Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về giám định Pháp y tâm thần tạ

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về các đối tượng giám định pháp y tâm thần tại trung tâm pháp y tâm thần khu vực tây nguyên (Trang 54 - 64)

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về giám định Pháp y tâm thần tạ

tại Trung tâm Pháp y tâm thần khu vực Tây Nguyên

2.2.1. Xây dựng, ban hành các văn bản phục vụ hoạt động QLNN về GĐPYTT tại trung tâm PYTT khu vực Tây Nguyên

Hoạt động GĐPYTT có ý nghĩa quan trọng trong điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự, dân sự...Thời gian qua, hoạt động GĐPYTT tại trung tâm PYTT khu vực Tây Nguyên đã phục vụ ngày càng tốt hơn cho hoạt động GĐPYTT góp phần quan trọng vào việc giải quyết các vụ án được chính xác, khách quan và đúng pháp luật. Tuy nhiên, trước yêu cầu cần nâng cao chất lượng hoạt động GĐPYTT, đặc biệt là phục vụ cho công cuộc đấu tranh, phòng, chống tội phạm (đặc biệt là các đối tượng sau khi gây án có ý định giả bệnh tâm thần hoặc đã chạy bệnh án tâm thần trước khi gây án).

Trong 5 năm từ 2017-2021, Trung tâm PYTT khu vực Tây Nguyên đã xây dựng và ban hành Quy chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan trong quản lý hoạt động GĐPYTT với cơ quan Cơng an-Tịa án, nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị hữu quan. Cụ thể:

Năm 2017 -2021, Trung tâm đã phối hợp ban hành 9 văn bản, trong đó có quy chế phối hợp trong hoạt động GĐPYTT khu vưc Tây Nguyên. Việc ban hành Quy chế nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN về GĐPYTT địa bàn Tây Nguyên; tăng cường cơ chế phối hợp, trao đổi thông tin giữa các cơ quan tiến hành tố tụng và cơ quan QLNN về GĐPYTT. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan trưng cầu giám định với cơ quan, tổ chức được trưng cầu và thực hiện giám định góp phần giải quyết khó khăn, vướng mắc tư

pháp trong hoạt động tố tụng. Ngoài ra, nhằm phân định trách nhiệm giữa các cơ quan trong hoạt động giám định tư pháp; đảm bảo trả lời kết luận giám định đúng thời gian của cơ quan trưng cầu phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử.

Trung tâm xây dựng quy chế trên quy định cụ thể các nội dung phối hợp trong công tác GĐPYTT, bao gồm: Phối hợp trong xây dựng văn bản về GĐPYTT; phối hợp trong giải quyết vướng mắc về GĐPYTT; phối hợp trong việc thống kê và cung cấp thông tin, số liệu về GĐPYTT trong hoạt động tố tụng; phối hợp kiểm tra về GĐPYTT trong hoạt động tố tụng; phối hợp giải quyết khiếu nại, tố cáo về GĐPYTT trong hoạt động tố tụng và phối hợp tổ chức họp giao ban liên ngành về GĐPYTT trong hoạt động tố tụng.

Năm 2021, Trung tâm PYTT khu vực Tây Nguyên tham mưu cho Bộ Y tế về công tác giám định và xây dựng quy chế phối hợp với Phịng Kỹ thuật hình sự Cơng an các tỉnh trong GĐPYTT cho các đối tượng, ln nâng cao trình độ chun mơn, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan trưng cầu trong hoạt động tố tụng, bảo đảm tính chính xác, khách quan.

Nguyên tắc trong việc phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức liên quan về giám định tư pháp là phải bảo đảm thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan trong hoạt động giám định tư pháp theo quy định của pháp luật; hoạt động phối hợp phải được phối hợp thường xuyên, kịp thời, bảo đảm đúng nội dung, hiệu quả và phải bảo đảm bí mật nhà nước, bí mật cơng tác theo quy định của pháp luật. Đồng thời, việc phối hợp sẽ dựa trên các phương thức trao đổi trực tiếp, gửi công văn, thông báo văn bản, tổ chức họp liên ngành, hoặc hình thức khác liên quan đến giám định tư pháp thuộc thẩm quyền giải quyết; cung cấp số liệu về tổ chức, hoạt động, quản lý giám định tư pháp và các tài liệu có liên quan về giám định tư pháp; kiểm tra liên ngành về giám định tư pháp.

Về việc phối hợp giữa cơ quan trưng cầu giám định và cơ quan giám định thuộc các Bộ, ngành, về cơ bản mối quan hệ giữa các cơ quan trưng cầu giám định và cơ quan giám định thời gian qua là chặt chẽ, được thực hiện đúng các quy định của pháp luật. Hầu hết các vụ việc được trưng cầu giám định được các cơ quan giám định thực hiện nghiêm túc, đúng các quy trình của pháp luật. Các kết luận giám định về cơ bản bảo đảm chính xác, khách quan, phục vụ kịp thời, có hiệu quả cơng tác điều tra, truy tố, xét xử tội phạm. Liên ngành các Sở Y tế, sở Tư pháp, Công an, Viện Kiểm sát nhân dân các tỉnh, Tòa án nhân dân các tỉnh trong khu vực đã ban hành được Quy chế phối hợp số 212 ngày 12/5/2018 về công tác GĐPYTT. Tuy nhiên, việc phối hợp giữa cơ quan trưng cầu giám định và Trung tâm GĐPYTT thời gian qua có một số tồn tại, hạn chế, đó là: Một số quyết định trưng cầu giám định lần đầu, giám định lại, giám định bổ sung chưa chấp hành đúng các thủ tục quy định. Nhiều cơ quan trưng cầu giám định gửi hồ sơ trưng cầu giám định thiếu tài liệu, cơ quan giám định phải yêu cầu bổ sung, làm ảnh hưởng tới thời hạn giám định. Một số quyết định trưng cầu giám định cịn có những nội dung khơng thuộc phạm vi chuyên môn của cơ quan giám định. Chất lượng kết luận giám định trong một số trường hợp chưa bảo đảm, cịn chung chung, khơng trả lời cụ thể câu hỏi mà cơ quan trưng cầu đặt ra, không khẳng định rõ đúng, sai khiến cho cơ quan trưng cầu gặp khó khăn trong q trình giải quyết vụ án. Tịa án phải yêu cầu giám định lại, giám định bổ sung 26 trường hợp. Một số cá nhân, tổ chức còn từ chối, né tránh thực hiện giám định hoặc đùn đẩy trách nhiệm, né tránh việc tham gia tố tụng theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền để giải thích, trình bày về kết quả giám định, nhất là trong một số vụ án lớn, án tham nhũng, kinh tế.

2.2.2. Về công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về giám định pháp y tâm thần tại Trung tâm Pháp y tâm thần khu vực Tây Nguyên

tư pháp, là công cụ quan trọng, phục vụ đắc lực cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử trước yêu cầu đẩy mạnh cải cách tư pháp, phịng chống tham nhũng, góp phần quan trọng trong việc giải quyết các vụ án được chính xác, khách quan, đúng pháp luật; giúp các cơ quan pháp luật xử lý kịp thời các đối tượng vi phạm, đảm bảo trật tự an toàn xã hội và phát triển đất nước.

Giám định tư pháp là việc người giám định tư pháp sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề liên quan đến hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định theo quy định của pháp luật. Việc giám định không chỉ nhằm xác định tội phạm, người thực hiện hành vi phạm tội, khung hình phạt được áp dụng mà còn liên quan đến nghĩa vụ dân sự, bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự cụ thể.

Trong những năm qua, đặc biệt từ năm 2017-2021, cùng với sự nỗ lực của toàn ngành, Trung tâm PYTT khu vực Tây Nguyên đã từng bước nâng cao chất lượng hoạt động giám định, khám nghiệm, nghiên cứu và sử dụng những kiến thức, tiến bộ về y học để phục vụ pháp luật, góp phần gìn giữ an ninh trật tự, đảm bảo cơng bằng xã hội. Cùng với thực hiện tốt công tác chuyên môn nghiệp vụ, Trung tâm PYTT khu vực Tây Nguyên cũng triển khai tốt cơng tác cải cách hành chính. Thực hiện các văn bản chỉ đạo của ngành y tế, Trung tâm PYTT khu vực Tây Nguyên đã tổ chức cho toàn thể viên chức về cơng tác cải cách hành chính, góp phần nâng cao chất lượng giám định pháp y. Đẩy mạnh cải cách đơn giản hóa thủ tục hành chính, áp dụng cơng nghệ thơng tin, thu phí giám định bằng hóa đơn điện tử, cải cách quy trình đón tiếp người đến khám giám định đã rút ngắn thời gian khám và trả kết quả giám định cho cơ quan trưng cầu, cá nhân, đáp ứng được sự hài lòng của nhân dân.

Hoạt động cơng đồn được triển khai thực hiện hiệu quả nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ, nhân viên. Tổ chức cơng đồn đã triển khai, phổ biến tuyên truyền cho cán bộ viên chức, đoàn viên chấp hành tốt các quy định của pháp luật như phổ biến Luật Lao động, Luật Cơng đồn, Luật Thi đua khen thưởng, Luật Bảo hiểm xã hội; Đặc biệt pháp luật về về GĐPYTT. Trong 5 năm trung tâm đã tổ chức 16 đợt hội nghị phổ biến tuyên truyền cho cán bộ viên chức về pháp luật về GĐPYTT [19, tr 11 ].

Trung tâm PYTT khu vực Tây Nguyên đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan tổ chức điểm cầu trực tuyến về Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp. Qua tuyên truyền đã trao đổi, thảo luận và đề ra các giải pháp nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong hoạt động giám định tư pháp của Trung tâm PYTT khu vực Tây Nguyên; đồng thời tiếp tục có những phương hướng hoạt động cụ thể trong thời gian tới nhằm ngày càng nâng cao chất lượng hoạt động GĐPYTT trên địa bàn Tây Nguyên [19, tr 13 ].

2.2.3. Tổ chức bộ máy thực hiện giám định pháp y tâm thần tại Trung tâm Pháp y tâm thần khu vực Tây Nguyên

Trung tâm PYTT khu vực Tây Nguyên thực hiện chức năng: Giám định pháp y tâm thần theo quy định của Pháp lệnh Tố tụng và Luật Giám định tư pháp số 13/2012/QH13; thực hiện nghiên cứu khoa học, đào tạo, đào tạo bồi dưỡng, hợp tác quốc tế về chuyên ngành PYTT (theo quy định tại Quyết định

số 2341/QĐ-BYT ngày 15/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm PYTT khu vực Tây Nguyên).

Được sự quan tâm tạo điều kiện của Bộ Y tế và Viện PYTT Trung ương và Viện PYTT Trung ương Biên Hịa, sự thống nhất giữa Đảng và chính quyền trong chỉ đạo, điều hành hoạt động và phát triển của Trung tâm. Hiện nay Trung tâm có 04 Khoa/phịng: Khoa giám định, Khoa khám và Cận lâm sàng, Phịng Tổ chức- Hành chính Quản trị, phịng Kế hoạch- Tài chính.

Tổng số CVCNLĐ hiện có là 52 người. Trình độ chun mơn: Sau đại học (ThS.BS CKI): 05; Đại học: 22 ; Cao đẳng, Trung cấp: 13; Lao động phổ thơng: 12, và có 05 Giám định viên.

Đến năm 2021, hoạt động của Trung tâm đã đi vào nề nếp, trình độ cán bộ, cơng chức, viên chức đang được củng cố và nâng cao, tinh thần thái độ phục đáp ứng sự hài lòng của các cơ quan trưng cầu và gia đình của đối tượng giám định, ứng dụng khoa học công nghệ và các khoa học kỹ thuật mới luôn được quan tâm phát triển, triển khai và áp dụng có hiệu quả.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức Trung tâm PYTT khu vực Tây Nguyên

HỘI ĐỒNG THI ĐUA KHEN THƯỞNG HỘI ĐỒNG TIỀN LƯƠNG VÀ CHẾ ĐỘ CÁC PHỊNG CHỨC NĂNG CÁC KHOA CHUN MƠN

(Nguồn: Trung tâm PYTT khu vực Tây Nguyên)

Trung tâm có chức năng thực hiện giám định PYTT theo quy định của luật Giám định tư pháp; thực hiện nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng, hợp tác quốc tế về chuyên ngành PYTT; tham gia khám và điều trị bệnh nhân thông thường theo cầu của cá nhân tổ chức.

Nhiệm vụ: Thực hiện giám định PYTT;Nghiên cứu khoa học, đào tạo, đào tạo bồi dưỡng, hợp tác quốc tế về chuyên ngành PYTT; Khám và điều trị

theo yêu cầu bệnh nhân mắc các bệnh tâm thần khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh; Cử cán bộ đi học tập nước ngoài về nghiệp vụ chuyên môn theo thẩm quyền. Thực hiện chế độ báo cáo thống kê về Bộ Y tế và Viện PYTT Trung ương theo quy định. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Bộ Y tế.

2.2.4. Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực QLNN về giám định pháp y tâm thần tại Trung tâm Pháp y tâm thần khu vực Tây Nguyên

Đào tạo, bồi dưỡng có vai trị, vị trí hết sức quan trọng và là một khâu then chốt trong cơng tác phát triển nguồn nhân lực y tế nói chung và nguồn nhân lực của Trung tâm PYTT khu vực Tây Nguyên nói riêng. Do đó lãnh đạo trung tâm ln quan tâm, thường xuyên tiến hành công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, lý luận chính trị, quản lý nhà nước và đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ, viên chức.

Hàng năm trung tâm triển khai xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình, hình thức đào tạo, bồi dưỡng căn cứ vào các văn bản của Nhà nước và Bộ Y tế như: Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 09 năm 2017 của Chính phủ về Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức; Quyết định số 163/QĐ-TTg ngày 25/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016-2025; Quyết định số 3223/QĐ-UBND về việc ban hanh kế hoạch Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 250/QĐ-TTg ngày 28/02/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp quy định tại điểm e, khoản 2, mục III của Đề án:

“Kiến nghị chính sách cần thiết phù hợp bảo đảm việc đãi ngộ và thu hút người làm giám định tư pháp”; Quyết định số 319/QĐ-TTg ngày 07 tháng 02

lực y tế các chuyên ngành Lao, Phong, Tâm thần, pháp y và Giải phẫu bệnh giai đoạn 2013-2020”, nhằm phát triển nguồn nhân lực cho chuyên ngành Pháp y.

Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm của Trung tâm được xây dựng trên cơ sở tiếp tục cụ thể hóa các mục tiêu định hướng của Bộ Y tế, Bộ Tư Pháp, các kế hoạch đều căn cứ vào vị trí việc làm, tiêu chuẩn CNNN viên chức, điều kiện tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý và nhu cầu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực đồng thời phải có tính khả thi và phù hợp với thực tế. Ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, viên chức trong diện quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý, cán bộ, viên chức trong các lĩnh vực chuyên sâu đặc biệt là lĩnh vực PYTT.

Từ năm 2017-2021, trung tâm đã cử 25 cán bộ viên chức đi đào tạo Năm 2017: 02 người đi đào tạo Lý luận chính trị Cao cấp và Trung cấp lý luận chính trị; Trung tâm đã cử 03 người đi đào tạo trình độ thạc sĩ, và bác sỹ chuyên khoa 1

Năm 2018: Trung tâm cử 3 cán bộ đi đào tạo Lý luận chính trị trung cấp; 04 người đi đào tạo trình độ thạc sĩ, và bác sỹ chuyên khoa 2

Năm 2019: Trung tâm cử 3 cán bộ đi đào tạo Lý luận chính trị cao cấp và trung cấpị; 04 viên chức đi đào tạo trình độ thạc sĩ, và 3 bác sỹ chuyên khoa 2, cử 4 cán bộ đi bổi dưỡng kiến thức QLNN.

Năm 2020: Trung tâm cử 2 cán bộ đi đào tạo Lý luận chính trị trung cấp; 04 người đi đào tạo trình độ thạc sĩ, và bác sỹ chuyên khoa 2

Năm 2021: Trung tâm cử 1 cán bộ đi đào tạo Lý luận chính trị trung cấp; 01 người đi đào tạo trình độ thạc sĩ, và 01 bác sỹ chuyên khoa 1.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về các đối tượng giám định pháp y tâm thần tại trung tâm pháp y tâm thần khu vực tây nguyên (Trang 54 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w