Tổ chức công tác huy động tiền gửi

Một phần của tài liệu Huy động tiền gửi thông qua tổ tiết kiệm và vay vốn tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh thừa thiên huế (Trang 66 - 83)

2.2. Thực trạng huy động tiền gửi qua tổ tiết kiệm và vay vốn tại chi nhánh

2.2.2. Tổ chức công tác huy động tiền gửi

Huy động vốn là một trong những nhiệm vụ tạo vốn hàng đầu của NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế thông qua các nghiệp vụ chủ yếu như: huy động tiền gửi, nghiệp vụ ngoại bảng của ngân hàng và các nghiệp vụ trung gian khác. Khi chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, ngân hàng bước đầu còn nhiều bỡ ngỡ, kể cả mảng huy động vốn. Nhưng cùng với sự nỗ lực của bản thân ngân hàng, sự ủng hộ từ nhiều phía, ngân hàng đã quen dần cơ chế mới, đạt được những thành quả nhất định trong hoạt động. Chỉ xét riêng về mảng huy động

động vốn của ngân hàng ngày càng đa dạng, đáp ứng được nhu cầu đổi mới trong hoạt động của ngân hàng trong thời gian tới.

Công tác huy động vốn luôn là tiền đề để thực hiện các nhiệm vụ của ngân hàng, là bước cơ bản đầu tiên trong suốt q trình hoạt động của ngân hàng. Chính vì vậy mà việc thu hút khách hàng gửi tiền là vấn đề quan trọng của ngân hàng. Hiểu rõ như vậy nên chi nhánh ln cải tiến mở rộng các hình thức huy động vốn một cách linh hoạt theo xu hướng chung của thị trường, tích cực đổi mới phong cách phục vụ để khai thác có hiệu quả mọi nguồn vốn trên địa bàn tỉnh cho các nhu cầu kinh tế.

Mặc dù luôn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng thương mại trên địa bàn với nhiều chính sách hấp dẫn trong quá trình huy động vốn, nhưng NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn giữ được thị phần và duy trì mức tăng trưởng cao trong hoạt động huy động vốn. Có được như vậy là do NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế đã tập trung mọi nguồn lực trong công tác huy động; tuyên truyền vận động mọi đối tượng, mọi thành phần dân cư trong việc gửi tiền tiết, tạo sức lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng dân cư. Nhờ đó khối lượng vốn huy động từ mỗi nguồn của ngân hàng có sự gia tăng đáng kể.

Phần này, tác giả tập trung phân tích thực trạng huy động vốn từ tiền gửi qua tổ tiết kiệm và vay vốn của NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện qua 3 năm 2018-2020.

2.2.2.1. Hình thức huy động tiền gửi qua Tổ tiết kiệm và vay vốn

Huy động tiền gửi qua Tổ TK&VV là một trong những nhiệm vụ tạo vốn hàng đầu của NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế. Khi chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường, ngân hàng bước đầu còn nhiều bỡ ngỡ, kể cả mảng huy động tiền gửi. Nhưng cùng với sự nổ lực của bản thân ngân hàng, sự ủng hộ từ nhiều phía, ngân hàng đã quen dần cơ chế mới, đạt được những thành tích trong hoạt động. Chỉ xét riêng mảng huy động tiền gửi qua Tổ TK&VV của ngân hàng, cả quy mơ và chất lượng đều được phát triển. Hình thức huy động tiền gửi qua Tổ TK&VV đáp ứng được nhu cầu đổi mới trong hoạt động của ngân hàng trong thời gian tới.

Nắm bắt được tình hình nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển của nền kinh tế chi nhánh NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế ln tìm cho mình những hướng đi, những giải pháp phù hợp với sự phát triển của đất nước, đẩy mạnh công tác huy động tiền gửi qua Tổ TK&VV và từng bước đã đạt được những kết quả nhất định, phản ánh qua tình hình tăng trưởng nguồn vốn huy động tiền gửi qua Tổ TK&VV và cơ cấu nguồn vốn huy động tiền gửi qua Tổ TK&VV.

Công tác huy động tiền gửi qua Tổ TK&VV luôn là tiền đề để thực hiện các nhiệm vụ của ngân hàng, là bước cơ bản đầu tiên trong suốt quá trình hoạt động của ngân hàng. Chính vì vậy mà việc thu hút khách hàng gửi tiền là vấn đề quan trọng của ngân hàng. Hiểu rõ như vậy nên chi nhánh ln tích cực tun truyền các chủ trương của chính phủ về lợi ích của gửi tiết kiệm qua Tổ TK&VV đến người dân đồng thời đổi mới phong cách phục vụ để khai thác có hiệu quả mọi nguồn vốn trên địa bàn tỉnh cho các nhu cầu kinh tế.

* Quy trình gửi tiền tiết kiệm qua Tổ TK&VV

Người nghèo tham gia Tổ TK&VV khi có nhu cầu tham gia gửi tiền tiết kiệm tổ thì:

- Thực hiện gửi tiền theo Quy ước gửi tiền của Tổ TK&VV

- Mỗi tổ viên Tổ TK&VV tham gia gửi tiền được NHCSXH mở và sử dụng một tài khoản tiền gửi không kỳ hạn.

- Hàng tháng, trước ngày giao dịch cố định tại xã, Ban quản lý Tổ TK&VV tiến hành thu tiền gửi của các tổ viên căn cứ theo quy ước của Tổ TK&VV hoặc vào nhu cầu gửi tiền của tổ viên.

- Sau khi BQL Tổ TK&VV nhận đủ số tiền, ghi số tiền mà tổ viên nộp vào Biên lai thu lãi – thu tiền gửi (Biên lai 01/BL), ký vào Biên lai 01/BL và giao cho tổ viên. Đồng thời, ghi nhận vào Bảng kê lãi phải thu – lãi thực thu – tiền gửi – thu nợ gốc từ tiền gửi theo mẫu số 13/TD (Bảng kê 13/TD), yêu cầu tổ viên đối chiếu và ký vào Bảng kê 13/TD.

- Tổ viên nhận lại Biên lai 01/BL đã ghi số tiền lãi, tiền gửi đã nộp và có chữ ký của Tổ trưởng; ký xác nhận nộp tiền trên Bảng kê 13/TD và tự đối chiếu số

dư nợ vay, số dư tiền gửi, số tiền lãi còn nợ và kết quả các giao dịch kỳ trước đã được in sẵn trên Biên lai.

- Ban quản lý Tổ TK&VV nhận lại Bảng kê 13/TD từ tổ viên, tổng hợp số tiền mà tổ viên đã nộp để nộp cho NHCSXH vào ngày giao dịch xã cố định.

2.2.2.2. Quy mô và tốc độ tăng trưởng huy động tiền gửi qua tổ TK&VV

Nguồn vốn đóng vai trị quan trọng, quyết định đến quy mô, phạm vi hoạt động cũng như hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Xuất phát từ tầm quan trọng trên, NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế xác định công tác huy động tiền gửi là công tác trọng tâm hàng đầu trong hoạt động nhằm khai thác tối đa các nguồn vốn tiềm năng trong dân cư và các tổ chức. Trong những năm gần đây, nhất là từ khi triển khai thực hiện chỉ đạo của NHCSXH Việt Nam trong việc huy động vốn từ dân cư, công tác huy động tiền gửi, cụ thể là huy động tiền gửi qua tổ tiết kiệm và vay vốn của chi nhánh đã có những bước tăng trưởng đáng kể. Quy mô và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động tiền gửi tại NHCSXH Thừa Thiên Huế qua 3 năm 2018-2020 được trình bày ở bảng sau.

Bảng 2.7: Nguồn vốn huy động tiền gửi qua tổ tiết kiệm và vay vốn tại NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2018-2020

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

1. Huy động tiền gửi qua tổ TK&VV 2. Huy động tiền gửi của tổ chức cá nhân

Tổng vốn huy động tiền gửi

Từ bảng 2.7, ta thấy số liệu về doanh số huy động tiền gửi liên tục tăng qua các năm, nguồn vốn huy động tương đối ổn định. Nguồn vốn huy động tiền gửi năm 2019 tăng so với 2018 là 62.031 triệu đồng tương ứng tăng 19,28%, Nguồn vốn huy động tiền gửi năm 2020 tăng so với 2019 là 84.388 triệu đồng tương ứng tăng 21,99%. Sở dĩ có sự tăng trưởng này là do những năm trước đây công tác huy động vốn chủ yếu thông qua tiền gửi của tổ viên Tổ TK&VV thì đến nay Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đã mở rộng, triển khai đa dạng sang các đối tượng khác có nhu cầu dưới các hình thức gửi tiền tiết kiệm khơng kỳ hạn; và có kỳ hạn...

Bên cạnh đó, NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế tăng cường các hoạt động tuyên truyền, quảng bá tới các tổ chức và tầng lớp dân cư. Cho dù là một ngân hàng phi thương mại, hoạt động khơng mục đích lợi nhuận nhưng NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế ln tìm cho mình những hướng đi, những giải pháp phù hợp nhằm đẩy mạnh công tác huy động vốn và từng bước đã đạt được những kết quả nhất định.

Ngoài ra, Ngân hàng CSXH tỉnh Thừa Thiên Huế với uy tín thương hiệu nên đã tạo điều kiện thuận lợi trong công tác huy động tiền gửi. Tuy có rất nhiều ngân hàng thương mại cũng như các ngân hàng cổ phần cùng hoạt động với mức lãi suất cao hơn, song nhờ có đội ngũ tổ tư vấn, sự khuếch trương, tiếp thị và uy tín lâu năm nên NHCSXH tỉnh TT-Huế cũng thu hút được đáng kể lượng khách hàng, nhất là khi áp dụng hiện đại hoá ngân hàng, chuyển từ giao dịch nhiều cửa sang giao dịch một cửa đã rất được sự ủng hộ và hoan nghênh của khách hàng bởi nó giảm bớt được thời gian giao dịch cho khách hàng.

Trong tổng vốn huy động tiền gửi của NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế thì huy động tiền gửi qua tổ TK&VV ln chiếm tỷ trọng cao hơn so với huy động tiền gửi của tổ chức cá nhân và có xu hướng tăng qua các năm 2018-2020. Cụ thể, năm 2019 tiền gửi qua tổ TK&VV là 222.153 triệu đồng, tăng 24.216 triệu tương ứng với tăng 12,23% so với năm 2018. Năm 2020 tiền gửi qua tổ TK&VV tiếp tục tăng lên thành 240.577 triệu đồng, tăng 18.424 triệu tương ứng với tăng 8,29% so với năm 2019. Thành công của huy động vốn từ Tổ TK&VV là do làm tốt công tác tuyên truyền vận động. Ngồi chức năng đưa vốn tín dụng chính sách của Nhà nước đến tận tay người thụ hưởng một cách nhanh

chóng, thơng suốt, đảm bảo cơng khai, dân chủ theo phương châm “dân biết, dân làm, dân kiểm tra”, tạo ra hiệu quả kinh tế, chính trị, xã hội to lớn, bên cạnh đó cũng huy động vốn chiếm tỷ trọng lớn thơng qua Tổ TK&VV này.

Tổ TK&VV do các tổ chức chính trị xã hội ở xã đứng ra thành lập bao gồm những hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác cùng sinh sống ngay tại khu dân cư (thôn, ấp, bản, làng), cùng có nhu cầu vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội, cùng tương trợ, giúp đỡ nhau; với số lượng từ 5 đến 60 thành viên, có ban quản lý Tổ từ 2-3 thành viên, có quy ước hoạt động Tổ và được UBND xã công nhận cho phép hoạt động. NHCSXH quản lý các tổ TK&VV theo địa giới hành chính từng xã, mỗi xã thành lập một điểm giao dịch cố định cấp xã. Ngoài ra, việc huy động vốn cũng từ các cá nhân khác trong xã hội. Nhờ việc tổ chức thành công mạng lưới các Tổ TK&VV đến từng thôn, bản, làng, tổ dân phố; áp dụng nhiều phương thức huy động và cho vay nên thời gian qua, NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế đã đạt được những thành tựu đáng kể thông qua việc huy động vốn từ nguồn này.

Mặc dù trong năm 2020, tình hình kinh tế thị trường diễn biến rất phức tạp, nền kinh tế nước ta tiếp tục gặp nhiều khó khăn, lạm phát gia tăng, các ngân hàng thương mại khác lần lượt nâng lãi suất huy động vốn từ dân cư. Điều này đã gây khó khăn cho việc huy động tiền gửi qua tổ TK&VV của Ngân hàng CSXH tỉnh Thừa Thiên Huế, tuy nhiên nguồn vốn huy động được qua tổ TK&VV trong năm 2020 của Ngân hàng CSXH tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn tăng lên đáng kể, tăng 18 tỷ so với năm 2019.

Giao dịch tiền gửi của tổ viên Tổ tiết kiệm và vay vốn được thực hiện tại điểm giao dịch xã vào ngày giao dịch cố định trong tháng. Mức tiền gửi theo thoả thuận của các thành viên trong Tổ. Tiền gửi tiết kiệm có tác dụng thúc đẩy các thành viên của tổ thực hiện tiết kiệm để trả nợ gốc, lãi. Thủ tục tiết kiệm đơn giản, người gửi có thể trực tiếp rút tại điểm giao dịch hoặc tại phòng giao dịch.

Tuy nhiên qua thực tế cho thấy vẫn còn tồn tại một số vấn đề như sau: công tác phát triển sản phẩm và dịch vụ huy động vốn còn hạn chế, chưa đa dạng, chưa đưa vào các sản phẩm khác biệt có tính chiến lược. Cịn rất ít các chính sách, chương trình khuyến mại hấp dẫn nhằm thu hút khách hàng, nhất là các thời điểm cạnh tranh gay gắt về lãi suất huy động.

* Nguồn vốn huy động tiền gửi theo kỳ hạn

Tiền gửi không kỳ hạn là tiền gửi mà người gửi tiền có thể rút tiền theo u cầu mà khơng cần báo trước vào bất kỳ ngày làm việc nào của tổ chức nhận tiền gửi. Như vậy đối tượng khách hàng mục tiêu là các khách hàng cá nhân có nhu cầu gửi tiết kiệm nhưng chưa dự tính được thời gian gửi. Điều kiện là cá nhân là công dân Việt Nam, cá nhân người nước ngồi có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật dân sự.

Tiền gửi có kỳ hạn là tiền gửi mà người gửi tiền chỉ có thể rút tiền sau một kỳ hạn gửi tiền nhất định theo thoả thuận với NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế, là tổ chức nhận tiền gửi. Điều kiện là tổ chức kinh tế, cá nhân là công dân Việt Nam, cá nhân người nước ngồi có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật dân sự.

Bảng 2.8: Nguồn vốn huy động tiền gửi theo kỳ hạn tại NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2018-2020 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Tổng vốn huy động tiền gửi 1. Tiền gửi không kỳ hạn 2. Tiền gửi có kỳ hạn Dưới 12 tháng Từ 12 đến 24 tháng Trên 24 tháng

Qua số liệu bảng 2.8 cho thấy nguồn tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động tiền gửi (chiếm trên 70%) và nguồn tiền này có xu hướng tăng qua các năm. Ngược lại, tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn trong tổng vốn huy động tiền gửi (dưới 30%). Tỷ trọng nguồn tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng trong tổng nguồn vốn huy động tiền gửi có kỳ hạn năm 2018 - 2020 lần lượt là 33,18%; 57,49%, 56,65%; nguồn tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng là 66,82%; 42,51%, 43,35% trong tổng nguồn vốn huy động tiền gửi có kỳ hạn.

Về tổng thể, nguồn vốn ngắn hạn vẫn chiếm ưu thế so với nguồn vốn trung dài hạn. Nếu so với các NHTM khác trên cùng địa bàn có tỷ lệ nguồn vốn trung dài hạn chỉ khoảng hơn 10% thì việc Ngân hàng CSXH tỉnh Thừa Thiên Huế luôn đảm bảo được cơ cấu nguồn vốn trung dài hạn trên 40% cũng là điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, tỷ trọng nguồn vốn ngắn hạn qua năm 2018-2020 đang có xu hướng tăng, cụ thể năm 2018 chiếm tỷ trọng 33,718% thì đến năm 2020 đã tăng lên thành 56,65%, điều này cho thấy xu hướng người dân muốn gửi tiết kiệm ngắn hạn để tránh rủi ro lãi suất.

* Nguồn vốn huy động tiền gửi theo địa bàn

Nguồn vốn huy động tiền gửi theo địa bàn tại NHCSXH Thừa Thiên Huế qua 3 năm 2018-2020 được thể hiện ở Bảng 2.9.

Kết quả phân tích nguồn vốn huy động tiền gửi theo địa bàn qua 3 năm 2018- 2020 như sau: Năm 2018, Phịng Giao dịch Thành phố Huế có nguồn vốn huy động tiền gửi đạt giá trị cao nhất là 53.507 triệu đồng (chiếm 16,63%); Phòng Giao dịch Phú Lộc đạt 14,93%; Phòng Giao dịch Phú Vang đạt 14,7%; Phòng Giao dịch Phong Điền đạt 12,95%; Phòng Giao dịch Hương Trà 11,02%; Phòng Giao dịch Hương Thủy 10,38%; Phòng Giao dịch Quảng Điền đạt 9,57%; Phòng Giao dịch A Lưới đạt 4,93%; Phịng Giao dịch Nam Đơng đạt 4,89%. Đến năm 2020 thì tỷ trọng nguồn vốn huy động tiền gửi của các Phòng giao dịch trên lần lượt là 13,16%; 14,08%; 14,67%; 13,5%; 11,57%; 12,07%; 10,05%; 5,9% và 5,01%.

Bảng 2.9: Nguồn vốn huy động tiền gửi theo địa bàn tại NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2018-2020

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Tổng vốn huy động tiền gửi

1. Thành phố Huế 2.Huyện Phong Điền 3. Huyện Quảng Điền 4. Huyện Hương Trà 5. Huyện Phú Vang 6. Huyện Hương Thủy 7. Huyện Phú Lộc 8. Huyện Nam Đông 9. Huyện A Lưới

Có thể thấy, tổng vốn huy động tiền gửi của đa số các phòng giao dịch thuộc

Một phần của tài liệu Huy động tiền gửi thông qua tổ tiết kiệm và vay vốn tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh thừa thiên huế (Trang 66 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w