực hiện các chức năng: Tham mưu công tác cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh; theo dõi hoạt động của Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh; theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc triển khai công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy tại các Thành phố, huyện; tham mưu công tác phối hợp triển khai, tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong triển khai cơng tác cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy tại địa phương và cơ sở cai nghiện ma túy; nâng cao hiệu quả các mơ hình cai nghiện ma túy tại cơ sở; nắm số lượng người nghiện ma túy, người sau cai nghiện ma túy; tham mưu, phối hợp tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác tư vấn, cai nghiện ma túy các cấp, các hội nghị quán triệt, triển khai, tư vấn, hướng dẫn … tại cơ sở theo kế hoạch; các hội thảo, hội nghị sơ kết công tác cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh.

Thời gian qua, cơng tác phịng, chống cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh đã nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện, đồng bộ của Tỉnh ủy, HĐND và UBND tinh và sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành, đoàn thể, sự nỗi lực của các cơ quan, đơn vị chuyên môn và sự ủng hộ của nhân dân nên đã đạt được nhiều kết quả tích cực, thực hiện đạt và vượt các

mục tiêu, chỉ tiêu đề ra; công tác quản lý dữ liệu thông tin người cai nghiện ma túy được quan tâm; công tác kiểm tra, giám sát được triển khai thường xuyên liên tục tại các đơn vị, địa phương từ đó phát hiện, chấn chỉnh kịp thời những tồn tại, tháo gỡ những khó khăn trong triển khai công tác cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy từ cơ sở.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w