Đánh giá về năng lực công chức Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp huyện trên

Một phần của tài liệu Năng lực công chức hội liên hiệp phụ nữ cấp huyện trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 75 - 84)

huyện trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

2.3.1. Đánh giá của Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam về chất lượng đội ngũ công chức Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp huyện

Nhằm triển khai có hiệu quả chương trình hành động thực hiện khâu đột phá nâng cao chất lượng đội ngũ công chức Hội các cấp và đề án “Nâng cao lượng hoạt động tổ chức Hội Phụ nữ cơ sở”; xác định đây là khâu đột phá mà các cấp Hội tập trung nguồn lực giải quyết trong nhiệm kỳ này để tạo ra những chuyển biến mới về chất lượng hoạt động của tổ chức Hội cũng như phong trào phụ nữ. Đánh giá của TW Hội về chất lượng đội ngũ cơng chức cấp huyện như sau: Bình qn biên chế của cấp huyện từ 4-5 người (cao nhất là 7 biên chế, thấp nhất là 3 biên chế), trong đó độ tuổi từ 31 đến 50 chiếm t lệ cao nhất (71%), công chức Hội là dân tộc thiểu số chiếm 17,6%. đội ngũ cơng chức huyện cơ bản có trình độ đại học trở lên về chun mơn, trình độ lý luận chính trị. Tuy nhiên, t lệ cơng chức cấp huyện được bồi dưỡng nghiệp vụ cơng tác Hội cịn hạn chế.

Đa số cơng chức có trách nhiệm với phong trào và cơng tác Hội, trình độ cơ bản đáp ứng u cầu cơng việc. Tuy nhiên, năng lực nghiên cứu các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước để vận dụng vào thực tiễn hoạt động cơng tác Hội của cơng chức Hội cấp huyện cịn hạn chế; chưa tự giác, tích cực trong cơng tác nghiên cứu dẫn đến công tác tham mưu, đề xuất chưa trúng,

đúng, kịp thời; khả năng ch đạo, hướng dẫn cịn yếu.

Cơng chức cấp huyện cịn chưa nhận thức được vị trí, nhiệm vụ của một cơng chức nên làm việc thiếu chuyên nghiệp, nặng về sự vụ, thiếu kiến thức, kỹ năng trong tổ chức hoạt động Hội và phong trào.

2.3.2. Những thành tựu đạt được

Từ những phân tích nêu trên, có thể đánh giá khái quát những ưu điểm nổi bật của đội ngũ công chức Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp huyện trên địa bàn Thành phố Hà Nội như sau:

Về cơ bản, công chức Hội LHPN cấp huyện trên địa bàn Thành phố Hà Nội có đủ năng lực, điều kiện; Có kiến thúc cơ bản về tổ chức, đơn vị; Nắm bắt được các văn bản của Đảng, Nhà nước liên quan đến nhiệm vụ, nắm rõ nhiệm vụ được giao, có kỹ năng soạn thảo văn bản, có trách nhiệm trong cơng việc đáp ứng được nhu cầu, nhiệm vụ công việc. Đa số công chức Hội đều tận tâm, say mê với nghề, có ý thức vươn lên với tinh thần ham học hỏi và cầu thị cao.

Đội ngũ công chức Hội LHPN trên địa bàn nghiên cứu có khả năng tổ chức, quản lý khá tốt, phần lớn công chức đã chủ động trong công tác, quản lý công việc một cách khoa học.

Cơng chức có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành với sự nghiệp cách mạng. Kiến thức, trình độ, chun mơn nghiệp vụ và năng lực hoạt động thực tiễn của đội ngũ công chức từng bước được nâng cao về mọi mặt đã được rèn luyện, thử thách qua nhiều giai đoạn, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế- xã hội với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao của TP Hà Nội. Hội LHPN cấp huyện là nơi hội tụ được nhiều Đảng viên có năng lực và tâm huyết để giúp tổ chức Hội hoàn thành các nhiệm vụ chủ trương mà T nh/ Thành phố và Hội cấp trung ương đề ra…

tổ chức Hội, có lối sống lành mạnh, có ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành tốt nội quy, quy chế của cơ quan, khơng sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà đối với cơng dân, của hội viên phụ nữ trong khi giải quyết công việc, đảm bảo các hoạt động thực thi công vụ minh bạch, công khai, giữ vững phẩm chất đạo đức công vụ.

Phần lớn đội ngũ công chức Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp huyện trên địa bàn TP Hà Nội được đánh giá có thái độ ý thức tốt trong thực thi công vụ (lịch sự, nhiệt tình, đúng mức khi tiếp xúc với cơng dân, tận tình hướng dẫn giúp đỡ tư vấn cho chị em phụ nữ trong công tác Hội); chấp hành tốt các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, có tinh thần trách nhiệm trong thực thi cơng vụ.

Vấn đề đào tạo, bồi dưỡng công chức về cá lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ đặc biệt được quan tâm và mang lại kết quả tốt, rất đáng khích lệ, mặc dù điều kiện, phương tiện khó khăn, kinh phí hạn hẹp cũng đã nỗ lực tận dụng mọi khả năng hiện có để tiến hành cơng tác đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo đội ngũ cơng chức Hội có đủ trình độ chun mơn nghiệp vụ cần thiết trong từng lĩnh vực công tác cụ thể của mình.

Đa số cơng chức Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp huyện trên địa bàn TP Hà Nội biết vận dụng kiến thức chuyên môn được đào tạo, vận dụng các văn bản, quy định của Nhà nước trong xử lý công việc và ứng dụng công nghệ thông tin vào trong công tác thực thi nhiệm vụ chuyên môn trong công tác tổ chức Hội.

Công chức Hội cấp huyện đều nắm vững địa bàn hoạt động, tình hình phụ nữ cũng như tập quán thói quen của địa phương do đó cơng tác triển khai các hoạt động Hội có nhiều thuận lợi.

Phần lớn công chức Hội cấp huyện đã hồn thành tốt nhiệm vụ cơng tác Hội được giao theo đúng tiến độ, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ được phân

công.

Những năm gần đây đối với chất lượng và hiệu quả thực hiện cơng việc được giao cơng chức Hội đã có sự chuyển biến tích cực, có sự nâng cao chất lượng trên các mặt về nâng cao trình độ chun mơn, phẩm chất lý luận chính trị, đạo đức nghề nghiệp, kiến thức quản lý Nhà nước, kỹ năng công tác… chất lượng tương đối phù hợp với sự phát triển của xã hội, bước đầu đáp ứng với yêu cầu của cơ chế quản lý mới cùng nhiệm vụ chính trị được giao.

Kể từ năm 2008, khi có nghị định Luật cán bộ, cơng chức và Nghị định 92/2009/NĐ-CP của Chính phủ 68 quy định chế độ, chính sách của cơng chức chun mơn được áp dụng chung đối với công chức Nhà nước, đã tạo tâm lý yên tâm ổn định công tác đối với công chức.

2.3.3. Những hạn chế và nguyên nhân

2.3.3.1. Hạn chế tồn tại

Bên cạnh những ưu điểm cơ bản nêu trên, đội ngũ công chức Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp huyện trên địa bàn TP Hà Nội còn một số hạn chế ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả lãnh đạo, điều hành, thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa bàn nghiên cứu, cụ thể:

Nhìn chung, chất lượng của cơng chức Hội cấp huyện nhất là về kiến thức quản lý Nhà nước và kỹ năng nghiệp vụ hành chính cịn rất hạn chế, bằng cấp, chứng ch tăng nhưng chất lượng thực sự của cơng chức có nhiều bằng cấp, chứng ch lại đang là vấn đề đáng lo ngại. Hơn nữa trình độ chuyên môn chưa đáp ứng được yêu cầu công việc; kiến thức, trình độ hiểu biết về lý luận và thực tiễn cịn nhiều bất cập. Phần lớn cơng chức Hội cấp huyện không được đào tạo đúng ngành hoặc chuyên ngành mà ch được đào tạo trái ngành hoặc ngành gần dẫn đến thiếu năng động, sáng tạo trong quản lý điều hành. Một bộ phận nhỏ công chức Hội chưa nhận thức đầy đủ về vai trị nịng cốt

trong cơng tác phụ nữ của tổ chức Hội, cũng như yêu cầu công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới; cịn biểu hiện hành chính hóa, chưa tồn tâm, tồn ý với cơng việc, trơng chờ cấp trên; thụ động; thiếu năng lực hoạt động thực tiễn; tinh thần tự học hỏi, rèn luyện còn hạn chế.

Đặc trưng của Hội đa số là phụ nữ nên kỹ năng trong thực thi cơng việc cịn dựa vào kinh nghiệm chủ quan, nặng về tình cảm, nể nang, bao che, thiên lệch dẫn đến phần nào đó sự giảm niềm tin của người dân địa phương.

Từ kết quả điều tra cho thấy, đội ngũ công chức Hội cấp huyện có trình độ đào tạo khơng đồng đều nhau. Số lượng cơng chức có trình độ lý luận cao cấp hay cử nhân chính trị cịn hạn chế; dẫn đến việc nắm bắt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước cịn chậm và triển khai vào thực tế tại địa bàn nghiên cứu còn hạn chế, chưa xử lý kịp thời các tình huống phát sinh tại địa bàn phụ trách.

Một số cơng chức Hội cịn yếu về các kỹ năng cần thiết trong q trình thực thi cơng vụ như: kỹ năng phân tích, đánh giá tổng hợp; kỹ năng làm việc với lãnh đạo; kỹ năng phát biểu trước công chúng; kỹ năng giao tiếp, trao đổi thông tin; kỹ năng viết báo cáo…chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ công tác vận động phụ nữ trong thời kỳ đổi mới.

Lực lượng dưới 30 tuổi là lực lượng kế thừa vẫn còn quá thấp. Qua số liệu báo cáo của Hội LHPN cấp huyện, độ tuổi bình qn của cơng chức là ủy viên BCH huyện thị là 48, Ủy viên BCH Hội LHPN cơ sở là 51 tuổi. Bên cạnh đó, đội ngũ công chức chi, tổ Hội phụ nữ thường xuyên có sự thay đổi (do tuổi cao, sức khỏe, chuyển sang nhiệm vụ khác…) nên cũng ảnh hưởng đến hoạt động cơng tác Hội. Vì vậy vấn đề đặt ra cho Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp huyện là phải chuẩn bị cho đội ngũ thay thế số công chức tham gia công tác Hội khi đội ngũ công chức ở địa bàn dân cư không đảm bảo điều kiện tiếp tục tham gia công tác Hội hay công tác quy hoạch bổ sung công chức nguồn

được đảm bảo thì cần có đội ngũ kế cận đủ kỹ năng, trình độ và nhiệt huyết lớp kế cận bổ sung vào các vị trí thay thế.

Các chế độ chính sách của Nhà nước cho cơng tác Hội và đội ngũ công chức làm cơng tác Hội hiện nay cịn nhiều hạn chế. Hoạt động của tổ chức Hội cấp huyện còn thiếu đồng bộ, ngân sách hoạt động hạn chế nên cơng chức Hội cơ sở rất khó khăn trong việc triển khai nhiệm vụ; khó khăn cho tổ chức các phong trào của Hội. Việc của công chức Hội tại địa bàn rất vất vả, thường xuyên đi lại, thời gian làm việc không cố định. Mức hỗ trợ chi trả cho công chức Hội như hiện nay là thấp so với u cầu cơng việc.

Các cấp ủy Đảng cần có sự quan tâm cần thiết đúng như tinh thần của nghị quyết số 11 Ban chấp hành Trung ương Đảng. Có cơ chế chính sách phù hợp cho cơng chức Hội như cải cách về tiền lương, phụ cấp và các chính sách khác. Đó là chính sách thu hút, tạo động lực để công chức tâm huyết vào công tác Hội.

Điều kiện làm việc vẫn phần nào hạn chế. Tính chất cơng việc của Hội cần sử dụng máy tính nhiều, nhất là việc ứng dụng cơng nghệ thông tin trong quản lý điều hành hoạt động hội. Tuy nhiên tại văn phỏng tổ chức mới ch trang bị được máy tính, nhưng cần thường xun nâng cấp bảo trì vì hệ thống máy tính tương đối cũ, phần mềm ứng dụng chưa cao. Hơn thế nữa ch là máy tính văn phịng chứ cơng chức Hội chưa được trang bị máy tính cá nhân để giải quyết cơng việc. Hơn nữa, tài liệu chuyên môn tại một số huyện cũng chưa được trang bị đầy đủ do điều kiện về kinh phí cịn hạn chế.

Việc tuyển dụng và bố trí cơng chức cịn hạn chế chưa đồng đều, bởi đa phần chất lượng đầu vào của công chức là gần và sát chuyên môn chứ chưa thực sự đúng với chuyên môn yêu cầu. Nhưng thực tế để lựa chọn chất lượng đầu vào là rất khó khăn bởi cơng tác giáo dục đào tạo hiện nay chưa có nhiều cơ sở đào tạo chú trọng đến chuyên môn này. Đa phần là chuyên mơn gần nên

vấn đề tuyển dụng và bố trí cơng chức Hội đúng nhiệm vụ là chưa có sự đồng nhất.

Những hạn chế này phần nào đánh giá được thực trạng về một phần năng lực đội ngũ cơng chức cịn có phần yếu điểm về phẩm chất, tinh thần trách nhiệm, năng lực chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ, tư duy chậm đổi mới, nhất là việc tuyển dụng chưa gắn chặt với nhu cầu còn nhiều hạn chế, gây ra trở ngại đến hiệu lực, hiệu quả hoạt động công tác Hội tại địa bàn nghiên cứu.

2.3.3.2. Nguyên nhân của hạn chế

- Thứ nhất, do quá trình hội nhập quốc tế diễn ra nhanh chóng, điều này

dẫn tới sự thay đổi chức năng nhiệm vụ trong các cơ quan, tổ chức hành chính sao cho phù hợp với quá trình hội nhập dẫn đến các tiêu chuẩn đối với cơng chức cũng có sự thay đổi khiến cho cơng chức cũng phải nâng cao kỹ năng nghiệp vụ để thích ứng với cơng việc trong thời gian ngắn tạo ra khoảng cách giữa yêu cầu công việc và năng lực thực tế của công chức trong tổ chức Hội.

Thứ hai, thiếu kinh nghiệm nghề nghiệp. Những năm qua số lượng

công chức trẻ được tuyển dụng vào tổ chức ngày càng nhiều hơn. Tuy nhiên lại chưa sát với chuyên môn được đào tạo cơ bản ở các trường Đại học, nhưng tuyển dụng chưa chú trọng lắm đến chuyên môn, dẫn tới thiếu kinh nghiệm và kỹ năng thực tiễn. Hoạt động Hội là một lĩnh vực hoạt động rất đặc thù nên có liên quan mật thiết đến yếu tố về độ tuổi và kinh nghiệm công tác. Cơng chức có tuổi thì ngại cập nhật kiến thức mới, các tiến bộ khoa học trong quá trình tổ chức, trong hoạt động cơng tác.

Thứ ba, kinh phí hoạt động Hội cấp huyện do UBND cấp huyện cấp

theo định mức biên chế của cơ quan chuyên trách Hội và các nhiệm vụ đặc thù phụ thuộc vào sự quan tâm của các cấp lãnh đạo; sự năng động của công chức Hội và chất lượng hoạt động công tác tại địa bàn. Ngồi ra kinh phí hoạt động cịn có từ các nguồn như sự hỗ trợ từ các ban, ngành đoàn thể, các doanh

nghiệp, khu dân cư trên địa bàn nghiên cứu. Tuy nhiên kinh phí hỗ trợ ở mức thấp dẫn đến hoạt động tổ chức Hội, triển khai phong trào cịn nhiều khó khăn hạn chế trước những biến động về kinh tế, giá cả, thiên tai, dịch bệnh như hiện nay. Mức hỗ trợ chưa đủ để tổ chức vận hành hoạt động Hội theo mong muốn với khối lượng cơng việc ngày càng nhiều và khó khăn phức tạp của cơ chế c a cách hành chính mới theo xu thế hội nhập và phát triển.

Thứ tư, thiếu động cơ làm việc của một số cơng chức. Hàng năm Hội

LHPN Thành phố Hà Nội có tổ chức các khoá học bắt buộc để đảm bảo tiêu chuẩn chức danh cho cơng chức như chính trị, quản lý hành chính, tuy nhiên số cơng chức chưa học cịn chiếm tỷ lệ tương đối và thiếu đi kỹ năng thực hành. Việc đào tạo tập trung nhiều hơn vào cơng chức nguồn, chưa có chính sách chế độ khuyến khích cho cơng chức tự học tập nâng cao trình độ. Hơn nữa cơ chế tổ chức khó thăng tiến, việc chuyển cơng chức nội bộ sang các ngành tương đương gặp nhiều khó khăn. Mơi trường văn hóa cơ quan nhiều nữ, tâm lý so bì tỵ nạnh, đố kỵ là khơng tránh khỏi do đó một số cơng chức thiếu đi động cơ làm việc dẫn đến việc thực hiện nhiệm vụ còn nhiều hạn chế.

- Thứ năm, công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ cán bộ còn chưa chặt

chẽ, thiếu thực chất chưa có biện pháp khắc phục những yếu kém một cách có hiệu quả. Chính sách khen thưởng, đãi ngộ cán bộ chưa đảm bảo tính kịp thời dẫn đến chưa tạo được động lực thúc đẩy cơng chức tồn tâm tồn ý hồn thành nhiệm vụ chuyên môn.

- Thứ sáu, do bị ảnh hưởng sâu sắc của cơ chế tập trung nên một

Một phần của tài liệu Năng lực công chức hội liên hiệp phụ nữ cấp huyện trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 75 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w