1.2.1. Khái niệm và vai trò quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện
Quản lý thu NSNN là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực thu ngân sách hướng đến việc tăng thu ngân sách quốc gia một cách hợp lý, đáp ứng nhu cầu chi tiêu công của nhà nước.
Quản lý thu NSNN là quá trình nhà nước sử dụng hệ thống các cơng cụ chính sách, pháp luật để tiến hành quản lý thu thuế và các khoản thu ngoài thuế vào NSNN nhằm đảm bảo tính cơng bằng khuyến khích sản xuất kinh doanh phát triển. Đây là khoản tiền nhà nước huy động vào ngân sách mà khơng bị ràng buộc bởi trách nhiệm hồn trả trực tiếp cho đối tượng nộp ngân sách. Phần lớn các khoản thu NSNN đều mang tính chất cưỡng bức, bắt buộc mọi người dân, mọi thành phần kinh tế phải tuân thủ thực hiện.
Quản lý thu NSNN cấp huyện là quá trình cơ quan Nhà nước cấp huyện sử dụng hệ thống các cơng cụ chính sách,pháp ḷt để tiến hành quản lý thu thuế và các khoản thu ngoài thuế vào Ngân sách nhà nước cấp huyện nhằm đảm bảo tính cơng bằng, khuyến khích sản xuất kinh doanh phát triển.
Quản lý thu NSNN cấp huyện đóng vai trị rất quan trọng, thể hiện:
Một là, quản lý thu NSNN cấp huyện là cơng cụ quản lý của chính quyền cấp
huyện để kiểm soát, điều tiết các hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi thành phần kinh tế, kiểm soát thu nhập của mọi tầng lớp dân cư trong xã hội nhằm mục đích động viên sự đóng góp của người dân đảm bảo sự cơng bằng, hợp lý của địa phương.
Hai là, quản lý thu NSNN cấp huyện chính là cơng cụ động viên, huy động
các nguồn lực tài chính vào một phần vốn của NSTW hoạt động trên địa phương. Nguồn tài chính mà nhà nước có được là do quản lý tốt nguồn thu ngân sách mang lại.
Ba là, quản lý thu NSNN cấp huyện là nhằm khai thác, phát hiện, tính tốn
chính xác các nguồn tài chính của địa phương để có thể động viên được và cũng đồng thời không ngừng hồn thiện các chính sách, các chế độ thu để có cơ chế tổ chức quản
lý thu hợp lý. Đây là một nhiệm vụ quan trọng của nhà nước trong quá trình tổ chức quản lý kinh tế.
Bốn là, quản lý thu ngân sách cấp huyện góp phần tạo mơi trường bình đẳng,
cơng bằng giữa các thành phần kinh tế, giữa các doanh nghiệp trong và ngồi nước. Với hình thức thu và mức thu thích hợp kèm với các chế độ miễn giảm công bằng, thu NSNN tác động trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh của các cơ sở. Sự tác động quản lý thu ngân sách sẽ góp phần tạo nên mơi trường kinh tế thuận lợi đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Đồng thời nó là cơng cụ quan trọng góp phần thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm sốt của nhà nước đối với tồn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của xã hội.
Năm là, quản lý thu ngân sách cấp huyện có vai trị tác động đến sản lượng
và sản lượng tiềm năng, cân bằng của nền kinh tế. Việc tăng mức thuế quá mức thường dẫn tới giảm sản lượng trong nền kinh tế, tức là thu hẹp quy mô của nền kinh tế. Ngược lại, giảm mức thuế chung có xu thế làm tăng sản lượng cân bằng. Trong nền kinh tế thị trường, người ta sử dụng tính chất này để điều chỉnh quy mơ sản lượng của nền kinh tế cũng như các doanh nghiệp và hộ kinh doanh.
1.2.2. Nguyên tắc, phương thức và công cụ quản lý thu ngân sách nhà nước
cấp huyện
1.2.2.1. Nguyên tắc quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện
Các khoản thu NSNN cấp huyện đều phải được chính quyền cấp huyện lập dự tốn, quyết tốn đúng trình tự thủ tục quy định và theo từng năm tài chính.
Cơ quan Thuế và các cơ quan khác được giao nhiệm vụ thu NSNN có trách nhiệm phối hợp với Kho bạc Nhà nước tổ chức thu và quản lý các khoản thu đầy đủ, kịp thời. Về nguyên tắc, các khoản thu NSNN được nộp qua ngân hàng hoặc nộp tại KBNN, trường hợp tại các địa bàn khó khăn trong việc nộp qua ngân hàng hoặc nộp tại KBNN thì cơ quan thu được trực tiếp thu, hoặc ủy nhiệm cho tổ chức, cá nhân thu tiền mặt từ người nộp, sau đó phải nộp đầy đủ, kịp thời vào KBNN theo quy định.
1.2.2.2. Phương thức quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện
Để thực hiện hiệu quả công tác quản lý thu NSNN cấp huyện, điều quan trọng là cần xây dựng được phương thức quản lý thích hợp, phương thức quản lý thu NSNN
cấp huyện hiện nay là:
Xác lập một hệ thống chính sách thu đồng bộ phù hợp với thực trạng của nền kinh tế. Hệ thống chính sách thu đó khơng chỉ quan tâm đến lợi ích tạo ra nguồn thu trước mắt cho nhà nước mà phải có tác động đến q trình phát triển kinh tế theo hướng có lợi nhất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo ra công ăn việc làm nhiều hơn, kiềm chế và hạn chế lạm phát, thực hiện chủ trương mở cửa, từng bước cân đối cán cân thanh toán quốc tế.
Trên cơ sở chính sách, chế độ thu, gắn với diễn biến của quá trình hoạt động kinh tế, hoạch định kế hoạch thu sát, đúng, phù hợp với diễn biến thực tế khách quan của tình hình kinh tế hàng năm. Kế hoạch thu sát đúng là biện pháp quan trọng để tổ chức quá trình quản lý thu cụ thể. Đồng thời kết quả thực hiện kế hoạch thu sẽ cho phép nhìn nhận lại các chủ trương chính sách phát triển kinh tế, cũng như các biện pháp tổ chức thu thích hợp.
Xác lập các biện pháp tổ chức thu phù hợp với từng khoản thu cụ thể của NSNN. Trước hết để tổ chức thu được tốt cần phải xây dựng quy trình thu rõ ràng với nội dung thu cụ thể, tiếp đó là tổ chức bộ máy thu gọn nhẹ, hiệu quả, đặc biệt là xây dựng đội ngũ cán bộ có đầy đủ năng lực, trình độ và phẩm chất.
1.2.2.3. Công cụ quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện
Quản lý NSNN cấp huyện là một trong những nhiệm vụ quan trọng của cơ quan quyền lực nhà nước cấp huyện, đây cũng là hệ quả tất yếu của quá trình phân cấp, phân quyền giữa các cơ quan cơng quyền kể từ khi xuất hiện NSNN. Để thực hiện trách nhiệm giám sát thu NSNN, các cơ quan quyền lực nhà nước sử dụng một số công cụ chủ yếu để thực thi nhiệm vụ của mình cụ thể bao gồm các cơng cụ cơ bản:
Một là, hệ thống pháp luật. Đây là công cụ chung nhất để phục vụ cho quản
lý nhà nước ở mọi quốc gia, gắn liền với sự hình thành và phát triển của nhà nước. Xu hướng chung, cùng với quá trình phát triển của nền kinh tế, năng lực quản lý của nhà nước cũng ngày càng được nâng cao đã làm cho hệ thống pháp luật cũng ngày càng được đầy đủ hơn, hoàn thiện hơn. Pháp luật ln giữ vị trí hàng đầu trong số các cơng cụ mà nhà nước phải sử dụng để quản lý nền kinh tế.
Hai là, mục lục NSNN. Đó chính là bảng phân loại thu, chi NSNN theo
những tiêu thức khoa học giúp cho q trình hạch tốn, kiểm tốn và thống kê NSNN nhanh chóng, chính xác. Do đó mục lục ngân sách đã trở thành công cụ rất quan trọng trong suốt q trình quản lý NSNN nói chung và thu ngân sách nói riêng. Thực tế quản lý NSNN ở tất cả các quốc gia trên thế giới, nước nào cũng phải thiết lập hệ thống mục lục NSNN cho riêng mình.
Dựa vào các chỉ tiêu, số liệu đã thống kê theo mục lục NSNN có thể thấy: Nội dung kinh tế, ngành kinh tế, khu vực kinh tế, cấp quản lý, tổ chức quản lý của từng khoản thu NSNN. Mục lục NSNN giúp cho việc thống kê các khoản thu vào ngân sách được sắp xếp theo trật tự nội dung kinh tế nhất định tạo sự rõ ràng giúp cho các cơ quan tài chính, các nhà quản lý căn cứ vào đó dễ dàng nhận thấy bức tranh tổng quát về thu ngân sách để từ đó đưa ra cơ chế quản lý phù hợp.
Ba là, cơng tác kế hoạch hóa. Kế hoạch hóa cũng là cơng cụ quan trọng mà
Nhà nước phải sử dụng trong quản lý điều hành nền kinh tế. Trong quản lý NSNN nói chung và đặc biệt là trong quản lý thu NSNN thì kế hoạch hóa là cơng cụ quan trọng, có thể nói rằng khơng thể quản lý tốt ngân sách nhà nước nếu khơng có một kế hoạch tốt. Để đảm bảo kế hoạch thu NSNN khơng q xa so với thực tế thì khi lập ra kế hoạch phải căn cứ: Căn cứ vào các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội mà thẩm tra, đánh giá tính phù hợp của các chỉ tiêu thu trong dự toán NSNN. Đồng thời cũng phải căn cứ vào mức độ của các chỉ tiêu thu đã được xác lập trong dự toán NSNN mà điều chỉnh lại mức độ các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cho phù hợp và khả thi.
Trong thực hiện, phải luôn đối chiếu giữa mức độ chấp hành thu với mức độ thực hiện các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội để xác định mỗi đồng tiền thu vào NSNN được hình thành từ kết quả của các hoạt động kinh tế của các tổ chức, cá nhân hay từ các quyền sở hữu đích thực của nhà nước.
Khi phê chuẩn quyết toán ngân sách cho một năm đã qua nhất thiết phải rà soát lại các kết quả đích thực về phát triển kinh tế - xã hội của năm đó so với các chỉ tiêu về NSNN. Những thành tựu hay những yếu kém trong quản lý của nhà nước được bộc lộ một cách rõ nét nhất thông qua số liệu quyết toán NSNN và kết quả thực hiện
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cùng kỳ.
Bốn là, hoạt động kiểm tra, giám sát. Trong quá trình thực hiện thu ngân sách
cấp huyện của các cơ quan liên quan khơng thể tránh được những sai sót, nhầm lẫn do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy, cơng tác kiểm tra, giám sát quản lý thu ngân sách là một nội dung quan trọng nhằm tránh thất thoát NSNN. Phịng Tài chính Kế hoạch cấp huyện cần tiến hành kiểm tra tồn diện cơng tác quản lý thu NSNN ở một số cơ quan, tổ chức và đơn vị dự tốn. Bên cạnh đó, chi cục thuế cấp huyện kiểm tra việc chấp hành pháp luật về thuế của các doanh nghiệp và các tổ chức cá nhân kinh doanh được phân cấp quản lý trên địa bàn, kiểm tra công tác quản lý thu NSNN cấp xã, đơn vị trực thuộc. Hội đồng nhân dân cấp huyện với tư cách là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, thực hiện chức năng giám sát về NSNN trên các nội dung như: giám sát về dự toán NSNN hàng năm; giám sát phân bổ ngân sách địa phương và số bổ sung từ cấp trên cho cấp dưới; giám sát việc giao nhiệm vụ thu ngân sách cho các cấp ở địa phương; giám sát việc chấp hành dự toán ngân sách địa phương; giám sát việc thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân trong lĩnh vực tài chính – ngân sách và văn bản pháp luật của cấp trên địa bàn…
Kết quả hoạt động giám sát sẽ có tác động mạnh mẽ tới đời sống kinh tế - xã hội của địa phương. Qua giám sát đã đưa ra nhiều ý kiến, kiến nghị (thông qua các báo cáo thẩm tra, thuyết trình và thảo luận) đóng góp vào hoạt động lập pháp và quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương.
Năm là, kiểm toán nhà nước. Quản lý NSNN chỉ được coi là công khai, minh
bạch khi có sự đánh giá của các tổ chức, cá nhân từ bên ngoài. Một trong những chỗ dựa cho những người cần thơng tin về tình hình quản lý NSNN là các báo cáo của các tổ chức kiểm toán; đặc biệt là kiểm toán nhà nước.
1.2.3. Quản lý chu trình thu ngân sách nhà nước cấp huyện
Theo chu trình hiện nay, cơng tác quản lý thu NSNN cấp huyện bao gồm các nội dung sau:
1.2.3.1. Lập dự toán thu ngân sách nhà nước cấp huyện
Lập dự tốn ngân sách là cơng việc khởi đầu có ý nghĩa quyết định đến tồn bộ các khâu của chu trình quản lý ngân sách. Lập dự toán ngân sách thực chất là lập kế
hoạch (dự toán) các khoản thu - chi của ngân sách trong một năm ngân sách. Kết quả của khâu này là dự tốn ngân sách được cấp có thẩm quyền quyết định.
Dự toán thu NSNN hàng năm được lập căn cứ vào nhiệm vụ phát triển KT-XH và bảo đảm quốc phịng, an ninh. Các khoản thu trong dự tốn ngân sách phải được xác định trên cơ sở tăng trưởng kinh tế, các chỉ tiêu có liên quan và các quy định của pháp luật về thu ngân sách. Dự toán thu NSNN hàng năm được lập làm căn cứ cho việc ra kế hoạch của các đơn vị được giao thực hiện nhiệm vụ thu. Trong q trình lập dự tốn thu ngân sách, có quy định cụ thể về thời gian thực hiện theo từng nội dung cụ thể.
Yêu cầu và căn cứ của lập dự toán thu NSNN
- Yêu cầu của lập dự toán ngân sách cấp huyện:
+ Phải bám sát kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội; phải đảm bảo thực hiện đầy đủ và đúng đắn các quan điểm của chính sách tài chính địa phương trong thời kỳ và yêu cầu của Luật NSNN.
+ Dự toán thu phải tổng hợp theo từng lĩnh vực và chi tiết đến từng sắc thuế, từng khoản thu.
+ Dự toán phải lập đúng nội dung, biểu mẫu, thời gian quy định
+ Dự toán thu ngân sách phải kèm theo báo cáo thuyết minh, giải trình cụ thể. + Dự toán thu phải đảm bảo cân bằng với dự toán chi
- Căn cứ lập dự toán thu ngân sách hàng năm của huyện:
+ Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh hàng năm của huyện; Chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể của năm kế hoạch, của các ngành, đơn vị khác có liên quan.
+ Lập dự tốn thu ngân sách phải dựa trên kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của địa phương trong năm kế hoạch. Kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội là cơ sở, căn cứ để đảm bảo các nguồn thu cho ngân sách.
+Lập dự toán thu NSNN phải tính đến các kết quả phân tích, đánh giá tình hình thực hiện dự tốn thu ngân sách các năm trước, đặc biệt là năm báo cáo.
+ Lập dự toán thu ngân sách phải dựa trên các luật, pháp lệnh thuế, chế độ thu ngân sách; Các quy định về phân cấp nguồn thu NSNN, tỷ lệ phần trăm (%) phân
chia các khoản thu và mức bổ sung cân đối của ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới .
+ Số kiểm tra về dự toán thu ngân sách do Sở Tài chính (Cục thuế) thơng báo. - Quy trình lập dự tốn ngân sách nhà nước cấp huyện
Quy trình lập dự tốn thu ngân sách nhà nước huyện được thực hiện qua ba giai đoạn sau [Luật NSNN 2015]:
+ Giai đoạn 1: Hướng dẫn lập dự tốn NSNN và thơng báo số kiểm tra.
Trước ngày 31/5, Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm sau.
Trước ngày 10/6, Bộ Tài chính ban hành Thơng tư hướng dẫn lập dự toán ngân sách nhà nước và thơng báo số kiểm tra về dự tốn ngân sách nhà nước cho các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố thuộc trung ương.
Các bộ, cơ quan trung ương căn cứ vào Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Thơng tư hướng dẫn, số kiểm tra về dự tốn ngân sách của Bộ Tài chính, Bộ Kế