Những tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đào tạo trung cấp nghề trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 73 - 80)

Với những kết quả tích cực đạt được cho thấy cơng tác QLNN về TCN trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đang ngày càng có nhiều sự thay đổi đáng ghi nhận. Tuy nhiên, so với yêu cầu và những đòi hỏi của thực tiễn, QLNN về TCN của tỉnh vẫn còn khơng ít tồn tại hạn chế:

Một là, việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực

hạn chế. Một số chính sách vẫn chưa được bổ sung đầy đủ, kịp thời và còn thiếu hiệu quả. Các quy định về trách nhiệm và quyền tự chủ, quy định về cơ chế, trách nhiệm xã hội của nhà trường, nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của nhà trường vẫn là những vấn đề lớn cần giải quyết và cần có quy định cụ thể hơn trong thời gian tới. Phương hướng phát triển, quy hoạch và chỉ đạo thực hiện, cơng tác quản lý chưa hồn thiện. Việc triển khai còn chậm.

Hai là, Hiệu lực của các cơ quan QLNN còn hạn chế. Một bộ phận giáo

viên dạy TCN hiện nay vừa thiếu vừa thừa về số lượng, không đồng bộ về cơ cấu ngành nghề đào tạo, hạn chế về năng lực giảng dạy, thiếu kinh nghiệm thực tế sản xuất và khả năng tiếp cận với công nghệ tiên tiến.

Ba là, nguồn lực đầu tư cho TCN hạn chế so với nhu cầu phát triển; cơ

sở vật chất trường, lớp, đất đai cũng như trang thiết bị công nghệ, phương tiện, tài liệu dạy và học cịn thiếu; phơi liệu thực hành chưa được cung ứng đầy đủ, kịp thời; sự kết nối giữa nhà trường với doanh nghiệp còn hạn chế. Việc phân bổ nguồn lực tài chính dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm; các ngành nghề trọng điểm chưa được ưu tiên đầu tư đúng mức…

Bốn là, về cơ chế, chính sách đối với đội ngũ cán bộ quản lý và nhà

giáo GDNN vẫn cịn một số bất cập, chưa khuyến khích, thu hút những người có trình độ chun mơn, kỹ năng nghề giỏi, có kinh nghiệm sản xuất vào làm việc, chưa có chính sách đãi ngộ nhằm tạo ra sự gắn bó, tâm huyết với cơng việc. Đội ngũ cán bộ quản lý ở đơn vị còn kiêm nhiệm nhiều việc. Chưa có chính sách đủ mạnh để khuyến khích và huy động doanh nghiệp tham gia đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo GDNN...

Năm là, việc phát huy tính chủ động của cơ sở GDNN theo Nghị định số

16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập chưa được thực hiện đồng bộ; chỉ mới được triển khai thí điểm tại một vài đơn vị trong hệ thống. Q trình thực hiện xã hội hóa

GDNN gặp nhiều khó khăn, chưa tạo sức thu hút mạnh mẽ đối với doanh nghiệp, chưa có cơ chế huy động, sử dụng nguồn đóng góp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho hoạt động đào tạo TCN.

Sáu là, công tác tuyển sinh TCN cịn nhiều khó khăn, nhất là đối với

những nghề nặng nhọc, nguy hiểm, những nghề địi hỏi trình độ chun mơn cao; tuyển sinh còn chưa phù hợp với nhu cầu nhân lực của từng ngành, lĩnh vực tại địa phương và chưa bắt kịp với nhu cầu đổi mới cơ cấu KT-XH của đất nước. Phần lớn người học TCN thuộc đối tượng gia đình có thu nhập thấp, đối tượng chính sách nên khó quy định trần thu học phí cao hơn dẫn đến nguồn thu từ học phí thấp, trong khi đó chi phí đầu tư cho cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguyên, vật, nhiên vật liệu để dạy thực hành lớn.

Bảy là, những năm gần đây, sự tham gia của các doanh nghiệp vào công

tác đào tạo và xây dựng chương trình của các trường TCN có chuyển biến. Tuy nhiên, việc liên kết với doanh nghiệp còn nhiều hạn chế và bất cập, đó là:

- Chưa có quy định và chính sách cụ thể về trách nhiệm của doanh nghiệp về sử dụng, tuyển dụng, và liên kết đào tạo lao động tại các cơ sở

- Sự kết nối giữa các trường TCN và doanh nghiệp chưa tốt. Mặt khác, nhiều doanh nghiệp còn chưa nhận thức đúng về tầm quan trọng, trách nhiệm xã hội của mình trong việc tham gia hoạt động GDNN;

- Chương trình, giáo trình của các trường TCN chưa bắt kịp với phát triển của học công nghệ; người học TCN được đào tạo dàn trải và không chuyên sâu theo ngành, năng lực làm việc và khả năng thích ứng với thay đổi cơng nghệ cịn hạn chế, đa phần còn phải đào tạo lại tại các doanh nghiệp. Việc mời đội ngũ chuyên gia, thợ giỏi của các cơ quan và doanh nghiệp tham gia đào tạo, thỉnh giảng tại các trường TCN chưa được tiến hành thường xuyên và gặp nhiều khó khăn;

Tám là, việc tổ chức, điều hành thanh tra, kiểm tra và giám sát chưa

chặt chẽ, chưa thường xuyên. Các ban ngành liên quan và Chính quyền địa phương còn thiếu quyết liệt trong việc thanh tra, kiểm tra, giám sát, thiếu nắm bắt tình hình thực tế về tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch tại các cơ sở đào tạo GDNN và trường đào tạo TCN. Các thông tin về sai phạm trong thanh tra, kiểm tra thường không được cơng khai, minh bạch và cịn xử lý chưa nghiêm minh, còn cả nể.

2.4.3.Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

2.4.3.1.Nguyên nhân khách quan

Một là, việc QLNN về giáo dục và ĐTN được giao cho hai Bộ GD&ĐT

và Bộ LĐ-TB&XH. Ngồi ra, Bộ Giao thơng vận tải chịu trách nhiệm về sát hạch và cấp giấy phép lái xe tại các trường TCN đào tạo lái xe. Mỗi Bộ chịu trách nhiệm quản lý một mảng nên dẫn đến tình trạng chồng chéo, nguồn lực đầu tư phân cấp, cơ sở hạ tầng không được đầu tư đồng bộ.

Hai là, trong những năm gần đây, phương thức tuyển sinh CĐ - ĐH của

Bộ GD&ĐT có nhiều thay đổi (nhiều trường ĐH chỉ xét học bạ, hạ điểm chuẩn, tuyển sinh nhiều đợt trong năm) kèm theo "tâm lý ưa chuộng bằng cấp" vẫn còn nặng nề trong đa phần phụ huynh và học sinh mà công tác tuyển sinh của các trường đào tạo TCN trong tỉnh Đắk Lắk gặp nhiều khó khăn. Đa phần các trường phải liên kết với các cơ sở GDNN-GDTX tại các huyện trong và ngoài tỉnh để đảm bảo số lượng học sinh nhập học đủ hàng năm. Rất nhiều ngành trung cấp gặp khó trong cơng tác tuyển sinh, thậm chí khơng tuyển được học sinh trong nhiều năm liền.

2.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Một là, do việc ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản chưa bán sát

tình hình thực tế và cịn chậm. Việc ban hành văn bản trong nhiều trường hợp cịn có vướng mắc, bất cập trong cách hiểu và thực hiện trong thực tiễn.

Hai là, một số cấp ủy Đảng, chính quyền của tỉnh chưa thường xuyên

quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo phát triển sự nghiệp GDNN. Năng lực cán bộ làm cơng tác quản lý đơi khi cịn thiếu và yếu trong nhiều lĩnh vực. Đội ngũ cán bộ QLNN về GDNN của tỉnh còn chưa đủ, phân cấp quản lý giữa các sở, ngành bị chồng chéo, phối hợp giữa các cơ quan quản lý còn nhiều bất cập.

Ba là, phân bố các trường đào tạo TCN trong tỉnh vượt quá nhu cầu đào

tạo thực tế. Đa phần các trường đào tạo TCN trong và ngồi cơng lập có sự trùng lặp các nghề dạy học gây ra sự cạnh tranh trong tuyển sinh. Quy mô đào tạo của các trường đào tạo TCN còn nhỏ; việc sáp nhập cơ sở GDNN ở tỉnh cịn mang tính hành chính, cơ học, chưa bảo đảm hiệu quả hoạt động của các cơ sở GDNN sau sắp xếp, gây khó khăn cho cơng tác ổn định tổ chức.

Bốn là, việc phân luồng, hướng nghiệp dưới sự phối hợp giữa Sở LĐ-

TB&XH tỉnh Đắk Lắk và các cơ quan liên quan chưa đồng bộ, cịn mang tính hình thức càng làm cơng việc tuyển sinh của các trường đào tạo TCN trong những năm qua càng thêm khó khăn, đối tượng tuyển sinh của các trường đa phần vừa tốt nghiệp THCS gây nhiều thách thức hơn về công tác đào tạo.

Năm là, dịch bệnh Covid diễn ra vài năm gần đây cũng làm công tác tư

vấn trực tiếp tại các trường và tại các địa phương không được triển khai theo kế hoạch do việc thực hiện giãn cách xã hội. Bên cạnh đó, việc chuyển đổi hình thức tuyển sinh trực tuyến cũng gặp khó khăn do một bộ phận người học chưa quen với các phương tiện, công cụ làm việc online hoặc thiếu các điều kiện hỗ trợ kỹ thuật. Hình thức học và thi trực tuyến các trường triển khai trong mùa dịch vừa qua còn nhiều bất cập.

Sáu là, chưa có nhiều cơ chế, chính sách thu hút sự quan tâm của doanh

nghiệp góp phần vào đào tạo TCN tại các trường, các cơ chế chính sách đã ban hành (thuế, tín dụng, ưu đãi,...) chưa thật sự hấp dẫn. Các doanh nghiệp trong tỉnh đa phần ở quy mô vừa và nhỏ, chưa thật sự quan tâm đến việc nâng cao

tay nghề và bổ sung lao động tại các trường đào tạo TCN. Các cơ chế về chính sách tự chủ trong GDNN vẫn chưa thật sự phát huy hết tác dụng. Các cơ sở GDNN chưa được được tăng thêm quyền tự chủ, đặc biệt trong các lĩnh vực quản lý tài chính, nhân sự, tuyển sinh, trang thiết bị, cơ sở vật chất, v.v.

Bảy là, NSNN và tỉnh đầu tư cho GDNN và TCN những năm gần đây

tuy có tăng nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa tương xứng với mục tiêu nhiệm vụ đề ra và yêu cầu đào tạo TCN của tỉnh.

Tiểu kết chương 2

Nội dung Chương 2 đã nghiên cứu, khảo sát thực trạng QLNN về đào tạo TCN trên địa bàn tỉnh Đắk, cụ thể như sau: Luận văn đã khái quát các nhân tố tác động đến công tác QLNN về TCN của tỉnh Đắk Lắk trong thời gian qua. (1) Điều kiện KT - XH: có nhiều chuyển biến tích cực GDP tăng trưởng liên tục với tốc độ nhanh, đặc điểm tự nhiên là trung tâm vùng Tây Nguyên với nhiều dân tộc đang sinh sống, tỷ trọng GDP tỉnh có tỷ trọng nơng - lâm sản cao, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cịn ít và có quy mơ nhỏ. (2) Nhu cầu lao động qua đào tạo TCN của tỉnh Đắk Lắk có xu hướng tăng, cơ cấu ngành nghề đa dạng, cơ bản đáp ứng nhu cầu đào tạo của địa phương. (3) Nhận thức xã hội về đào tạo TCN cịn hạn chế, các chính sách thu hút và phân luồng học sinh học TCN cịn ít. (4) Ngân sách đầu tư vào đào tạo TCN của tỉnh tăng nhưng quy mơ cịn rất hạn chế, cơng tác xã hội hóa và hợp tác doanh nghiệp đang được đẩy mạnh. (5) Công tác QLNN về đào tạo TCN trên địa bàn tỉnh có nhiều điểm sáng nhưng vẫn cịn bất cập.

Qua đó, trong luận văn cũng đã có những đánh giá cơ bản về công tác QLNN về đào tạo TCN trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk; Rút ra những ưu điểm, hạn chế cùng các nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến hạn chế trong công tác QLNN về đào tạo TCN trên địa bàn tỉnh, làm cơ sở để đề xuất các giải pháp giải pháp nhằm hồn thiện hơn cơng tác QLNN về đào tạo TCN trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ở Chương 3.

Chương 3

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đào tạo trung cấp nghề trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 73 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w