Phân cấp và quản lý tài chính cụ thể rõ ràng chức năng nhiệm vụ quyền hạn và trách nhiệm của từng cấp, từng đơn vị cá nhân khi thực hiện quản lý tài chính. Hoạt động tài chính là hoạt động liên quan đến hầu hết các hoạt động khác, đồng thời liên quan đến các tổ chức kinh tế xã hội và người tham gia, thụ hưởng BHXH.
Để công tác quản lý chi BHXH cho đối tượng thụ hưởng được chặt chẽ, cần làm tốt cơng tác kế hoạch hố nguồn tài chính: đảm bảo tính chủ động kịp thời, đầy đủ trong cấp phát kinh phí cho các đơn vị cấp dưới, xây dựng cơ chế quản lý tài chính phù hợp và chấp hành tốt chế độ lập dự toán, cấp phát, thanh toán quyết toán và báo cáo tài chính, tăng cường kiểm tra, giám sát chi BHXH. Cụ thể:
Lập kế hoạch tài chính chi BHXH cần phải được quản lý chặt chẽ và chuẩn xác, kế hoạch tài chính phải được xây dựng từ thực tế dự báo phát sinh của từng đơn vị cấp dưới.
Tổ chức cơng tác kế tốn đảm bảo tính khoa học, mọi quy định về thanh quyết tốn nguồn kinh phí chi BHXH phải rõ ràng, cụ thể. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đảm bảo chi đúng, đủ, kịp thời cho đối tượng hưởng và phù hợp với quy định quản lý tài chính của ngành. Hiện nay việc kiểm tra tài chính tại tỉnh Đăk Lăk được thực hiện chủ yếu thơng qua đợt duyệt quyết tốn hàng quý do BHXH tỉnh (Phịng kế hoạch tài chính) chủ trì và các đợt kiểm tra theo kế hoạch của kiểm toán Nhà nước và BHXH Việt Nam, do vậy BHXH tỉnh cần xây dựng cơ chế tự kiểm tra chéo mang tính thường xuyên, tránh chi sai, chi trùng lắp gây thất thốt nguồn kinh phí chi BHXH.