2.1. Khái quát về chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Thừa Thiên
2.1.4. Thực trạng hoạt động của chi nhánh ngân hàng chính sách xã hộ
Thừa Thiên Huế
Nguồn vốn tín dụng ưu đãi đã được NHCSXH thực hiện phương thức ủy thác một số công đoạn thông qua các tổ chức CT-XH là Hội Phụ nữ, Hội Nơng dân, Hội Cựu chiến binh và Đồn thanh niên, với thế mạnh là mạng lưới cơ sở rộng khắp từ tỉnh đến huyện, xã và các thôn, bản, các tổ chức CT-XH đã tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn thành lập và chỉ đạo hoạt động của tổ TK&VV, bình xét cho vay đúng đối tượng thụ hưởng, kiểm tra sử dụng vốn vay và cùng NHCSXH thực hiện việc đôn đốc người vay trả nợ, trả lãi theo đúng quy định. Đến 31/12/2020 dư nợ ủy thác cho vay qua các tổ chức CT-XH quản lý chiếm 98% tổng dư nợ toàn chi nhánh.
Đã thành lập và củng cố 2.386 Tổ TK&VV đang hoạt động, quản lý 90.215 hộ vay với dư nợ 2.988.780 triệu đồng. Tổ TK&VV là tập hợp những hộ nghèo và các đối tượng chính sách có nhu cầu vay vốn cùng sống trên cùng một địa bàn dân cư, do các tổ chức CT-XH hướng dẫn thành lập, được UBND cấp xã chấp nhận; hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất và đời sống, bình xét vay vốn cơng khai, dân chủ, kiểm tra sử dụng vốn của hộ vay, đôn đốc trả nợ, thu lãi, tiết kiệm và nộp theo quy định, đây là mơ hình hoạt động tín dụng – tiết kiệm rất phù hợp với điều kiện dân cư của nước ta, đặc biệt là địa bàn nông thôn, hoạt động của các Tổ TK&VV mang tính cộng đồng giúp nhau làm ăn vươn lên trong cuộc sống.
Có thể nói mơ hình tổ chức và phương thức quản lý vốn tín dụng chính sách tại NHCSXH với việc ủy thác một số khâu trong quy định cho vay qua các tổ chức
CT-XH, cùng với Tổ TK&VV do cộng đồng dân cư tự nguyện thành lập, có sự tham gia giám sát của Chính quyền cơ sở, chịu sự chỉ đạo và kiểm tra, giám sát của ban đại diện NHCSXH các cấp.
2.1.4.1. Về công tác nguồn vốn
Nguồn vốn của Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế qua 3 năm 2018-2020 bao gồm Nguồn vốn từ Trung ương; Nguồn vốn huy động được Trung ương cấp bù; Nguồn vốn do NSĐP hỗ trợ và Nguồn vốn ủy thác đầu tư.
Bảng 2.2: Tăng trưởng nguồn vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế qua 3 năm 2018 – 2020
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 1. Nguồn vốn từ TW 2. Nguồn vốn huy động được TW cấp bù 3. Nguồn vốn huy động tại địa phương 4. Nguồn vốn ủy thác đầu tư
Tổng cộng
Tốc độ tăng trưởng (%)
(Nguồn: Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh TT-Huế) NHCSXH chi nhánh Thừa
Thiên Huế huy động nguồn vốn dưới hình thức nhận tiền gửi của các tổ chức cá nhân; huy động tiết kiệm của người nghèo với lãi suất huy động bằng mức lãi suất huy động cùng kỳ hạn, cùng thời điểm của các ngân hàng thương mại nhà nước trên địa bàn. Nguồn vốn của chi nhánh có mức
Nguồn vốn huy động tại địa phương cịn chiếm tỷ lệ thấp. Tính đến thời điểm 31/12/2020 tổng nguồn vốn tại NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế là 2.995 tỷ đồng,
tăng 437 tỷ đồng tương đương tăng 17,08% so với năm 2018 đáp ứng cơ bản nguồn vốn để cho vay các đối tượng chính sách trên địa bàn tồn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Để thấy rõ hơn về tình hình tăng trưởng nguồn vốn tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2018-2020, ta quan sát bảng số liệu 2.2
Bảng 2.2 cho thấy nguồn vốn của Ngân hàng CSXH tỉnh Thừa Thiên Huế qua 3 năm đều tăng. Năm 2018 tổng nguồn vốn là 2.557 tỷ đồng thì đến năm 2020 tăng lên thành 2.994 tỷ đồng. Tuy nhiên sự gia tăng chủ yếu nguồn vốn sử dụng là do Trung ương hỗ trợ tăng đều qua các năm. Nguồn vốn huy động tại địa phương được Trung ương cấp bù có mức tăng trưởng qua 3 năm lần lượt là 19,28% và 21,99%. Nguồn vốn do ngân sách tỉnh Thừa Thiên Huế hỗ trợ có tăng dần qua các năm nhưng vẫn cịn thấp so nhu cầu vốn của người dân. Về tỷ trọng cơ cấu nguồn vốn Trung ương năm 2018 cao nhất trong 3 năm chiếm 84,48%, nhưng nguồn vốn huy động tại địa phương được Trung ương cấp bù lãi suất thì năm 2020 cao nhất trong 3 năm là 15,63%. Qua đó cho thấy cơ cấu nguồn vốn qua các năm có sự thay đổi tương đối về tỷ trọng,tỷ trọng nguồn vốn trung ương cấp có xu hướng giảm, trong khi tỷ trọng vốn huy động tại địa phương và nguồn vốn huy động được TW cấp bù ngày càng tăng.
2.1.4.2. Về công tác sử dụng vốn
Qua bảng 2.3 cho thấy tổng dư nợ đến 31/12/2020 là 2.988.780 triệu đồng, tăng 435.863 triệu đồng so với năm 2018 và tăng dần đều qua 3 năm tại NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế.
Bảng 2.3: Tình hình dư nợ tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế qua 3 năm 2018 – 2020
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
1. Cho vay hộ nghèo 2. Cho vay HSSV có hồn cảnh KK 3. Cho vay giải quyết việc làm 4. Cho vay xuất khẩu lao động 5. Cho vay nước sạch VSMT
6. Cho vay đồng bào DT thiểu số
7. Cho vay hộ nghèo nhà ở
8. Cho vay SXKD tại vùng khó khăn 10. Cho vay hộ cận nghèo
11. Cho vay hộ mới thoát nghèo 12. Cho vay trồng rừng, PT chăn nuôi 13. Cho vay dự án phát triển Lâm Ng 14. Cho vay nhà ở xã hội
15. Cho vay người sử dụng LĐ trả
Tổng dƣ nợ
(Nguồn: Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh TT-Huế)
Doanh số cho vay qua 3 năm 2018-2020 có sự tăng trưởng liên tục, cụ thể năm 2019 tăng 8,6% so với 2018 và năm 2020 tăng 7,78% so với năm 2019, từ đó cho thấy doanh số cho vay của Ngân hàng CSXH tỉnh Thừa Thiên Huế ngày càng tăng mạnh và đặc biệt năm 2020 có doanh số cho vay lớn nhất trong tất cả các năm với 2.989 tỷ đồng. Doanh số cho vay hàng năm tăng thể hiện Ngân hàng CSXH tỉnh Thừa Thiên Huế hàng năm tăng trưởng tín dụng tốt và trong vịng 3 năm qua NHCSXH đã phát triển thêm 3 chương trình tín dụng mới để cho vay.
Trong cơ cấu dư nợ của NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế thì dư nợ đối với hộ mới thốt nghèo và cho vay SXKD tại vùng khó khăn vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất so với tổng dư nợ trong các năm. Năm 2020 dư nợ đối với hộ mới thoát nghèo chiếm 31,65% và đối với cho vay SXKD tại vùng khó khăn chiếm 18,31%. Đây là một trong những đối tượng chính trong các chương trình tín dụng chính sách của Đảng và Nhà nước, khi mà các chương trình chính sách xóa đói giảm nghèo, tạo điều kiện cải thiện môi trường sống ngày càng được chú trọng và đẩy mạnh.
2.1.4.3. Dư nợ qua các Tổ chức Chính trị - Xã hội nhận ủy thác
Tại Điều 5, Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 04/01/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác "Việc cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội được thực hiện theo phương thức ủy thác cho các tổ chức tín dụng, tổ chức chính trị - xã hội theo hợp đồng ủy thác hoặc trực tiếp cho vay đến Người vay ".
Việc cho vay đối với hộ nghèo căn cứ vào kết quả bình xét của Tổ TK&VV. Hoạt động của Tổ TK&VV do NHCSXH hướng dẫn "NHCSXH đã ký kết các văn bản thỏa thuận với các tổ chức chính trị xã hội gồm Hội nơng dân, Hội liên hiêp phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên để thực hiện ủy thác cho vay".
Tổng dư nợ ủy thác cho các tổ chức CT-XH năm 2018 là 2.553.394 triệu đồng, đến năm 2020 đã tăng lên thành 2.988.780 triệu đồng, tăng 435.386 triệu đồng tương ứng tăng 17,05% so với năm 2018 . Từ đó cho thấy dư nợ cho vay của NHCSXH chủ yếu thực hiện ủy thác cho vay qua thông các tổ chức CT-XH và Tổ TK&VV là tổ chức được NHCSXH ủy nhiệm thực hiện cho vay.
Bảng 2.4: Tổng hợp tình hình dư nợ ủy thác qua các tổ chức hội tỉnh Thừa Thiên Huế qua 3 năm 2018 – 2020
ĐVT: Triệu đồng
Đơn vị ủy thác
Hội nông dân Hội liên hiệp PN
Hội CCB
Đoàn thanh niên Vay trực tiếp
Tổng dƣ nợ
(Nguồn: Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh TT-Huế) Dư nợ ủy thác cho vay qua các
tổ chức hội đoàn thể nhận ủy thác ngày càng tăng qua các năm từ 2018-2020. Cụ thể: Dư nợ ủy thác cho vay thông qua Hội nơng
dân năm 2018 là 763.907 triệu đồng (chiếm 29,92%) thì đến năm 2020 là 860.829 triệu đồng (chiếm 28,8%); Dư nợ ủy thác cho vay thông qua Hội liên hiệp phụ nữ năm 2018 là 1.498.628 triệu đồng (chiếm 58,69%) thì đến năm 2020 là 1.698.645 triệu đồng (chiếm 56,83%). Dư nợ ủy thác cho vay thông qua Hội cựu chiến binh năm 2018 là 173.292 triệu đồng (chiếm 6,79%) đến năm 2020 là 258.045 triệu đồng (chiếm 8,63%); Dư nợ ủy thác cho vay thơng qua Đồn thanh niên năm 2018 là 111.742 triệu đồng (chiếm 4,38%) đến năm 2020 là 165.111 triệu đồng (chiếm 5,52%).
Có thể thấy, dư nợ ủy thác qua Hội cựu chiến binh có tỷ lệ tăng cao nhất qua các năm lần lượt là 2019 tăng 25,01% so với 2018, năm 2020 tăng 19,12% so với 2019; Dư nợ Trực tiếp có tỷ lệ tăng thấp và không đồng đều qua các năm như năm 2019 giảm
2.1.4.4. Tính cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn
Qua phân tích tình hình huy động vốn qua 3 năm 2018-2020 tại NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy, ngân hàng đã tập trung huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu giải ngân các chương trình tín dụng và bảo đảm thanh tốn của chi nhánh, chú trọng huy động từ nguồn lực địa phương, tăng huy động tiết kiệm trong dân nhằm bổ sung nguồn vốn ổn định cho vay trên địa bàn. Tập trung tổ chức giải ngân kịp thời đáp ứng nhu cầu vay vốn của các đối tượng thụ hưởng, hoàn thành kế hoạch được giao.
Tăng cường cơng tác củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh, duy trì hoạt động giao dịch xã, nâng cao hoạt động Tổ TK&VV. Kịp thời ban hành văn bản hướng dẫn nghiệp vụ cho vay đối với các chương trình tín dụng mới khi có hiệu lực thi hành. Tập trung kiện toàn bộ máy tổ chức, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ trong hệ thống và tổ chức hội, đoàn thể nhận ủy thác. Thực hiện tốt công tác truyền thơng về tình hình huy động vốn. Quan tâm, thực hiện tốt cơng tác thi đua - khen thưởng nhằm động viên kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc.
Huy động vốn và sử dụng vốn là hai vấn đề có liên quan mật thiết với nhau. Để đạt được mục tiêu sinh lời và an toàn, mỗi ngân hàng cần xây dựng một danh mục nguồn vốn và tài sản sao cho đảm bảo sự phù hợp tương đối về quy mơ, kết cấu thời hạn và lãi suất trong đó yếu tố quan trọng nhất đó là sự phù hợp về mặt kỳ hạn giữa việc huy động vốn và sử dụng vốn. Khi ngân hàng tổ chức tốt công tác huy động vốn, ngân hàng sẽ đảm bảo được nguồn đầu vào ổn định thì đồng thời quan tâm đến đầu ra, hoạt động sử dụng vốn sao cho an toàn, hiệu quả và có lợi nhất.
Qua bảng 2.5 cho thấy bên dư nợ cho vay của NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế tăng qua 3 năm 2018-2020, từ 2.553 tỷ đồng năm 2018 tăng lên 2.989 tỷ đồng năm 2020. Mặc dù tỷ lệ tăng chưa cao nhưng phần nào phản ảnh được nổ lực trong việc tìm kiếm đầu ra. Năm 2018, nguồn vốn huy động tiền gửi của NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế đạt 322 tỷ đồng. Năm 2019, nguồn vốn huy động tiền gửi đạt 384 tỷ đồng, tăng 62 tỷ đồng so với năm 2018, tỷ lệ tăng là 19,25%. Năm 2020 nguồn
vốn huy động tiền gửi đạt 468 tỷ đồng, tăng 84 tỷ đồng so với năm 2019, tương ứng tỷ lệ tăng là 21,88%. Mặc dù tỷ lệ tăng trưởng còn chưa cao, nhưng trong tình hình lãi suất liên tục biến động, sự cạnh tranh gay gắt của một số Ngân hàng thương mại… đã cho thấy được sự nổ lực, cố gắng của từng cá nhân, của tập thể NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế.
Bảng 2.5: Hệ số sử dụng vốn tại NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế qua 3 năm 2018-2020 ĐVT: Triệu đồng Năm 1. Vốn HĐ tiền gửi 2.Tổng vốn huy động 3.Tổng dư nợ 4. Hệ số sử dụng vốn Theo vốn huy động tiền gửi Theo tổng vốn huy động
(Nguồn: Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh TT-Huế) Qua 3 năm 2018-2020 hệ số sử
dụng vốn của ngân hàng cao và có biến động qua các năm. Năm 2019 hệ số sử dụng vốn lại giảm nhẹ so với năm 2018, giảm 8,96% vì tốc độ tăng của dư nợ bé hơn tốc độ tăng của vốn huy động tiền gửi. Đến năm 2020 thì hệ số sử dụng vốn tiếp tục giảm so với năm 2019. Điều này cho thấy
ởmức trên 1 chứng tỏ NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế làm việc hiệu quả trong cơng tác tìm kiếm đầu ra. Tức là đã đáp ứng tốt hơn nhu cầu của xã hội, của người nghèo,
nhất là khi NHCSXH thực hiện thêm các nhiệm vụ cho vay mua nhà ở xã hội, tiếp tục phát triển tín dụng học sinh, sinh viên và các chương trình tín dụng ưu đãi khác. Trong các chính sách cho vay, có lĩnh vực cần vay thì định mức cho vay thấp trong có lĩnh vực khơng cần tập trung thì định mức cho vay lại cao. Do đó, cho vay khơng chồng chéo, sát với cuộc sống, với mong mỏi của người dân.