Phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc về cai nghiện ma túy trên địa bàn

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 52 - 64)

tỉnh, thành phố khác về Hà Nội làm việc, học tập, du lịch, tìm việc làm và cư trú làm cho mật độ dân số ngày càng cao, gây khó khăn cho việc quản lý dân cư, quản lý trật tự an toàn xã hội ở cơ sở và nhất là quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy trên địa bàn Thành phố hiện nay. Một số bộ phận thanh, thiếu niên khơng có việc làm, lười lao động, thích đua địi ăn chơi, có những hành vi sai lệch chuẩn xã hội, vi phạm lối sống truyền thống văn hóa xã hội, đạo đức thuần phong mỹ tục của địa phương và dân tộc, gây ra những hậu quả nghiêm trọng trong đời sống, kinh tế, văn hóa và trật tự an tồn xã hội, làm nguy cơ lan truyền căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS, gây nhiều lo lắng, hoang mang dự luận, người dân… Những thực trạng trên dẫn đến tình hình tệ nạn ma túy ở thành phố Hà Nội ngày càng có xu hướng gia tăng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình an ninh trật tự của Thành phố.

Vì vậy, vấn đề quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy đòi hỏi được triển khai đồng bộ, chặt chẽ, nghiêm túc mới có thể góp phần giảm tỷ lệ người nghiện, phịng chống lây nhiễm HIV/AIDS, phát triển kinh tế xã hội của thành phố Hà Nội hiện nay.

2.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc về cai nghiện ma túy trên địa bàn thành phố Hà Nội trên địa bàn thành phố Hà Nội

2.2.1. Đặc điểm cơ sở cai nghiện ma túy công lập của thành phố Hà Nội

- Hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội có 07 cơ sở cai nghiện ma túy công lập do UBND Thành phố thành lập trực thuộc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội. Các cơ sở cai nghiện ma túy có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài khoản và trụ sở riêng; các cơ sở hoạt động có theo cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 04 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

- Quy mô, cơ sở vật chất: hiện nay, thành phố Hà Nội đang quản lý và duy trì hoạt động 07 cơ sở cai nghiện ma túy cơng lập với tổng diện tích đất tự nhiên 926.178 m2, quy mô thiết kế 7.650 người, khả năng tiếp nhận 5.650 người (theo quy định diện tích nằm của học viên tối thiểu 2,5m2/người). Bao gồm 03 cơ sở đa chức năng (cai nghiện tự nguyện, cai nghiện bắt buộc, tiếp

nhận đối tượng khơng có nơi cư trú ổn định vào lưu trú tạm thời, quản lý sau cai nghiện ma túy và điều trị Methadone); 03 cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc và 01 cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện. Các Cơ sở cai nghiện ma túy được Thành phố quan tâm đầu tư cơ sở vật chất rộng rãi, khang trang, tương đối đầy đủ trang thiết bị phục vụ công tác chữa trị, cai nghiện, quản lý, giáo dục và lao động trị liệu.

- Thực hiện Quyết định số 2596/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 27/12/2013 phê duyệt Đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy ở Việt Nam đến năm 2020 và Quyết định số 1640/QĐ-TTg ngày 18/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ sở cai nghiện ma túy đến năm 2020 và định hướng năm 2030. Tháng 8/2017, UBND Thành phố đã ban hành Quyết định chuyển đổi 07 Trung tâm Chữa bệnh-Giáo dục-Lao động xã hội, Trung tâm Quản lý sau cai nghiện ma túy trực thuộc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội thành các Cơ sở Cai nghiện ma túy, trong đó: 03 Cơ sở thực hiện chức năng cai nghiện bắt buộc; 03 Cơ sở thực hiện nhiệm vụ đa chức năng và 01 Cơ sở thực hiện nhiệm vụ cai nghiện tự nguyện.

Bảng 2.1. Các cơ sở cai nghiện ma túy công lập của thành phố Hà Nội

STT

1

2

3

STT

6

7

Việc sắp xếp các Cơ sở cai nghiện ma túy trên cơ sở đảm bảo đủ điều kiện để tiếp nhận người nghiện ma túy có quyết định của Tịa án áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đồng thời đẩy mạnh công tác cai nghiện tự nguyện và tổ chức, cung cấp dịch vụ tư vấn, khám và điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone tại các Cơ sở. Với mục tiêu hình thành mạng lưới các cơ sở điều trị nghiện ma túy có đủ năng lực, đáp ứng nhu cầu đa dạng về dịch vụ điều trị nghiện, tạo điều kiện thuận lợi cho người nghiện ma túy tiếp cận và sử dụng dịch vụ. Góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác điều trị nghiện ma túy, đồng thời giảm thiểu tác hại của nghiện ma túy, kiềm chế sự gia tăng số người nghiện mới, nhằm bảo đảm trật tự, an toàn xã hội và nâng cao sức khỏe nhân dân; hỗ trợ người nghiện ma túy tái hòa nhập cộng đồng.

2.2.2. Tổ chức bộ máy và kính phi hoạt động tại các cơ sở cai nghiện ma túy công lập

2.2.2.1. Tổ chức bộ máy

- Tổ chức bộ máy cán bộ: mỗi cơ sở đều có Ban Giám đốc (Bao gồm 01 Giám đốc và 02 - 03 Phó Giám đốc) và 05 phịng chun mơn đảm bảo hoạt động chữa trị, quản lý, giáo dục học viên như: Phòng Y tế phục hồi sức khỏe,

xuất, Phịng Tổ chức hành chính và Phịng Bảo vệ. Riêng Cơ sở cai nghiện ma túy số 2 Hà Nội, ngoài các phịng chức năng, cịn có thêm Phịng Chăm sóc

ni dưỡng trẻ em có hồn cảnh đặc biệt khó khăn (đối tượng quản lý là trẻ nhiễm HIV).

- Tổng số viên chức, lao động hợp đồng đang làm việc tại các cơ sở cai nghiện ma túy tính đến ngày 30/6/2020 là 815 người, trong đó: 479 người là viên chức và 336 lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2010/NĐ-CP. Số người có trình độ trên đại học 13 người (1,6%), trình độ đại học 422 người (51,7%), trình độ cao đ ng 108 người (13,3%), trình độ trung cấp 185 người (22,7%), trình độ sơ cấp, phổ thơng 87 người (10,7%). Cán bộ có chun mơn, nghiệp vụ được đào tạo các ngành nghề rất đa dạng như y, dược (11,8%), công tác xã hội (4,2%), luật (8,2%), sư phạm (3,9%), còn lại 71,9% các chuyên ngành khác như tâm lý xã hội, kỹ thuật, xã hội học, quản trị nhân lực....

- Cơ sở cai nghiện ma túy chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Hà Nội. Đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2.2.2.2. Kính phí hoạt động

Hàng năm, UBND Thành phố đều báo cáo HĐND Thành phố phê duyệt số kinh phí hỗ trợ cho cơng tác đấu tranh phòng, chống ma túy, cai nghiện và quản lý sau cai giai đoạn 2017-2020, cụ thể như sau:

Đối với cơng tác đấu tranh phịng, chống ma túy: tổng số kinh phí UBND Thành phố hỗ trợ Cơng an Thành phố là 22.520.000 triệu đồng. Đối với cơng tác phịng, chống ma túy tại cơ sở giao UBND quận, huyện, thị xã cân đối, bố trí nguồn ngân sách địa phương theo phân cấp.

Đối với công tác cai nghiện ma tuý và quản lý sau cai: tổng số kinh phí là 286.267,631 triệu đồng, trong đó: kinh phí bố trí cho Sở, ngành: 154.729,527 triệu đồng; kinh phí bố trí cho quận, huyện, thị xã: 131.538,104 triệu đồng.

2.2.3. Quy trình cai nghiện ma túy tại các cơ sở cai nghiện ma túy công lập

Cai nghiện ma túy tập trung tại các cơ sở cai nghiện ma túy cơng lập có vai trị tiếp nhận, quản lý, chăm sóc, điều trị, tư vấn, giúp đỡ người sau cai nghiện ổn định tâm lý, sức khỏe, phòng, chống tái nghiện, tổ chức dạy nghề; liên doanh, liên kết hoặc phối hợp với tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp để tổ chức lao động sản xuất, hỗ trợ giải quyết việc làm, tạo nguồn thu nhập. Quy

trình cai nghiên ma túy tại cơ sở cai nghiện ma túy được thực hiện các giai đoạn như sau:

2.2.3.1. Giai đoạn tiếp nhận, phân loại người nghiện ma túy

- Tư vấn cho người nghiện ma túy, gia đình người nghiện ma túy về phương pháp cai nghiện, vai trị, trách nhiệm của gia đình để động viên người thân họ sẵn sàng cai nghiện; khám sức khoẻ ban đầu và lập hồ sơ bệnh án; kiểm tra đồ dùng cá nhân; loại trừ các chất ma tuý kể cả thuốc gây nghiện, các thuốc có dẫn suất từ ma túy nhóm chất dạng thuốc phiện; xét nghiệm, phát hiện chất ma tuý và các xét nghiệm khác theo chỉ định của bác sĩ; hướng dẫn người nghiện ma túy thực hiện các quy chế quản lý người nghiện; căn cứ vào hồ sơ bệnh án, các kết quả xét nghiệm và các tài liệu khác có liên quan, cán bộ tiếp nhận phân loại đối tượng theo mức độ nghiện và loại ma tuý sử dụng, tình trạng sức khoẻ để tiếp nhận và bố trí vào các khu điều trị; lập kế hoạch cai nghiện cho từng người nghiện ma túy dựa trên các căn cứ vào loại ma túy sử dụng, thời gian sử dụng ma túy, nguyên nhân nghiện ma túy và các rối loạn tâm lý của người nghiện ma túy.

- Hàng năm, các Cơ sở cai nghiện ma túy của Thành phố đã lên kế hoạch tiếp nhận người vào cai nghiện ma túy theo từng tháng, quý với một số lượng nhất định tùy theo từng thời điểm, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình điều trị cắt cơn giải độc.

- Học viên vào cai nghiện ma túy được khám sức khỏe ban đầu để xác định mức độ nghiện, lập hồ sơ bệnh án và lên phương án điều trị cụ thể theo phác đồ An thần kinh do Bộ Y tế ban hành.

- Học viên trước khi vào khu vực quản lý phải được kiểm tra kỹ người và tư trang cá nhân nhằm loại bỏ các chất ma túy và các đồ cấm thẩm lậu khác, lập biên bản thu giữ và niêm phong các vật dụng quý và sẽ trả lại khi học viên hết hạn ra về.

- Việc phân loại học viên phải dựa trên các tiêu chí:

+ Mức độ nghiện: nặng, nhẹ được căn cứ vào thời gian sử dụng ma túy, loại ma túy, phương pháp sử dụng, nhằm mục đích phục vụ việc cắt cơn.

+ Theo nhân thận: tiền án, tiền sự, nhân thân tốt, nhằm mục đích phục vị công tác quản lý lâu dài.

Công tác quản lý theo hồ sơ học viên vào cai nghiện được quản lý theo trình tự văn thư lưu trữ.

2.2.3.2. Giai đoạn điều trị cắt cơn, giải độc, điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội

- Áp dụng các bài thuốc đông y hoặc thuốc từ dược liệu đã được Bộ Y tế cho phép lưu hành và hướng dẫn điều trị hỗ trợ cắt cơn hoặc hướng dẫn điều trị cai nghiện ma túy đã được Bộ Y tế ban hành; thực hiện các biện pháp tâm lý, vật lý trị liệu, giúp cho người nghiện ma túy bớt lo âu, làm giảm hội chứng cai; trong thời gian điều trị cắt cơn phải thực hiện nghiêm túc các quy định của Bộ Y tế về điều trị cắt cơn, giải độc; giai đoạn điều trị cắt cơn, giải độc: thực hiện từ 10 - 20 ngày, sau đó tổ chức xét nghiệm, nếu kết quả xét nghiệm là âm tính thì chuyển sang giai đoạn tiếp theo, nếu kết quả xét nghiệm là dương tính thì tiếp tục điều trị cho đến khi có kết quả xét nghiệm là âm tính; tổ chức truyền thơng giáo dục sức khoẻ về các bệnh nhiễm trùng cơ hội, HIV/AIDS và các bệnh, nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục cho người nghiện ma túy; tổ chức điều trị cho người nghiện ma túy nhiễm HIV, bị bệnh lao hoặc các bệnh thông thường khác theo đúng phác đồ do Bộ Y tế quy định; tư vấn cho người nghiện ma túy về điều trị nghiện ma t, giúp họ có cơ hội tìm hiểu về tác hại của ma tuý và hậu quả của việc sử dụng ma tuý; đồng thời thảo luận với từng người nghiện ma túy về kế hoạch điều trị phù hợp nhất với hoàn cảnh và điều kiện của từng người.

- Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quy trình chữa bệnh, cai nghiện cho học viên. Tùy thể trạng sức khỏe, mức độ nghiện của từng người nghiện, Cơ sở cai nghiện ma túy sẽ đề ra tiêu chí phân loại để có phác đồ cắt cơn cho phù hợp với từng người.

- Trong thời gian cắt cơn, học viên được luyện tập thể dục để phục hồi thể lực, tham gia học nội quy, quy chế của cơ sở cai nghiện ma túy, được xông hơi giải độc để tạo tư tưởng thoải mái yên tâm chữa trị.

- Người nghiện ma túy đa phần mắc bệnh đường hơ hấp và tiêu hóa. Đây là một trong những nguyên nhân chính của việc hút, hít tiêm chích ma túy vào cơ thể. Sau giai đoạn cắt cơn là gia đoạn phục hồi sức khỏe, điều trị các bệnh phát sinh khác. Hàng ngày, học viên được khám bệnh, được điều trị các bệnh thông thường, trường hợp bệnh nặng vượt quá khả năng điều trị của cơ sở cai nghiện ma túy sẽ được chuyển lên bệnh viện tuyến trên để điều trị. Một số

bệnh hay mắc như bệnh lao, bệnh gan, bệnh phổi, bệnh đường ruột… thể trạng nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn TNMT sẽ có biểu hiện suy kiệt về sức khỏe, không đủ khả năng tham gia học tập, lao động.

- Trong quá trình cai nghiện, chữa bệnh, học viên được làm đầy đủ những xét nghiệm cận lâm sàng như: xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu… 100% học viên được lấy máu xét nghiệm HIV (thời gian 12 tháng đầu được làm xét nghiệm từ 3 đến 4 lần), tỷ lệ học viên bị nhiễm HIV chiếm 20-25%; xét nghiêm nước tiểu tìm chất ma túy được kiểm tra thường xuyên, đột xuất phục vụ cho công tác quản lý học viên.

2.2.3.3. Giai đoạn giáo dục, tư vấn, phục hồi hành vi, nhân cách

+ Thực hiện liệu pháp tâm lý tập thể: Giao ban buổi sáng; hội thảo về các chủ đề đạo đức, trách nhiệm với gia đình và xã hội về tác hại của nghiện ma túy. Các hoạt động phong phú, thể hiện tình thương yêu của tập thể với cá nhân và trách nhiệm của cá nhân với tập thể đó như một gia đình; tổ chức cho người nghiện ma túy học tập về đạo đức, lối sống, quyền và nghĩa vụ của cơng dân; tìm hiểu Luật Phịng, chống ma túy và các văn bản pháp luật khác; rèn luyện, tác phong, lối sống lành mạnh khơng ma túy. Ngồi ra, có thể dùng các phương pháp trị liệu tâm lý khác như tâm năng dưỡng sinh, thiền trong trị liệu tập thể.

+ Thực hiện liệu pháp tâm lý nhóm: Tổ chức người nghiện ma túy thành từng nhóm: nhóm cùng hồn cảnh, nhóm cùng tiến bộ. Tại nhóm, người nghiện ma túy có thể bày tỏ những tâm tư, vướng mắc, lo âu để mọi người trong nhóm cùng thảo luận, tìm cách giúp đỡ, xóa bỏ sự cơ độc, mặc cảm, thúc đẩy sự tôn trọng lẫn nhau, sự cởi mở và chia sẻ giữa mọi người. Hoạt động này phải được duy trì thường xuyên (hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng).

+ Thực hiện liệu pháp tâm lý cá nhân: Tổ chức hoạt động tư vấn cá nhân giúp người nghiện ma túy tháo gỡ những vướng mắc, lo lắng về gia đình, sức khỏe, bệnh tật.

+ Thực hiện liệu pháp lao động: Tổ chức cho người nghiện ma túy tham gia các hoạt động lao động hàng ngày như: dọn vệ sinh, nấu ăn, trồng cây và các hoạt động lao động khác nhằm giúp người nghiện ma túy hiểu được giá trị của sức lao động và phục hồi sức khỏe.

+ Liệu pháp thể dục - thể thao, vui chơi giải trí: Tổ chức cho người nghiện ma túy tham gia các hoạt động thể dục - thể thao, vui chơi giải trí như:

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 52 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w