Nội dung của quản lý nhà nước về giám định pháp y tâm thần

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về các đối tượng giám định pháp y tâm thần tại trung tâm pháp y tâm thần khu vực tây nguyên (Trang 29 - 39)

7. Kết cấu của luận văn

1.2. Nội dung của quản lý nhà nước về giám định pháp y tâm thần

Quốc gội ban hành Luật Giám định tư pháp năm 2012 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp – gọi tắt là Luật năm 2020;

Nghị định 85/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 29/07/2013 quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật GĐTTP 2012,

Theo Luật Luật Giám định tư pháp sửa đổi– gọi tắt là Luật năm 2020, các nội dung quản lý nhà nước đối với tổ chức giám định PYTT có thể chia thành 9 (chín) nội dung như sau:

1.2.1. Ban hành quy hoạch, kế hoạch về thiết lập mạng lưới tổ chức giám định pháp y tâm thần

Trong quá trình xây dựng, hồn thiện hệ thống pháp luật, thể chế hóa kịp thời, đầy đủ, đúng đắn đường lối của Đảng, công tác ban hành quy hoạch, kế hoạch nói chung đã được các ngành, các cấp triển khai tích cực và từng bước trở thành một trong các công cụ hữu hiệu để thực hiện chức năng QLNN.

Tổ chức giám định tư pháp đã được hoàn thiện, đánh dấu bằng sự ra đời của Pháp lệnh giám định tư pháp 2004. Tuy nhiên, hiệu quả của Pháp lệnh dừng lại ở mức độ nhất định, chưa đáp ứng yêu cầu của hoạt động tố tụng theo tinh thần cải cách tư pháp.

Để bảo đảm tổ chức giám định tư pháp đáp ứng tốt các yêu cầu của hoạt động tố tụng, gắn với thực hiện cải cách hành chính, cải cách tư pháp, đáp ứng chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước theoNghị quyết số 08/2004/NQ-CP về phân cấp QLNN đưa ra định hướng cụ thể: “Chính phủ thống nhất quản lý chiến lược, quy hoạch thể chế, chính sách và thanh tra, kiểm tra hoạt động dịch vụ cơng”; Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, công tác quy hoạch, kế hoạch thiết lập mạng lưới tổ chức giám định tư pháp cơng lập được Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 258/QĐ-TTg ngày 01/02/2010 phê duyệt Đề án “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động Giám định tư pháp”. Đề án đưa ra các mục tiêu theo hướng:

Thứ nhất, xây dựng, phát triển các tổ chức giám định pháp y, PYTT kỹ thuật hình sự trọng điểm theo khu vực, vùng miền (khu vực miền núi phía Bắc, khu vực Tây Nam bộ, khu vực miền Trung, khu vực Tây Nguyên,...).

Thứ hai, củng cố, phát triển, chuyển đổi các tổ chức giám định pháp y, PYTT, kỹ thuật hình sự ở các địa phương theo hệ thống ngành dọc.

Thứ ba, xây dựng, phát triển mạng lưới các tổ chức chun mơn có năng lực trong các lĩnh vực khơng có tổ chức giám định tư pháp: văn hóa, tài chính-kế tốn, xây dựng, mơi trường, thơng tin và truyền thơng, sở hữu trí tuệthơng qua cơ chế điều phối, huy động, thu hút các tổ chức này tham gia tích cực, hiệu quả hoạt động giám định tư pháp.

1.2.2. Ban hành và hướng dẫn thi hành các văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức giám định pháp y tâm thần

Quản lý tốt hoạt động GĐPYTT, giúp cho các cơ quan chức năng có cơ sở đánh giá đúng thực chất các bệnh nhân tâm thần để cứu chữa cho người bệnh đồng thời cũng phát hiện ra kẻ tội phạm giúp pháp luật trừng trị đúng người đúng tội góp phần làm trong sạch xã hội, gìn giữ an ninh trật tự xã hội. Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản như Luật Giám định tư pháp năm 2012; Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ về Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp; Nghị định số 64/NĐ-CP ngày 28/7/2011 của Chính phủ về “Hướng dẫn quy định việc thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh”. Để tiếp tục đổi mới tổ chức, hoạt động và quản lý giám định tư pháp nhằm tạo chuyển biến căn bản, đột phá về chất lượng và hiệu quả hoạt động giám định tư pháp, góp phần nâng cao chất lượng của hoạt động tố tụng, phòng, chống tội phạm, đồng thời tạo động lực mới thúc đẩy xã hội hóa mạnh mẽ hoạt động giám định tư pháp, ngày 28/02/2018 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 250/2018/QĐ- TTg về phê duyệt Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp. Nhằm tăng cường hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước về

lĩnh vực GĐPYTT và điều trị bắt buộc chữa bệnh, ngay sau đó Bộ Y tế đã xây dựng và ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Đề án cũng như ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp giai đoạn 2018-2023. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, hoạt động giám định PYTT vẫn cịn gặp nhiều khó khăn, hạn chế (từ cơ chế, chính sách, cơ sở vật chất, nhận thức của các cấp chính quyền, của tổ chức giám định, người giám định đến mối quan hệ phối hợp giữa cơ quan chuyên môn quản lý về lĩnh vực giám định và cơ quan QLNN. Một trong những nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả QLNN vvề GĐPYTT là do nhận thức về bản chất, vai trò, tầm quan trọng của cơng tác này cịn chưa đầy đủ. Ngun nhân này tác động không nhỏ đến tổ chức và hoạt động cũng như chất lượng, hiệu quả của QLNN về GĐPYTT. Chính vì vậy, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về vai trò, ý nghĩa của GĐPYTT đối với cải cách tư pháp, đối với việc đảm bảo sự ổn định phát triển kinh tế - xã hội là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của QLNN về GĐPYTT.

Quốc gội ban hành Luật Giám định tư pháp năm 2012 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp – gọi tắt là Luật năm 2020; Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ về Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp; Nghị định số 64/NĐ-CP ngày 28/7/2011 của Chính phủ về “Hướng dẫn quy định việc thi

hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh”.

Để tiếp tục đổi mới tổ chức, hoạt động và quản lý GĐTP nhằm tạo chuyển biến căn bản, đột phá về chất lượng và hiệu quả hoạt động GĐTP, góp phần nâng cao chất lượng của hoạt động tố tụng, phòng, chống tội phạm, đồng thời tạo động lực mới thúc đẩy xã hội hóa mạnh mẽ hoạt động GĐTP, ngày 28/02/2018 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 250/2018/QĐ- TTg về phê duyệt Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả

hoạt động GĐTP. Nhằm tăng cường hiệu quả, hiệu lực QLNN về lĩnh vực GĐPYTT và điều trị bắt buộc chữa bệnh.

- Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế; Thông tư 23/2019, ngày 18/8/2019 của Bộ Y tế Ban hành quy trình giám định PYTT và biểu mẫu sử dụng trong giám định PYTT.

1.2.3. Về công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về giám định pháp y tâm thần

Sau khi bản kế hoạch triển khai thực hiện được thông qua, các cơ quan nhà nước tiến hành triển khai tổ chức thực hiện theo kế hoạch. Việc trước tiên cần làm trong quá trình này là tuyên truyền, phổ biến pháp luật về GĐPYTT đến với các chủ thể pháp luật. Đây là một hoạt động quan trọng, có ý nghĩa lớn với cơ quan nhà nước và các đối tượng GĐPYTT. Phổ biến, tuyên truyền pháp luật về GĐPYTT giúp cho các cơ quan nhà nước và các đối tượng GĐPYTT và mọi người dân tham gia thực hiện hiểu rõ về mục đích, yêu cầu của quy định; về tính đúng đắn của pháp luật về GĐPYTT trong điều kiện hồn cảnh nhất định; và về tính khả hiện của pháp luật về GĐPYTT,... để họ tự giác thực hiện theo yêu cầu QLNN.

Đồng thời cịn giúp cho mỗi cán bộ, viên chức làm cơng tác GĐPYTT tại các trung tâm GĐPYTT các khu vực có trách nhiệm tổ chức thực hiện nhận thức được đầy đủ tính chất, trình độ, quy mơ của chính sách với đời sống xã hội để chủ động tích cực tìm kiếm các giải pháp thích hợp cho việc thực hiện GĐPYTT. Việc làm này cần được tăng cường đầu tư về trình độ chuyên mơn, phẩm chất chính trị, về trang thiết bị kỹ thuật... nhằm nâng cao chất lượng tun truyền, vận động. Trong thực tế có khơng ít cơ quan, địa phương do thiếu năng lực tuyên truyền, vận động đã làm cho GĐPYTT bị biến dạng, làm cho lòng tin của dân chúng vào nhà nước bị giảm sút.

Tuyên truyền, vận động thực hiện pháp luật về GĐPYTT cần được thực hiện thường xuyên, liên tục, để mọi đối tượng cần được tuyên truyền ln củng cố lịng tin vào chính sách và tích cực thực hiện chính sách. Việc phổ biến, tuyên truyền pháp luật về GĐPYTT được thực hiện bằng nhiều hình thức như trực tiếp tiếp xúc, trao đổi với các đối tượng tiếp nhận; gián tiếp qua các phương tiện thông tin đại chúng... Tùy theo yêu cầu của các cơ quan quản lý, tính chất của từng loại đối tượng và điều kiện cụ thể mà có thể lựa chọn các hình thức tun truyền, vận động thích hợp.

1.2.4. Tổ chức bộ máy thực hiện giám định pháp y tâm thần

Tổ chức giám định công lập theo quy định của pháp luật hiện hành được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập trong lĩnh vực pháp y, PYTT và kỹ thuật hình sự. Theo điều 12. tổ chức giám định tư pháp công lập Bao gồm các tổ chức sau: Các tổ chức giám định tư pháp công lập về pháp ý bao gồm: Viện pháp y quốc gia thuộc Bộ Y tế; Trung tâm pháp y cấp tỉnh; Viện pháp y quân đội thuộc Bộ Quốc phòng; Trung tâm giám định pháp y thuộc Viện khoa học hình sự, Bộ Cơng an. Mỗi tổ chức giám định có những chức năng, nhiệm vụ riêng biệt. Chức giám định tư pháp công lập về PYTT bao gồm: Viện PYTT trung ương thuộc Bộ Y tế; Trung tâm PYTT khu vực thuộc Bộ Y tế. Căn cứ yêu cầu giám định PYTT của hoạt động tố tụng và điều kiện thực tế của các khu vực, vùng miền trong cả nước, Bộ trưởng Bộ Y tế xem xét, quyết định thành lập Trung tâm PYTT khu vực sau khi thống nhất ý kiến với Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Viện PYTT Trung ương thực hiện GĐPYTT theo quy định của pháp luật tố tụng và Luật giám định tư pháp; Xây dựng quy chuẩn GĐPYTT trình Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành; Xây dựng chương trình, tài liệu và tổ chức, hướng dẫn bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ PYTT; Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra nghiệp vụ PYTT đối với các tổ chức GĐPYTT trong toàn quốc theo quy định của Bộ Y tế.

Nghiên cứu khoa học về chuyên ngành PYTT; Thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế về PYTT theo quy định của Bộ Y tế; Tổng kết, báo cáo Bộ Y tế, Bộ Tư pháp về tổ chức, hoạt động GĐPYTT theo định kỳ hàng năm; đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động GĐPYTT; Các nhiệm vụ khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Trung tâm PYTT khu vực thuộc Bộ Y tế, Căn cứ yêu cầu GĐPYTT của hoạt động tố tụng và điều kiện thực tế của các khu vực, vùng miền trong cả nước, Bộ trưởng Bộ Y tế xem xét, quyết định thành lập Trung tâm ph PYTT khu vực sau khi thống nhất ý kiến với Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

1.2.5. Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực quản lý nhà nước về giám định pháp y tâm thần

Cơng tác xây dựng chương trình bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và kiến thức pháp luật cho ngành giám định tư pháp nói chung và giám định viên tư pháp trong tổ chức giám định tư pháp cơng lập nói riêng là một trong các nội dung quan trọng của quản lý nhà nước đối với tổ chức giám định tư pháp công lập. Bởi lẽ,giám định viên tư pháp trong tổ chức giám định tư pháp công lập không những đảm bảo các yêu cầu về kiến thức chun mơn vững vàng, cịn phải kịp thời nắm bắt những quy định của pháp luật về “tố tụng”, đặc biệt các giám định viên tư pháp giữ chức vụ, quản lý tổ chức giám định tư pháp cơng lập địi hỏi kiến thức về QLNN. Khoản 2 Điều 5 Luật GĐTP sửa đổi 2020 quy định: “Nhà nước có chính sách ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đối với người giám định tư pháp”; “Xây dựng chương trình bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho giám định viên tư pháp; phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ trong việc tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và kiến thức pháp luật cho giám định viên tư pháp” (khoản 3 Điều 40 Luật GĐTP 2012).

1.2.6. Bảo đảm kinh phí, trang thiết bị, phương tiện giám định và điều kiện vật chất cần thiết khác cho tổ chức giám định pháp y tâm thần

Kinh phí hoạt động của tổ chức giám định tư pháp công lập được bảo đảm từ ngân sách nhà nước và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật (Điều 38 Pháp lệnh giám định tư pháp 2004) (Điều 13 Luật GĐTP 2012).

Trong lĩnh vực pháp y: Thông tư số 34/2014/TT-BTC ngày 21/03/2014 của

Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí giám định tư pháp, theo đó: cơ quan thu phí là Viện Pháp y Quốc gia (Bộ Y tế); Trung tâm Pháp y (Sở Y tế) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Viện Pháp y quân đội (Bộ Quốc phịng); Viện Khoa học hình sự (Bộ Cơng an). Cơ quan thu phí được trích để lại 95% trên tổng số tiền phí thu được trước khi nộp ào ngân sách nhà nước để trang trải cho việc thu phí theo quy định. Phần tiền phí cịn lại (5%), cơ quan thu phí nộp vào ngân sách nhà nước theo chương, mục, tiểu mục tương ứng của mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.

Trong lĩnh vực pháp y tâm thần: Thơng tư số 35/2014/TT-BTC của Bộ

Tài chính ngày 21/03/2014 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí giám định tư pháp, theo đó: cơ quan thu phí giám định tư pháp trong lĩnh vực PYTT gồm: Viện PYTT Trung ương, Trung tâm PYTT cấp tỉnh; Bệnh viện đa khoa cấp tỉnh; Bệnh viện thuộc Bộ Quốc phịng và Bệnh viện cấp qn khu có giám định viên PYTT. Cơ quan thu phí được trích để lại 90% trên số tiền phí thu được trước khi nộp vào ngân sách nhà nước để trang trải cho việc thu phí theo quy định. Số tiền phí cịn lại 10%, cơ quan thu phí nộp vào ngân sách nhà nước theo chương, mục, tiểu mục tương ứng của mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.

Trên cơ sở hạch toán hàng năm của các đơn vị (điểm c khoản 2 Điều 28 Nghị định số 85/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27/09/2013 hướng dẫn chi tiết và biện pháp thi hành Luật GĐTP 2012),ở Trung ương, Bộ Y tế quy định về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện giám định cho tổ chức

GĐPYTT trong lĩnh vực pháp y, PYTT; Bộ Công an quy định về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện giám định cho tổ chức giám định tư pháp cơng lập trong lĩnh vực kỹ thuật hình sự.Ở địa phương, UBND bảo đảm kinh phí, phương tiện hoạt động, cơ sở vật chất và các điều kiện cần thiết khác cho tổ chức GĐPYTT ở địa phương, cụ thể là tổ chức GĐPYTT về pháp

y. Tùy theo tình hình cụ thể hàng năm, các nguồn thu khác của các đơn vị có đáp ứng được đủ nhu cầu hoạt động hay khơng, ngân sách nhà nước sẽ hỗ trợ. Ngày 28/12/2015 Bộ Y tế ban hành Thông tư số 53/2015/TT-BYT quy định điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện giám định cho tổ chức GĐPYTT trong lĩnh vực pháp y, PYTT. Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện được quy định tại Thông tư là những điều kiện tối thiểu

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về các đối tượng giám định pháp y tâm thần tại trung tâm pháp y tâm thần khu vực tây nguyên (Trang 29 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w