7. Kết cấu của luận văn
2.3. Đánh giá chung quản lý nhà nước về giám định Pháp y tâm thần tạ
Trung tâm Pháp y tâm thần khu vực Tây Nguyên
2.3.1. Ưu điểm
Hoạt động giám định tư pháp nói chung và GĐPYTT nói riêng là việc sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn, do người giám định tư pháp thực hiện theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng. Trước những diễn biến phức tạp của đời
sống kinh tế - xã hội, nhu cầu giám định ở lĩnh vực giám định pháp y, PYTT, kỹ thuật hình sự hằng năm đều tăng.
Được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và Bộ Y tế, Bộ Tư pháp, sự cố gắng của các ngành chức năng, thời gian qua cơng tác GĐPYTT đã có chuyển biến đáng kể, góp phần hỗ trợ tích cực cho hoạt động tố tụng, giúp các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử giải quyết các vụ án chính xác, khách quan và đúng luật. Cơng tác GĐPYTT cho các đối tượng đã góp phần quan trọng trong cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm, kết luận giám định đúng đắn, khách quan giúp cho việc điều tra, truy tố, xét xử các vụ án nghiêm minh, đúng pháp luật, tránh oan sai.
Trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ GĐPYTT: Từ quy trình tổ chức tiếp nhận đối tượng trưng cầu đến quản lý, ghi chép hồ sơ, sổ sách theo dõi việc thực hiện nhiệm vụ đều thể hiện rất rõ ràng, chi tiết và tỷ mỉ.
Trong quản lý hồ sơ theo dõi các đối tượng trưng cầu giám định từ lúc tiếp nhận cho tới khi kết thúc giám định và lưu trữ hồ sơ được Trung tâm thực hiện nghiêm túc theo đúng quy định tại Quyết định 5092/QĐ-BYT ngày 07/12/2020 về việc ban hành Quy chế kiểm tra và bảng điểm đánh giá công tác giám định PYTT, công tác tiếp nhận, điều trị và quản lý người chấp hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
Trong nghiên cứu khoa học và hợp tác với các đơn vị liên quan và hợp tác quốc tế: Thời gian vừa qua, lãnh đạo trung tâm luôn quan tâm đến việc đào tạo nâng cao chất lượng về chuyên môn, nghiệp vụ và nghiên cứu khoa học về lĩnh vực PYTT, đã đẩy mạnh hợp tác với Trường Đại học Y Dược Huế, Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Tây Nguyên để đào tạo đại học, sau đại học chuyên ngành tâm thần cho cá bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên. Tăng cường hợp tác, trao đổi kinh nghiệm chuyên môn với các Trung tâm PYTT khu vực bạn và Bệnh viện Tâm thần tỉnh Đắk Lắk trong các lĩnh vực: GĐPYTT, khám chữa bệnh, đào tạo, nghiên cứu. Đẩy
mạnh quan hệ phối hợp với Viện PYTT Trung ương Biên Hịa về chỉ đạo chun mơn nghiệp vụ PYTT; với Hội Tâm thần học Việt Nam và Chi hội Tâm thần học thành phố Hồ Chí Minh về hoạt động Hội Nghề nghiệp. Ngồi ra lãnh đạo trung tâm cũng chủ trương cần tăng cường quan hệ hợp tác với các tổ chức chuyên ngành tâm thần học quốc tế, các viện, các trường (nếu có).
Trong cơng tác cán bộ cũng được đặc biệt quan tâm. Hằng năm, Trung tâm đều xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ gửi cấp thẩm quyền xem xét, phê duyệt và tổ chức thực hiện, cử cán bộ đi học nâng cao trình độ về lý luận chính trị và chun mơn nghiệp vụ. Việc thực hiện chế độ, chính sách và chăm lo sức khỏe cho CBNV luôn đảm bảo kịp thời, đúng chế độ, chính sách theo quy định.
Việc xây dựng và ban hành các quy chế như: Quy chế nâng lương, quy chế TĐKT, quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế dân chủ và các nội quy, quy chế khác cũng được nghiêm túc thực hiện.
Công tác quản lý đơn vị: từ quản lý nguồn ngân sách nhà nước cấp cho đến quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài sản của cơ quan; công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và cơng tác an ninh, chính trị nội bộ...đều được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Công tác GĐPYTT cho các đối tượng đến giám định trong thời gian qua cũng gặt hái được nhiều thành công nhất định, từ quy trình giám định được tuân thủ theo các quy định của pháp luật, đến khâu trả lời kết luận các vụ việc từ đơn giản đến vụ việc khó khăn, phức tạp...đều được các cơ quan trưng cầu đánh giá cao về năng lực, khả năng và trình độ chun mơn cũng như trình độ về am hiểu pháp luật của các giám định viên PYTT tại Trung tâm. Những dấu hiệu tích cực đó được thể hiện ở việc hạn chế tối đa các trường hợp phải giám định đi, giám định lại nhiều lần gây tốn kém và mất thời gian của các cơ quan trưng cầu.
2.3.2.1. Hạn chế
- Hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành Luật giám định tư pháp ban
hành chưa đầy đủ, kịp thời, gây khó khăn trong q trình áp dụng, như: Bộ máy, tổ chức; thẩm quyền giám định của các tổ chức chưa đầy đủ; thời hạn giám định; quy trình giám định; vấn đề quyền giám định lại của Tòa án; chưa quy định rõ cơ chế phối hợp của các cơ quan tiến hành tố tụng; chưa có sự đồng bộ, liên thông giữa các quy định của pháp luật tố tụng hình sự, dân sự, hành chính và các văn bản pháp luật về giám định,…Một số văn bản chưa được ban hành để hướng dẫn Luật giám định tư pháp. Luật Giám định tư pháp và pháp luật về tố tụng quy định chưa đầy đủ, cụ thể về căn cứ, cách thức trưng cầu, đánh giá, sử dụng kết luận giám định, dẫn đến tình trạng một số trường hợp lạm dụng giám định, việc đánh giá, sử dụng kết luận giám định nhiều vụ việc còn lúng túng; quy định về thời hạn giám định chưa đầy đủ nên thời gian thực hiện giám định trong các vụ án kinh tế, tham nhũng thường bị kéo dài. Trong xây dựng và ban hành Quy chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan trong quản lý công tác GĐPYTT nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị hữu quan chưa được thực hiện bằng văn bản. - Quy định trách nhiệm của cơ quan trưng cầu giám định và cá nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện giám định chưa rõ ràng, thiếu chế tài bảo đảm thực hiện... dẫn đến một số trường hợp còn đùn đẩy, chậm trễ thực hiện giám định; việc phối hợp giữa cơ quan trưng cầu với cơ quan thực hiện giám định còn nhiều vướng mắc, chất lượng kết luận giám định trong một số trường hợp chưa đáp ứng yêu cầu.
- Số lượng giám định viên PYTT cịn hạn chế và trình độ chun mơn nghiệp vụ, kiến thức pháp luật, khả năng giải thích kết luận giám định… chưa thực sự đáp ứng yêu cầu. Một số lĩnh vực, vụ việc còn thiếu giám định viên giỏi, thiếu giám định viên chuyên môn. Phần lớn giám định viên tại Trung tâm PYTT chưa được đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ; các giám định viên
lý cao, trong khi các điều kiện thực hiện giám định chưa bảo đảm.
- Các Sở, ngành chuyên môn chủ quản đối với cơng tác quản lý GĐTP và PYTT chưa có sự phối hợp chặt chẽ, chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm và quan tâm hơn đối với hoạt động này. Để từ đó tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng về hoạt động giám định tư pháp qua các kênh thông tin như đài phát thanh truyền hình, báo điện tử, bản tin tư pháp... chưa xây dựng và ban hành Quy chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan trong quản lý hoạt động GĐTP nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị hữu quan.
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng mặc dù đã được lãnh đạo trung tâm hết sức quan tâm, đặc biệt là đào tạo lĩnh vực chuyên khoa sâu về PYTT cho các giám định viên nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đối với các cơ quan trưng cầu giám định. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao chưa theo kịp với nhu cầu nguồn nhân lực của các cơ sở khám chữa bệnh. Chưa có quy trình, quy chuẩn trong xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho các chức danh GĐV theo hướng tăng cường nội dung, thời lượng giảng dạy về GĐTP và GĐPYTT.
- Nguồn lực con người và cơ sở vật chất của Trung tâm hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu đặc biệt là các bác sĩ giám định viên có kinh nghiệm, có chun mơn cịn thiếu. Việc tổ chức các buổi hội thảo, hội nghị, hội thi tay nghề, tổng kết cơ quan...vẫn phải mượn hội trường của Bệnh viện Tâm thần hoặc thuê khách sạn bên ngoài vừa tốn kém kinh phí, lại khơng chủ động trong cơng tác tổ chức triển khai thực hiện, cơ sở lưu trú đối tượng còn trật hẹp… Với điều kiện cơ sở vật chất và nhân lực như hiện nay thì chưa thể đề xuất cấp thẩm quyền cho phép thực hiện mở rộng các dịch vụ điều trị bắt buộc, khám giám định sức khỏe tâm thần theo yêu cầu của cá nhân và tổ chức để bổ túc hồ sơ dân sự cho các nhu cầu giao dịch dân sự, mặt khác cũng là để tăng thêm nguồn thu nhập hợp pháp cho cán bộ, nhân viên.
- Trong công tác kiểm tra, đánh giá: Công tác kiểm tra, đánh giá cán bộ, viên chức vẫn cịn bộc lộ nhiều hạn chế, cịn mang tính hình thức nên chất lượng công tác của mỗi cán bộ, viên chức hầu như chưa được phản ánh đúng thực tế; khó định lượng cơng việc đối với cán bộ, viên chức khi thực hiện nhiệm vụ do vậy hiệu quả đánh giá thiếu chính xác; cơng tác đánh giá cịn mang nặng tính chủ quan, cịn xen lẫn tình cảm cá nhân, nể nang. Lãnh đạo chưa sâu sát hoặc không thẳng thắn tự phê bình và phê bình, thiếu hướng dẫn của cơ quan chức năng về tiêu chí đánh giá phù hợp với từng lĩnh vực cụ thể, do đó kết quả đánh giá hằng năm của cán bộ, viên chức đa số đều được đánh giá là hoàn thành tốt nhiệm vụ.
2.3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế
Những hạn chế nêu trên có các nguyên nhân khách quan và chủ quan, cụ thể:
- Các cơ chế, chính sách về lĩnh vực GĐPYTT một số quy định chưa rõ ràng, chưa được điều chỉnh cho phù hợp.
- Do nhận thức về vai trị, vị trí của cơng tác GĐPYTT đối với xã hội cịn chưa cao; chính sách đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực về lĩnh vực PYTT chưa được chú trọng vì vậy chưa thu hút được nguồn nhân lực về
- Chưa có chế độ hỗ trợ, chính sách khuyến khích trong cơng tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn cho cán bộ, viên chức. Cán bộ đi học chỉ được hỗ trợ thanh tốn chi phí cho phần học phí, các khoản đóng góp khác cán bộ, viên chức phải tự trang trải. Số lượng giám định viên PYTT được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp cịn hạn chế; cơng tác tăng cường phổ biến, quán triệt các quy định của pháp luật về giám định PYTT cho đội ngũ giám định viên chưa được thực hiện thường xuyên, liên tục.
- Các cấp lãnh đạo chưa có sự chỉ đạo tập trung, quyết liệt trong việc xây dựng trụ sở mới của trung tâm, cơ chế phối hợp của các cơ quan liên quan
còn chậm, chưa sâu sát.
- Các cơ quan chức năng như Tư pháp – Công an – Tòa án – Viện kiểm sát và cơ sở PYTT chưa có sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất để tham mưu cho các cấp, các ngành chức năng kịp thời ban hành văn bản để khắc phục những bất cập, hạn chế.
- Công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động GĐPYTT còn chưa được chú trọng, nhiều vụ án nghiêm trọng có liên quan đến hoạt động GĐPYTT ở một số điạ phương được báo chí và dư luận phản ánh, quan tâm nhưng vấn chưa được các cơ quan chức năng xử lý quyết liệt.
- Chưa bố trí kinh phí cho đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ về chun mơn, nghiệp vụ và trình độ lý luận chính trị, đặc biệt là lĩnh vực nghiệp vụ QLNN đối với người làm công tác GĐPYTT.
Tiểu kết chương 2
Chương 2 của Luận văn đã đi sâu vào nghiên cứu và đánh giá thực trạng QLNN đối với công tác GĐPYTT tại Trung tâm PYTT khu vực Tây Nguyên. Trên cơ sở đó, chỉ ra được những kết quả của QLNN về GĐPYTT cũng như hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong QLNN về GĐPYTT tại trung tâm PYTT khu vực Tây Nguyên. Với những tồn tại, hạn chế nói trên, cần thiết phải có những giải pháp hồn thiện QLNN đối với GĐPYTT tại Trung tâm PYTT khu vực Tây Nguyên ở Chương 3. Đặc biệt là các giải pháp về QLNN trong lĩnh vực GĐPYTT, giải pháp đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ giám định viên, người phục vụ công tác giám định tại Trung tâm PYTT khu vực Tây Nguyên.
Chương 3.
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁM ĐỊNH PHÁP Y TÂM THẦN TẠI TRUNG TÂM PHÁP Y TÂM THẦN KHU VỰC TÂY NGUYÊN 3.1. Phương hướng, mục tiêu hoàn thiện QLNN về giám định pháp y tâm thần tại trung tâm Pháp y tâm thần khu vực Tây Nguyên
3.1.1. Phương hướng
- Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về giám định pháp y tâm thần tại trung tâm Pháp y tâm thần khu vực Tây Nguyên cần phải hoàn thiện các thiết chế giám định tư pháp
Trong điều kiện nước ta hiện nay, việc đổi mới và hoàn thiện các thiết chế giám định tư pháp nói chung và thiết chế PYTT nói riêng là một trong những nội dung quan trọng được đề cập trong nhiều Nghị quyết của Đảng và Nhà nước như Nghị quyết Trung ương 8 khóa VII, Nghị quyết Trung ương 3, Trung ương 7 khóa VIII và các Nghị quyết Đại hội Đảng tồn quốc khóa VIII, IX, X, XI, XII. Đặc biệt, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã chỉ rõ:
Hoàn thiện thể chế giám định tư pháp. Nhà nước cần đầu tư một số lĩnh vực giám định để đáp ứng yêu cầu thường xuyên của hoạt động tố tụng... Khoản 3, Điều 38 Luật Giám định tư pháp quy định: “Bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào khả năng, điều kiện thực tế và thẩm quyền của mình quy định chế độ chính sách khác để thu hút chuyên gia, tổ chức có năng lực tham gia hoạt động giám định tư pháp.
Quyết định số 258/QĐ-TTg ngày 11/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp và Quyết định số 1358/QĐ-TTg ngày 03/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch tổng thể thực hiện Quyết định số 258/QĐ-TTg ngày
11/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp, đã đề ra:
- Cần nghiên cứu, xây dựng cơ chế thu hút đội ngũ nhà chuyên môn, chuyên gia giỏi tham gia hoạt động giám định tư pháp; hoàn thiện chế độ đãi
ngộ thỏa đáng đối với các cá nhân tham gia hoạt động giám định cả ở phương diện vật chất (ngạch lương riêng, phụ cấp trách nhiệm, chế độ thâm niên đối với người giám định tư pháp chuyên trách, chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp đối với người giám định hưởng lương từ ngân sách nhà nước; bảo đảm tương quan thu nhập từ việc thực hiện giám định tư pháp với mặt bằng thu nhập của người giám định không hưởng lương từ ngân sách nhà nước) và phi vật chất (tôn vinh các chuyên gia giỏi, hàng đầu trong các lĩnh vực tham gia hoạt động giám định).
Quyết định số 250/QĐ-TTg ngày 28/02/2018 của Thủ tướng Chính