1.3.1.1. Các yếu tố khách quan
- Điều kiện, xu hướng phát triển kinh tế - xã hội; sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nhu cầu đối với lực lượng lao động
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển mạnh, tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm tỷ lệ khá cao trong cơ cấu ngành kinh tế, ảnh hưởng đến tốc độ phát triển kinh tế quốc gia. Do vậy, đào tạo TCN theo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nơng nghiệp là việc làm có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển chung nền kinh tế ở hiện tại và tương lai. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tác động trở lại đối với công tác đào tạo TCN theo hai hướng, một mặt thúc đẩy
đào tạo TCN phát triển cũng như thúc đẩy nền kinh tế phát triển nếu như có sự phù hợp giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và công tác đào tạo TCN, mặt khác sẽ kìm hãm việc đào tạo TCN nếu như không phù hợp hoặc phát triển không tương ứng với nhu cầu lao động thực tế.
- Đường lối chủ trương, chính sách của các cấp có thẩm quyền về phát triển trung cấp nghề
QLNN trên các lĩnh vực nói chung, trong lĩnh vực đào tạo TCN nói riêng được đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện trên cơ sở các quy định của pháp luật, phù hợp với điều kiện thực tế tại các địa phương. Trong những năm qua, đặc biệt từ 2010 đến nay, nhà nước đã có chủ trương và các đề án nhằm đẩy mạnh thực hiện công tác này như: Dự án phát triển GDNN thuộc chương trình mục tiêu quốc gia GD&ĐT, trong đó có phần đào tạo TCN; Đề án phát triển GDNN 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Các cấp có thẩm quyền cũng đã ban hành nhiều chính sách đối với người học nghề, đối với trường nghề và Trung tâm dạy nghề; đối với giáo viên tham gia đào tạo TCN và cán bộ quản lý GDNN; đối với doanh tham gia đào tạo TCN, nhận lao động sau khi được đào tạo TCN, ...). Việc ban hành các chính sách về GDNN và đào tạo TCN kịp thời, phù hợp là cơ sở pháp lý căn bản cho các cơ quan QLNN thực hiện chức năng QLNN về GDNN, giúp cơng tác GDNN nói chung và đào tạo TCN nói riêng phát triển thuận lợi.
- Những yếu tố đặc thù của địa bàn
Các yếu tố về kinh tế, thu nhập bình quân đầu, tỷ lệ hộ nghèo, nhận thức của người dân, khả năng hội nhập, áp dung khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số... của từng địa phương cũng ảnh hưởng, tác động không nhỏ đến cơng tác đào tạo TCN tại địa phương đó.
- Sự phát triển của khoa học - công nghệ, nhất là việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo
Sự phát triển của công nghệ sẽ là cơ hội để các trường đào tạo TCN có cơ hội ứng dụng cơng nghệ vào trong q trình đào tạo. Việc áp dụng cơng nghệ vào trong đào tạo là thách thức tốt nhất để học viên được tiếp cận và thành thạo sử dụng các công nghệ mới. Công nghệ sẽ giúp tăng cường khả năng tiếp cận với các tri thức thơng qua các hình thức khác nhau, giúp việc chia sẻ kiến thức giữa các giáo viên với nhau, giữa giáo viên với học viên nhanh hơn và hiệu quả hơn. Đồng thời, việc sử dụng công nghệ thường xuyên trong quá trình học tập là cơ hội để hình thành và bồi dưỡng những kỹ năng về cơng nghệ cho học viên khi tham gia thị trường lao động.
1.3.1.2. Các yếu tố chủ quan
- Năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp; đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý các cơ sở đào tạo trung cấp nghề
Cán bộ, cơng chức làm cơng tác QLNN phải có trách nhiệm, thẩm quyền về mặt hành chính và chun mơn, đại diện cho Nhà nước về mặt pháp lý, chịu trách nhiệm trước các cơ quan quản lý cấp trên để cụ thể hóa các chủ trương, chính sách tác động đến cơ sở đào tạo nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra. Để hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, cán bộ công chức làm công tác QLNN phải có chuyên mơn - nghiệp vụ cao, có phẩm chất đạo đức tốt.
ĐTN có những nét khác biệt so với các cấp học khác trong nền giáo dục quốc dân, đó là ngành nghề đào tạo rất đa dạng, yêu cầu kỹ thuật cao, thường xuyên phải cập nhật kiến thức, kỹ năng nghề để phù hợp với tiến bộ khoa học kỹ thuật; học viên vào học nghề có rất nhiều cấp trình độ văn hóa, độ tuổi khác nhau. Sự khác biệt đó làm cho đội ngũ giáo viên dạy nghề cũng rất đa dạng với nhiều trình độ khác nhau.
Một nguồn nhân lực khác cũng ảnh hưởng đến chất lượng ĐTN, đó là đội ngũ cán bộ quản lý dạy nghề. Chất lượng cán bộ quản lý có ảnh hưởng rất
lớn đến đào tạo nghề, thế hiện qua khả năng tổ chức, quản lý, điều phối, quá trình đào tạo; định hướng, tìm kiến cơ hội họp tác, liên kết đào tạo...
Vì vậy giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề phải có đủ cả về số lượng và chất lượng thì mới có thể giảng dạy, tận tình hướng dẫn, theo sát học viên và đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý phải có chất lượng thì mới có thể quản lý hoạt động dạy nghề một cách hiệu quả.
- Nhận thức của người học và xã hội về đào tạo trung cấp nghề
Học viên TCN là nhân tố trung tâm, có tác động sâu sắc tới cơng tác đào tạo nghề. Trình độ văn hóa, sự hiểu biết, tâm lý, cá tính, khả năng tài chính, quỹ thời gian,... của bản thân người học đều có ảnh hưởng tới quy mơ và chất lượng đào tạo TCN.
Nhận thức của xã hội về đào tạo TCN tác động mạnh đến công tác QLNN về đào tạo nghề, ảnh hưởng rõ rệt nhất của nó là tới lượng học viên đầu vào cho các cơ sở đào tạo TCN. Thực tế công tác đào tạo TCN hiện nay chưa được xã hội nhận thức đầy đủ và đúng đắn. Thứ nhất, vì những hạn chế, những rào cản của đào tạo TCN. Thứ hai, do tâm lý ưa chuộng bằng cấp của gia đình, người học TCN và xã hội. Khơng ít các gia đình coi việc vào ĐH như là con đường duy nhất để tiến thân, kiếm được việc nhàn hạ.
Nếu người lao động nhận thức được rằng giỏi nghề là một phẩm chất quý giá của mình, là cơ sở vững chắc để có việc làm và thu nhập ổn định thì cơng tác đào tạo TCN sẽ nhận được thêm nhiều nguồn lực hỗ trợ cần thiết từ xã hội.