Về quy trình đánh giá

Một phần của tài liệu Đánh giá viên chức tại bệnh viện phục hồi chức năng tỉnh lạng sơn (Trang 70 - 75)

2.2. Thực trạng đánh giá viên chức tại Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Lạng Sơn

2.2.3. Về quy trình đánh giá

Việc đánh giá viên chức tại Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Lạng Sơn được tiến hành định kỳ một năm và trước khi bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử, bổ nhiệm lại, quy hoạch, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật. Cần thực hiện tốt công tác đánh giá bởi đây là cơ sở quan trọng, chính xác để động viên, khuyến khích, khen thưởng những người làm việc hiệu quả cao. Những người làm chưa tốt có cơ sở để kịp thời nhìn nhận lại q trình, tiếp thu góp ý, phê bình để nhanh chóng cải thiện hiệu quả và năng suất cơng việc. Ðồng thời có thể sàng lọc, loại bỏ những cán bộ, công chức, viên chức không đáp ứng u cầu khỏi các nhiệm vụ, vị trí khơng phù hợp.

Quy trình đánh giá tại Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Lạng Sơn được ban lãnh đạo chỉ đạo sát sao cho từng giai đoạn, từng thời kỳ. Trong đó các yêu cầu cụ thể được đặt ra bao gồm:

+ Đánh giá cơng tâm, khách quan, chính xác + Đánh giá đơn giản

+ Đánh giá công bằng, khách quan, khoa học, không thiên vị

+ Có tiêu chí cụ thể rõ ràng. Tiêu chí thay đổi thường xuyên, phù hợp với hoàn cảnh thời kỳ.

+ Thu thập đầy đủ thơng tin, chính xác

+Người đánh giá cần có tâm, vơ tư, có kiến thức, năng lực, kỹ năng đánh giá. Theo đó, quy trình đánh giá đã được xây dựng căn cứ vào nghĩa vụ của công

chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, Công chức; chức trách, nhiệm vụ của công chức, viên chức; tiêu chí đánh giá đối với từng chức danh cơng chức, viên chức; môi trường và điều kiện công chức, viên chức thực hiện nhiệm vụ trong thời hạn đánh giá. Từ đây, Bệnh viện đã áp dụng một quy trình chuẩn đánh giá viên chức gồm 8 bước.

Bước 1: Xây dựng tiêu chí đánh giá.

Bước đầu, Bệnh viên lên kế hoạch triển khai, đôn đốc thực hiện đánh giá viên chức theo đúng quy trình và các văn bản hướng dẫn theo quy định của Sở Y tế. Bám sát các tiêu chí phân loại, đánh giá cơng chức, viên chức thực hiện theo quy định tại điều 18, 19, 20, 21, 25, 26, 27, 28 Nghị định số 56/2015/NĐ-CP, khoản 3, 4 Điều 1 Nghị định số 88/2017/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ quy định về đánh giá và phân loại cán bộ. Ngồi các tiêu chí đánh giá xếp loại được quy định tại Quyết định số 1069-QĐ/TU, Nghị định số 56/2015/NĐ-CP và Nghị định số 88/2017/NĐ-CP, cán bộ, cơng chức, viên chức cịn đánh giá, xếp loại về: Tinh thần đổi mới sáng tạo, cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng khoa học, cơng nghệ và có sản phẩm cụ thể lượng hóa được; trách nhiệm nêu gương của cán bộ lãnh đạo quản lý, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp. Mức xếp loại, đánh giá công chức sẽ được chia thành 4 mức bao gồm: hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ và khơng hồn thành nhiệm vụ dựa vào các tiêu chí đã được thống nhất tại cơ sở.

Bước 2: Xây dựng kế hoạch đánh giá

Thời điểm đánh giá, phân loại công chức, viên chức các đơn vị trực thuộc được tiến hành trong 1 năm, trước khi thực hiện việc bình xét thi đua, khen thưởng. Phịng Tổ chức hành chính trình kế hoạch đánh giá viên chức hàng năm đến Ban Lãnh đạo Bệnh viện phê duyệt. Sau khi Giám đốc Bệnh viện phê duyệt, Phịng Tổ chức hành chính gửi kế hoạch đánh giá đến các Khoa/Phịng để triển khai thực hiện. Dưới đây là nội dung kế hoạch đánh giá viên chức năm 2020 như sau:

Nội dung công viêc

Viên chức, hợp đồng lao động tự đánh giá, phân loại (theo mẫu)

Họp, đánh giá của các Khoa, Phịng

Trưởng Khoa/phịng quyết định đánh giá, phân

loại đối với phó trưởng khoa/phịng và viên chức Trưởng các Khoa, Phịng của khoa/phịng

Phịng tổ chức hành chính tổng hợp kết quả đánh giá, phân loại viên chức trình Giám đốc Bệnh

viện

Họp Ban lãnh đạo Bệnh viện (mở rộng) để xét duyệt kết quả

Thông báo kết quả đánh giá và tiếp nhận ý kiến

Phịng Tổ chức hành chính phản hồi

Lọc hồ sơ và các bước tiếp theo

Bước 3: Chuẩn bị đánh giá.

Viên chức, lao động hơp đồng viết bản tự nhận xét, đánh giá cơng tác bằng văn bản. Các viên chức có quyền được trình bày ý kiến, bảo lưu ý kiến những nội dung khơng nhất trí về đánh giá đối với bản thân mình nhưng phải chấp hành ý kiến kết luận của cơ quan quản lý có thẩm quyền.

Bước 4: Lựa chọn, thiết kế phương pháp đánh giá.

Phương pháp tự đánh giá theo bảng tiêu chuẩn: Tập thể nơi viên chức làm việc tham gia vào bản tự nhận xét và ghi phiếu phân loại viên chức

Phương pháp đánh giá tập thể và bình bầu

Bước 5: Tiến hành đánh giá.

Căn cứ tiêu chí đánh giá, phân loại, cá nhân tự phân tích chất lượng, mức độ thực hiện và tự phân loại đánh giá vào 1 trong 4 mức theo quy định. Dựa vào luật xây dựng tiêu chí đánh giá. Từ đó các trưởng khoa, trưởng phòng ban phụ trách người viên chức trực tiếp đánh giá, phân loại viên chức theo từng nội dung và tham khảo ý kiến nhận xét của tập thể để tổng hợp, xếp loại viên chức theo 4 mức độ: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, Hoàn thành tốt nhiệm vụ, Hồn thành nhiệm vụ nhưng cịn hạn chế về năng lực và khơng hồn thành nhiệm vụ.

Đối với cán bộ viên chức giữ chức vụ lãnh đạo thực hiện việc tự phê bình trước đơn vị, viên chức trong đơn vị góp ý kiến, cấp trên trực tiếp đánh giá.

Bước 6: Trao đổi ý kiến với người đánh giá

Các chủ thể tham gia đánh giá thực hiện phân tích chất lượng, đề xuất đánh giá, phân loại đối với cán bộ có liên quan khi được yêu cầu theo trách nhiệm, thẩm quyền. Phòng Tổ chức hành chính tổng hợp kết quả đánh giá, phân loại viên chức trình Giám đốc Bệnh viện.

Bước 7: Kết luận, hồn thiện hồ sơ gửi cho người có thẩm quyền để thêm phiếu đánh giá vào hồ sơ viên chức.

Phòng Tổ chức hành chính và một số bộ phận khác có liên quan sẽ chủ trì, phối hợp với các Khoa và Phòng liên quan tham mưu, giúp ban lãnh đạo thẩm định kết quả tự đánh giá, kết quả tham gia đánh giá, các kết quả đánh giá hợp pháp khác và tổng hợp, đề xuất mức phân loại đánh giá.

Trên cơ sở đề xuất của phịng Tổ chức hành chính, cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc đánh giá và phân loại đánh giá hằng năm đối với từng cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý.

- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ - Hoàn thành tốt nhiệm vụ - Hoàn thành nhiệm vụ

- Khơng hồn thành nhiệm vụ.

Bước 8: Sử dụng kết quả đánh giá

Xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng, phân công, khen thưởng, kỷ luật, luân chuyển, đề bạt nhằm cải thiện kết quả làm việc của viên chức thông qua quá trình phát triển năng lực của mỗi viên chức.

Một phần của tài liệu Đánh giá viên chức tại bệnh viện phục hồi chức năng tỉnh lạng sơn (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(141 trang)
w