3.2. Một số giải pháp chủ yếu quản lý nhà nƣớc về cai nghiện ma tuý trên địa
3.2.1. Cụ thể hoá các chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của
pháp luật của nhà nước về công tác cai nghiện ma tuý
Thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 16/8/2019 của Bộ Chính trị về "Tăng cường, nâng cao hiệu quả cơng tác phịng, chống và kiểm sốt ma túy". Triển khai tuyên truyền để đi vào thực hiện Luật Phòng, chống ma tuý năm 2021 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020, Thành phố Hà Nội đã và đang xây dựng các quy định nhằm cụ thể hoá quan điểm, chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước trong cơng tác cai nghiện ma tuý như ban hành các văn bản triển khai:
- Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 22/01/2020 của Thành Ủy Hà Nội về tăng cường, nâng cao hiệu quả cơng tác phịng, chống và kiểm sốt ma túy.
- Kế hoạch số 175/KH-UBND ngày 22/01/2000 của UBND Thành phố về triển khai Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 16/8/2019 của Bộ Chính trị.
- Kế hoạch 70/KH-UBND ngày 27/3/2000 của UBND Thành phố về triển khai Quyết định 291/QĐ-TTg và Kế hoạch số 175/KH-UBND.
- Nghị Quyết số 15/2019/NQ-HĐND ngày 04/12/2019 của Hội đồng nhân dân Thành phố quy định chính sách hỗ trợ đối với người cai nghiện ma t tự nguyện tại gia đình, cộng đồng và chính sách hỗ trợ, chế độ đóng góp đối với người cai nghiện ma tuý tự nguyện tại các cơ sở cai nghiện ma tuý trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội cũng đã tham mưu xây dựng Kế hoạch phát triển Ngành Lao động-Thương binh và Xã hội giai đoạn 2021-2025 trong lĩnh vực cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma tuý, cụ thể:
Phấn đấu tổ chức cai nghiện, điều trị nghiện cho 90% người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý với các biện pháp, hình thức phù hợp; 100% cơ sở cai nghiện ma túy đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện về cai nghiện ma túy theo quy định của pháp luật; 100% cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm
công tác quản lý, trực tiếp làm công tác cai nghiện và quản lý sau cai các cấp được tập huấn, đào tạo cơ bản và nâng cao về kỹ năng, nghiệp vụ.
100% người hoàn thành cai nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện ma túy, tại gia đình, tại cộng đồng được quản lý sau cai nghiện ma túy với các hình thức quản lý, tư vấn, giám sát phù hợp; nghiên cứu xây dựng các mơ hình hỗ trợ, quản lý sau cai nghiện ma túy phù hợp; 100% số người cai nghiện ma tuý có nhu cầu được tư vấn học nghề và đào tạo nghề; 50% số người cai nghiện có nhu cầu được tư vấn việc làm và tạo việc làm.
Trên cơ sở Nghị quyết, Chương trình cơng tác của Thành ủy, Hội đồng nhân dân Thành phố và các mục tiêu đã đề ra, UBND Thành phố cần sớm xây dựng ban hành các kế hoạch giai đoạn, kế hoạch hàng năm về công tác cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy, trong đó tập trung chỉ đạo và triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm như: đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phố biến chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về phòng, chống ma túy và cai nghiện ma túy, tác hại của nghiện ma túy, đặc biệt là ma túy tổng hợp và lợi ích của cơng tác cai nghiện ma túy; đổi mới, đẩy mạnh công tác cai nghiện tự nguyện.
Đặc biệt cần quan tâm chỉ đạo triển khai công tác quản lý sau cai nghiện ma túy để giúp người nghiện hòa nhập cộng đồng, phòng chống tái nghiện. Thực hiện Nghị định 94/2009/NĐ-CP, ngày 26/10/2009 về quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật phòng chống ma túy về quản lý sau cai nghiện ma túy, Hà Nội đã sớm triển khai công tác quản lý sau cai tại cơ sở cai nghiện ma túy và quản lý sau cai tại nơi cư trú. Tuy nhiên đến nay có nhiều bất cập trong q trình triển khai thực hiện, hiện khơng cịn đối tượng thuộc diện quản lý sau cai theo Nghị định 94/2009, song trên thực tế công tác quản lý sau cai vẫn là một nội dung quan trọng cần duy trì thực hiện, do đó Sở Lao động-Thương binh và Xã hội đã ban hành Hướng dẫn số 338/HD- SLĐTBXH ngày 07/02/2018 về trình tự, thủ tục và tổ chức đánh giá đối với người sau cai nghiện ma túy nhằm quản lý, giúp đỡ, hỗ trợ tốt cho người sau cai tại cộng đồng. Hiện nay khi Quốc hội thơng qua Luật phịng chống ma túy năm 2021 thì cần có Nghị định hướng dẫn cụ thể chi tiết về công tác quản lý sau cai nghiện để triển khai áp dụng thống nhất cho cả nước nói chung và trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng.
Các địa phương tiếp tục thực hiện các Nghị quyết, Quyết định, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các chính sách triển khai cơng tác cai nghiện ma
túy, quản lý sau cai nghiện; chỉ đạo thống nhất, xuyên suốt từ cấp Thành phố đến cấp quận/huyện và xã, phường, thị trấn.
Tổ chức tuyên truyền các nội dung liên quan đến cơng tác phịng chống ma tuý và cai nghiện ma tuý tại hai bộ Luật gồm Luật sửa đổi bổ sung Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020 và Luật Phòng, chống ma tuý năm 2021 tại cộng đồng và trong các Cơ sở cai nghiện ma tuý nhằm nâng cao nhận thức của mỗi người dân, của cán bộ làm cơng tác phịng chống tệ nạn xã hội cũng như người nghiện trong để đẩy lùi tệ nạn ma tuý ra khỏi cộng đồng.
Trong quản lý nhà nước về phòng chống tệ nạn ma túy và cai nghiện ma túy có ba nhiệm vụ đó là: giảm cung, giảm cầu, giảm tác hại tác động, hỗ trợ lẫn nhau. Làm tốt nhiệm vụ giảm cung như ngăn chặn hiệu quả việc buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, sản xuất, tiêu thụ ma túy...cũng bao hàm yếu tố phịng ngừa. Khơng thể giảm cầu nếu cung không giảm, ngược lại không thể giảm cung nếu cầu vẫn tăng cao và muốn giảm tác hại buộc phải giảm cả cung và cầu. Giảm thiểu tác hại của ma túy chính là biện pháp quản lý xã hội đúng đắn và hiệu quả nhằm ngăn chặn tình trạng nghiện ma túy ngày càng gia tăng gây ảnh hưởng tới cá nhân, gia đình và xã hội. Ngưng h n việc sử dụng ma túy là một lựa chọn ý tưởng để giảm thiểu tác hại, nhưng không phải tất cả những người sử dụng ma túy đều có thể thực hiện được. Đối với những người vẫn tiếp tục sử dụng thì việc quan trọng là làm sao sử dụng một cách an toàn để giảm tác hại cho chính họ, gia đình và xã hội.