C. Thẩm Quyền Trong Thần Học Bảo Thủ
28 Dale Moody, The Word of Truth (Grand Grapids: Eerdmans, 1981), pp 83-84.
Tại A-rê-ô-ba, Phao-lô đã lập luận cùng một cách này. Ông lập luận: Nếu chúng ta là dịng dõi của Đức Chúa Trời, thì Ngài khơng thể giống các hình tượng bằng vàng hay bạc mà dòng dõi nầy đã làm ra (Cơng-vụ 17:28-29). Cũng giống như dịng dõi Ngài, Ngài chắc chắn phải là Đấng sống động và thông minh.
D. Bản Thể Con Người
Luận cứ Bản thể luận (tức là luận cứ dựa trên nghiên cứu về “bản thể") đã được trình bày dưới nhiều hình thức khác nhau bởi Anselm, Descartes, và nhiều người khác, và có người chấp nhận (Hegel), có người bác bỏ (Kant).
1. Phát biểu. Luận cứ này như sau: (a) chúng ta có ý niệm về một Hữu Thể Hoàn Hảo Nhất; (b) ý niệm về Hữu Thể Hồn Hảo Nhất bao gồm sự thực hữu, bởi vì một Hữu Thể dù hoàn hảo trong những phương diện khác mà đã khơng thực hữu thì ắt sẽ khơng hồn hảo bằng Hữu Thể đã thực hữu; (c) do đó, vì ý niệm về sự thực hữu được chứa đựng trong ý niệm về một Hữu Thể Hoàn Hảo Nhất, nên Hữu Thể Hồn Hảo Nhất đó phải thực hữu.
2. Thảo luận. Tuy luận cứ nầy dùng phép diễn dịch, nó vẫn có phương diện quy nạp. Ý niệm về Thượng đế đến từ đâu? Không phải mọi ý niệm của con người đều tương ứng với một thực tại có bản thể hay đã thực hữu. Nhưng những ý niệm thực sự đều có những nguyên nhân và đều cần lời giải thích. Có tồn tại ý niệm về nàng tiên, nhưng sự thực hữu của ý niệm này không chứng minh được thực hữu của một nàng tiên. Tuy nhiên, có thể giải thích được cho ý niệm nầy. Tương tự, có tồn tại ý niệm về Đức Chúa Trời. Làm sao giải thích được ý niệm nầy? Đó là phương diện quy nạp của luận cứ nầy. Và đại ý là khơng thể giải thích được ý niệm nầy từ dữ liệu vơ thần.
Nội Dung Của Sự Mặc Khải Tổng Quát
Những phân đoạn Kinh Thánh thích hợp cho chúng ta biết cách đầy thẩm quyền về những điều có thể học được từ sự mặc khải tổng quát. Nói như vậy khơng có nghĩa mọi người sẽ hiểu được tất cả hoặc thậm chí bất kỳ điều nào trong số nầy, nhưng đây là những điều Đức Chúa Trời đã truyền đạt thông qua nhiều phương tiện khác nhau của sự mặc khải tổng quát.
1. Vinh hiển của Ngài (Thi-Thiên 19:1).
2. Quyền năng để hành động của Ngài khi sáng tạo vũ trụ (câu 1). 3. Uy quyền tối cao của Ngài (Rô-ma 1:20).
4. Thần tánh của Ngài (câu 20).
5. Quyền kiểm soát thần hựu của Ngài trên thiên nhiên (Công-vụ 14:17). 6. Sự thiện lành của Ngài (Ma-thi-ơ 5:45).
7. Sự khôn ngoan thông minh Ngài (Công-vụ 17:29). 8. Sự thực hữu hằng sống của Ngài (câu 28).
Giá Trị Của Sự Mặc Khải Tổng Quát
Khi xác định giá trị của mặc khải tổng quát, thường có nguy cơ đánh giá quá cao hoặc q thấp. Có người ít nhất cũng tạo ấn tượng điều được bày tỏ qua mặc khải tổng quát chứng minh sự thực hữu của Đức Chúa Trời chân thần trong Kinh Thánh. Điều nầy có vẻ đánh giá quá cao giá trị của nó. Có người xem mặc khải tổng qt là vơ giá trị, nhưng đánh giá nầy sai vì chính Thánh Kinh có phản ánh cách dùng những luận cứ nầy. Vậy đâu là giá trị xứng đáng của nó?
A. Để Bày Tỏ Ân Điển Của Đức Chúa Trời
Chính việc Đức Chúa Trời khơng thu hồi ân điển Ngài sau cuộc nổi loạn đầu tiên hoặc bất cứ cuộc nổi loạn nào tiếp theo đó tự nó đã là ân điển rồi. Ngài khơng chấm dứt truyền thơng với lồi người sau khi họ chối bỏ Ngài, đấy là điều kỳ diệu không nhỏ chút nào. Ngài đã tiếp tục cung ứng nhiều phương tiện qua mặc khải tổng quát để nhờ đó con người có thể biết đơi điều về Đức Chúa Trời chân thần, điều đó phơ bày ân điển khơng dứt của Ngài. Có người chịu ảnh hưởng cách tích cực bởi ân điển phổ thông ấy, qua bằng chứng của nếp sống đạo đức và thường là qua việc tìm kiếm thêm chân lý.
B. Để Thêm Tác Dụng Cho Lý Lẽ Bênh Vực Thuyết Hữu Thần
Nói rằng những luận cứ ủng hộ sự thực hữu của Thượng Đế trên đây chứng minh sự thực hữu của Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh thì đã cường điệu. Mặc dầu nhiều chân lý về Đức Chúa Trời được bày tỏ qua mặc khải tổng quát, vẫn còn rất nhiều điều quan trọng không bao giờ được mặc khải qua phương tiện đó. Nhưng những câu hỏi mà mặc khải tổng quát nêu ra và những câu trả lời nó nhắm vào thực sự hậu thuẫn cho những tuyên bố của thuyết hữu thần chứ không ủng hộ cho thuyết vô thần, thuyết bất khả tri hoặc thuyết tiến hóa.
C. Để Định Tội Cách Cơng Bằng Cho Những Người Bác Bỏ
Những tuyến bằng chứng nầy thực sự khiến những người nam nữ chưa được tái sanh phải nhận trách nhiệm đáp ứng theo cách nào đó. Đức Chúa Trời định cho con người phải có thể thấy lối giải thích của chủ nghĩa cơ giới (thuyết cho rằng mọi vật trong vũ trụ là kết quả của những q trình vật lý và hóa học), vô thần, của chủ nghĩa ngoại lý là khơng thỏa đáng để giải thích cho thế giới hịa hợp cao độ và những khía cạnh khác nhau của con người. Nhân loại nên đáp ứng bằng cách công nhận đàng sau tất cả mọi sự đó phải có một Hữu thể sống động, quyền năng, thông minh và cao siêu hơn con người.
Nếu con người không công nhận điều tối thiểu nhưng tối quan trọng đó, mà lại quay lưng và đưa ra lời giải thích khác, thì Đức Chúa Trời là cơng bình nếu Ngài khước từ họ và không ban cho thêm chân lý nào nữa. Sự khước từ điều được bày tỏ qua mặc khải tổng quát là đủ để bị định tội cách cơng chính. Nhưng nói như vậy khơng hàm ý sự chấp nhận mặc khải tổng quát là đủ đem lại sự cứu rỗi đời đời. Không đủ, đơn giản là vì khơng hề có mặc khải về sự chết chuộc tội của Con Đức Chúa Trời.
Nếu điều tơi vừa nói dường như dựng nên một tiêu chuẩn kép, thì đúng là như vậy. Hai tiêu chuẩn thì vốn khơng có gì sai, miễn là cả hai đều cơng bằng. Và trong trường hợp nầy hai tiêu chuẩn đều công bằng. Nếu Đức Chúa Trời đã dự bị một Chiên Con để chịu giết vì tội lỗi trước khi sáng tạo thế giới nầy mà mặc khải tổng quát vẫn cứu rỗi được, thì sẽ khơng cơng bằng. Ban sự cứu rỗi mà không cần đến Chiên Con, đấy sẽ là sự dự bị bất công. Nhưng không định tội những kẻ khước từ mặc khải ấy ở bất kỳ thời điểm nào trong cuộc đời khước từ của họ trên đất nầy, đấy sẽ là không công bằng đối với một Đức Chúa Trời thánh khiết. Như vậy, chối bỏ những chân lý trong mặc khải tổng quát đem lại sự định tội công bằng tại bất cứ lúc nào và luôn mọi lúc nào chúng bị chối bỏ.
Nếu một sinh viên giàu lòng quan tâm nọ đi đến với bạn mình - là sinh viên đang cần đến 1.000 đơla để đóng học phí - và với lịng u thương quan tâm thật đến tặng bạn mình 10 đơla (là tất cả số tiền anh hiện có), và nếu tờ 10 đơla của anh bị ném xuống sàn nhà một cách khinh bỉ kèm theo lời chế diễu: “Tao làm gì với số tiền cịm đó?,” sinh viên nầy cịn bổn phận nào nữa để phải giúp thêm cho người bạn mình chăng? Nếu bỗng dưng anh có khả năng cho trọn 1.000 đơla, ai dám kết tội anh đã bất công khi đem số tiền đó cho một sinh viên túng thiếu khác? Nhận món q 10 đơla sẽ khơng “cứu” được người đang cần 1.000 đơla; nhưng chính việc khước từ nó sẽ định tội anh. Chúng ta khơng được phép quên rằng đại đa số người từng sống trên đời nầy đã khước từ mặc khải của Đức Chúa Trời qua cõi thiên nhiên, và họ đã chối bỏ kèm với sự khinh bỉ và cố tình đem những thần của riêng họ thay thế vào đó. Họ đã tự định tội mình, và khi Đức Chúa Trời khước từ họ, Ngài đã khước từ họ một cách công bằng.