Về nội dung và tiêu chí đánh giá

Một phần của tài liệu Đánh giá viên chức tại bệnh viện phục hồi chức năng tỉnh lạng sơn (Trang 62 - 70)

2.2. Thực trạng đánh giá viên chức tại Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Lạng Sơn

2.2.2. Về nội dung và tiêu chí đánh giá

Công tác đánh giá viên chức tại Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Lạng Sơn được thực hiện đúng quy định, theo văn bản hướng của cơ quan cấp trên. Sở Y tế có kế hoac triển khai, đơn đốc thực hiện, sau đó các Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Lạng Sơn triển khai thực hiện đánh giá viên chức theo đúng quy trình và các văn bản hướng dẫn.

Trên cơ sở các quy định hiện hành, Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Lạng Sơn căn cứ vào đặc điểm tình hình thực tế của mình để xây dựng các văn bản hướng dẫn chi tiết việc triển khai thực hiện công tác đánh giá viên chức của đơn vị theo định kỳ hàng năm. Theo văn bản hướng dẫn, việc đánh giá, xếp loại được dựa trên các nhóm tiêu chí, bao gồm: chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống, tác phong, lề lối làm việc, ý thức tổ chức kỷ luật và kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Cụ thể như sau:

- Tiêu chí về chính trị tƣ tƣởng

Xác định cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng là nhiệm vụ hàng đầu trong công tác đánh giá viên chức, bệnh viện chỉ đạo thực hiện nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức, tác phong công tác của cán bộ đảng viên trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao.

Viên chức Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Lạng Sơn phải chấp hành chủ trương, đường lối, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các nguyên tắc tổ chức, kỷ luật của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình; Có quan điểm, bản lĩnh chính trị vững vàng; kiên định lập trường; khơng dao động trước mọi khó khăn, thách thức;

- Tiêu chí đạo đức, lối sống của viên chức

Trong Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Lạng Sơn luôn tuân thủ quy định về đạo đức nghề nghiệp của từng ngành, lĩnh vực y tế thực tế của đơn vị. Bản thân viên chức đã thể hiện trách nhiệm cao cả của ngành “lương y như từ mẫu” thực hiện tốt quy định đạo đức nghề nghiệp. Những vi phạm trong hành nghề y đã giảm rõ rệt, đã thay đổi cách nhìn của xã hội về ngành y tế.

Viên chức được nêu cao tinh thần có lối sống trung thực, khiêm tốn, chân thành, trong sáng, giản dị, không tham ô, tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, quan liêu, cơ hội, vụ lợi, hách dịch, cửa quyền; khơng có biểu hiện suy thối về đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa;

Mỗi bác sỹ, y tá, cán bộ cơng nhân viên phải có tinh thần đoàn kết, xây dựng cơ quan, tổ chức, đơn vị trong sạch, vững mạnh. Không để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi.

Thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về nghĩa vụ của cơng chức, viên chức; Có đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của người thầy thuốc theo quan điểm cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư; Có ý thức tổ chức kỷ luật; thực hiện đúng quy trình chun mơn, nghiệp vụ, nội quy, quy chế làm việc của ngành, của đơn vị; Học tập thường xuyên nhằm nâng cao trình độ, chun mơn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng giao tiếp, ứng xử; Phục tùng và chấp hành nhiệm vụ được giao; chủ động, chịu trách nhiệm trong cơng việc; Đóng góp ý kiến trong hoạt động, điều hành của đơn vị nhằm bảo đảm thực hiện công vụ, nhiệm vụ được giao đạt hiệu quả; Giữ uy tín, danh dự cho đơn vị, cho lãnh đạo và đồng nghiệp; Mặc trang phục, đeo thẻ công chức, viên chức đúng quy định; đeo phù hiệu của các lĩnh vực đã được pháp luật quy định (nếu có).

Vì vậy, để đạt được những điều trên, hàng quý, hàng năm tại Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Lạng Sơn đều tổ chức kiểm điểm việc thực hiện các quy định về tiêu chuẩn, đạo đức nghề nghiệp nhằm kịp thời khắc phục thiếu sót hoặc hạn chế để sửa chữa, thay đổi cho phù hợp với thực tế. Đồng thời, tổ chức biểu dương các gương điển hình trong thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp của ngành.

- Tiêu chí tác phong, lề lối làm việc, ý thức tổ chức kỷ luật

Về tính tác phong, lề lối làm việc, ý thức tổ chức kỷ luật, nội quy quy chế cơ quan luôn được đề cao, được đặt làm tiêu chuẩn để đánh giá tác phong công việc của viên chức tại Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Lạng Sơn. Trong đó, thái độ phải ln lễ phép, lịch sự, hịa nhã đúng mực, tận tình phục vụ, lắng nghe ý kiến của tổ chức và người bệnh, khơng gây phiền hà, khó khăn cho người bệnh. Đồng thời, có tinh thần hợp tác trong giải quyết cơng việc, có trách nhiệm với cơng việc; năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, linh hoạt trong thực hiện nhiệm vụ; có phương pháp làm việc khoa học, dân chủ, đúng nguyên tắc.

Việc chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước được quy định trong đánh giá xếp loại thi đua ABC hàng tháng, hàng q trong việc bản thân và gia đình có thực hiện tốt hay khơng tốt, có gì vi phạm. Viên chức có thực hiện tốt những điều viên chức không được làm hay khơng. Bên cạnh đó, viên chức có tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ giữa viên chức trong cơ quan.

- Tiêu chí kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ đƣợc giao

Xem xét tinh thần, thái độ học tập nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, lý luận chính trị nhằm phục vụ tốt hơn cơng tác của mỗi viên chức. Trong đó, mỗi viên chức phải nêu rõ những khóa đào tạo, bồi dưỡng, các lớp tập huấn đã tham gia. Việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh được thực hiện như thế nào.

Ngoài ra, viên chức lãnh đạo, quản lý từ cấp khoa – phòng – ban trở lên còn đánh giá theo các nội dung sau: Năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ; Kết quả hoạt động của khoa – phòng – ban, cơ quan, đơn vị được giao quản lý, phụ trách. Quán triệt, thể chế hóa và thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tại cơ quan, tổ chức, đơn vị. Duy trì kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; không để xảy ra các vụ, việc vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật phải xử lý, tình trạng khiếu nại, tố cáo kéo dài; phịng, chống tham nhũng, lãng phí trong phạm vi cơ quan, tổ chức, đơn vị; Lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, thanh tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền; chỉ đạo, thực hiện công tác cải cách hành chính, cải cách chế độ cơng vụ, công chức tại cơ quan, tổ chức, đơn vị. Xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động hàng năm của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, phụ trách, trong đó xác định rõ kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ, lượng hóa bằng sản phẩm cụ thể.

Ý thức trách nhiệm đối với nhiệm vụ được giao, đó là khi được giao bất cứ một cơng việc gì, dù to hay nhỏ, khó hay dễ, cán bộ ngành y phải đem hết tinh thần trách nhiệm để thực hiện công việc một cách tự giác, làm đến nơi đến chốn để đạt

kết quả tốt nhất. Nếu khơng có tinh thần, ý thức trách nhiệm, sẽ triển khai công việc một cách đại khái, qua loa, làm cho xong, cho có, hoặc dễ thì làm, khó thì bỏ và dẫn đến kết quả chất lượng công việc không cao, không đạt theo đúng yêu cầu đề ra. Ý thức trách nhiệm của mỗi người được thể hiện qua việc nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thực hiện đúng và sáng tạo đường lối đó. Ý thức trách nhiệm sẽ quyết định đến chất lượng, hiệu quả công việc và để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao đòi hỏi viên chức bệnh viện cần phải nâng cao tinh thần, ý thức trách nhiệm.

- Tiêu chí học tập, nâng cao trình độ chun mơn, ngoại ngữ, tin học

Để đạt được những điều đó, địi hỏi viên chức bệnh viện phải có năng lực, trình độ chun mơn, nghiệp vụ tốt, hồn thành cơng việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết, có chất lượng, hiệu quả; Viên chức khơng ngừng học tập, nâng cao trình độ chun mơn, ngoại ngữ, tin học, tiếng dân tộc (tiếng Tày, Nùng) để tăng cường năng lực công tác đáp ứng với yêu cầu của bệnh viện. Đồng thời sẵn sàng thực hiện công tác khác mà cấp trên giao.

Đa số viên chức tại Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Lạng Sơn tuân thủ việc tự nhận xét đánh giá nhận xét theo quy định (Mẫu 03), nhưng các nội dung đánh giá đều được ghi chung chung chưa thể hiện rõ những kết quả của viên chức đạt được cũng như đo lường được mức độ hoàn thành nhiệm vụ của viên chức, chỉ dựa vào cảm tính để đánh giá.

- Tiêu chí thái độ phục vụ ngƣời bệnh

Thực hiện nghiêm túc 12 Điều y đức ban hành kèm theo Quyết định số 2088/QĐ-BYT ngày 06 tháng 11 năm 1996 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Trong đó quy định rõ những việc phải làm đối với người đến khám bệnh, những việc phải làm đối với người bệnh điều trị nội trú, những việc phải làm đối với người bệnh ra viện hoặc chuyển tuyến, những việc không được làm trên tinh thần hết lịng vì người bệnh, chăm sóc, điều trị bảo đảm tính mạng và sức khỏe người bệnh. Điều này xuất phát từ những đặc thù trong hoạt động nghề nghiệp của viên chức ngành y tế cho nên đánh giá viên chức ngành y tế mang những điểm đặc trưng so với viên chức các ngành nghề khác dựa vào thái độ phục vụ nhân dân, doanh nghiệp.

Căn cứ vào các văn bản của Đảng, Nhà nước quy định về đánh giá viên chức, hướng dẫn của UBND tỉnh Lạng Sơn, tác giả bổ sung thêm một số tiêu chí theo bảng dưới để điều tra mức độ cần thiết của các tiêu chí đánh giá viên chức, gồm 5 mức độ: (1) Rất không cần thiết; (2) Không cần thiết; (3) Tương đối cần thiết; (4) Cần thiết; và (5) Rất cần thiết. Đối tượng khảo sát là tất cả các cán bộ viên chức tại Bệnh viện PHCN tỉnh Lạng Sơn (Tổng là 53 cán bộ nhân viên).

Kết quả điều tra ở bảng trên cho thấy, tất cả các viên chức đều cho rằng, đánh giá viên chức hàng năm cơ bản phải dựa vào kết quả cơng việc, hồn thành nhiệm vụ theo hợp đồng đã ký kết (4,91); Các tiêu chí số 3, 4 và 7 được đánh giá mức độ “Cần thiết” với điểm trung bình 4,60; cịn lại 4 tiêu chí 1, 5, 6, 8 được đánh giá ở mức độ “Tương đối cần thiết” với điểm trung bình 3,45.Tất cả 8 tiêu chí ở bảng trên. Đều được các viên chức phịng chức năng đánh giá là “phù hợp”, cần thiết cho công tác đánh giá viên chức hàng năm.

Khi được hỏi về đánh giá theo những tiêu chí mà Bệnh viện hướng dẫn, nhiều chủ thể cho rằng cần thêm một số tiêu chí nữa để đánh giá tồn diện, mặc dù trọng số khơng cao nhưng nó là cần thiết. Ví dụ, cần tham khảo ý kiến góp ý của người bệnh, người nhà bệnh nhân (58,6% ý kiến cho là cần). Cùng với tiêu chí này, nhiều viên chức cịn cho rằng nên đánh giá về xu hướng phát triển của viên chức ham học hỏi, có ý chí phấn đấu, có động lực hoạt động nghề nghiệp tốt (52,4% ý kiến cho là cần thiết).

Bảng 2.5. Kết quả khảo sátmức độ cần thiết của các tiêu chí đánh giá viên chức

STT CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ

1 Về chính trị tư tưởng, chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Có năng lực, trình độ chun mơn, nghiệp vụ tốt, hồn 2 thành cơng việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã

ký kết, có chất lượng, hiệu quả.

Về đạo đức, lối sống của viên chức. Thực hiện đúng, đầy đủ các quy định về đạo đức nghề nghiệp, nội quy, quy chế 3 của bệnh viện. Thực hiện nghiêm túc quy tắc ứng xử của

viên chức, có thái độ lịch sự, tơn trọng trong phục vụ, giao tiếp với nhân dân.

Tiêu chí tác phong, lề lối làm việc, ý thức tổ chức kỷ luật, 4 Có tinh thần đồn kết, hợp tác tốt, phối hợp chặt chẽ với

đồng nghiệp.

Viên chức không ngừng học tập, nâng cao trình độ chun 5 mơn, ngoại ngữ, tin học để tăng cường năng lực công tác

đáp ứng với yêu cầu của đơn vị. 6 Có tiềm năng phát triển nghề nghiệp.

7 Sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ khác mà cấp trên giao. 8 Thái độ phục vụ người bệnh.

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát, 2021 Tại Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh

Lạng Sơn, phần lớn viên chức chưa nhận thức được tầm quan trọng của đánh giá, dẫn tới nhận thức về đánh giá của viên chức vẫn cịn mang tính chủ quan, duy ý chí, đánh giá qua loa, hình thức và một bộ phận viên chức vẫn thực sự hài lịng về kết quả đánh giá. Chính vì vậy, để kết quả đánh giá viên chức phần nào sát thực, cần thay đổi nhận thức đánh giá của viên

đơn vị. Nếu hiểu được những ưu điểm của mình, y bác sỹ sẽ biết mình nên làm việc gì phù hợp với khả năng – tận dụng ưu điểm để biến nó thành cơ hội như thế nào. Ngồi ra, việc kịp thời phát hiện những nhược điểm mình đang mắc phải cũng giúp họ dễ dàng khắc phục nó, tránh những quyết định sai lầm trong sự nghiệp, nhất là trong ngành y, đơi khi đó sẽ là một mối đe dọa khơng những cho mình mà thậm chí cịn gây hệ lụy đến tính mạng người khác.

Việc có thái độ đúng mực và phong cách ứng xử, lề lối làm việc chuẩn mực, đáp ứng yêu cầu của văn hóa bệnh viện, chấp hành sự phân công của tổ chức thực hiện các quy định, quy chế, nội quy của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công tác là một tiêu chuẩn để đánh giá tại Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Lạng Sơn.

Một phần của tài liệu Đánh giá viên chức tại bệnh viện phục hồi chức năng tỉnh lạng sơn (Trang 62 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(141 trang)
w