1.2. Khái quát chung về đánh giá viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập
1.2.2. Vai trò, ý nghĩa của việc đánh giá viên chức
1.2.2.1. Đối với chủ thể (người/tổ chức) đánh giá
- Đánh giá viên chức sẽ là cơ sở để thực hiện công tác quản lý, sử dụng viên chức; thực hiện tốt quy trình quản lý nguồn nhân lực, từ kế hoạch hóa, tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, thực hiện các chế độ chính sách,...
- Qua q trình đánh giá, chủ thể đánh giá sẽ xác định được chính xác những việc viên chức đã làm được, xác định được những điểm yếu, điểm mạnh của viên chức để từ đó bố trí, sử dụng, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật một cách công bằng. Đồng thời, thông qua đánh giá sẽ xác định được những hoạt động chưa hoàn thành hoặc hồn thành với chất lượng chưa tốt để từ đó có biện pháp hay kế hoạch khắc phục kịp thời.
- Đánh giá viên chức sẽ là cơ sở để xác định biên chế, tiền lương, tiền thưởng, các chế độ đãi ngộ khác nhằm khuyến khích, tạo động lực cho viên chức hồn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Đánh giá viên chức là cơ sở đề bạt, bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý,
- Đánh giá viên chức là căn cứ để xét khen thưởng, kỷ luật viên chức. - Quá trình tổng hợp kết quả đánh giá chung của đơn vị sẽ giúp lãnh đạo đơn
vị đưa ra được các giải pháp nhằm nâng cao kết quả làm việc của đơn vị.
- Trong q trình đánh giá sẽ có sự so sánh giữa các viên chức với nhau. Đây chính là một kênh để kiểm sốt viên chức nhằm phịng ngừa những hạn chế, vi phạm của họ.
1.2.2.2. Đối với người được đánh giá
- Qua đánh giá, viên chức sẽ biết được những điểm yếu, điểm mạnh về phẩm chất, năng lực, hành vi giao tiếp,...của bản thân, từ đó có hướng phấn đấu nhằm đáp ứng tiêu chuẩn của vị trí việc làm.
- Việc đánh giá sẽ giúp người được đánh giá nhận thức đầy đủ, chính xác những việc đã làm được, kết quả thực hiện công việc ở mức độ nào so với yêu cầu của tổ chức, từ đó họ tự định hướng việc thực thi nhiệm vụ cho phù hợp.
- Thông qua kết quả đánh giá sẽ góp phần vào việc định hướng và khuyến khích viên chức thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ được giao.