Edward John Carnell The Case for Orthodox Theology (Philadephia: Westminster, 1969), p

Một phần của tài liệu 0-MSHiep-Thần-Học Cựu Ước (Trang 34 - 41)

C. Thẩm Quyền Trong Thần Học Bảo Thủ

24 Edward John Carnell The Case for Orthodox Theology (Philadephia: Westminster, 1969), p

(c) Trên thực tế, một số người bảo thủ xem kinh nghiệm tôn giáo là thẩm quyền. Kinh nghiệm lành mạnh là kết quả của lòng trung thành với thẩm quyền Thánh Kinh, nhưng mọi kinh nghiệm phải được hướng dẫn, chi phối và canh giữ bởi Kinh Thánh. Biến kinh nghiệm thành quyết định tiêu chuẩn và có thẩm quyền là phạm cùng một lỗi lầm như thần học tự do vì đã thay thế một tiêu chuẩn khách quan bằng chủ nghĩa hiện sinh chủ quan.

Hãy quan sát ý chính của bảng này: khi thẩm quyền khách quan bị bổ sung thêm, thỏa hiệp hoặc loại bỏ, thuyết hữu thần sẽ bị suy yếu hoặc thậm chí bị chối bỏ nữa.

SIX

Hiểu Biết Về Đức Chúa Trời

Khơng cịn nghi ngờ gì nữa, hiểu biết Đức Chúa Trời là điều đáng ao ước; những khát khao tín ngưỡng của nhân loại đã minh chứng cho điều đó. Nhưng có thể biết Ngài được khơng?

Thánh Kinh xác chứng hai sự thực: tình trạng khơng thể hiểu biết được về Đức Chúa Trời và tình trạng có thể hiểu được Đức Chúa Trời. Khi nói khơng thể hiểu được Chúa là khẳng định lý trí khơng thể hiểu hết về Ngài. Khi nói có thể hiểu biết được Chúa tức tuyên bố rằng Ngài là Đấng mà người ta có thể biết được. Cả hai lối nói đều đúng, dù vậy cả hai đều khơng theo ý nghĩa tuyệt đối. Khi nói con người khơng thể hiểu hết về Đức Chúa Trời tức là khẳng định con người không thể biết mọi sự về Ngài. Nói Ngài là Đấng mà con người có thể biết được thì khơng phải là khẳng định con người có thể hiểu được mọi sự về Ngài.

Cả hai chân lý đều được xác nhận trong Kinh Thánh: Sự không thể hiểu biết được Ngài - trong những câu như Gióp 11:7 và Ê-sai 40:18, và có thể hiểu biết được Ngài - trong những câu như Giăng 14:7; 17:3 và I Giăng 5:20.

Những Đặc Điểm về Sự Hiểu Biết ĐỨC CHÚA TRỜI

Có thể tả đặc trưng sự hiểu biết Đức Chúa Trời theo mối liên hệ với nguồn gốc, nội dung, sự tiệm tiến và những mục tiêu của nó.

A. Nguồn Gốc Sự Hiểu Biết Đức Chúa Trời

Chính Đức Chúa Trời là Nguồn của mọi kiến thức mà chúng ta có về Ngài. Thật vậy, mọi chân lý đều là chân lý của Đức Chúa Trời. Nhưng câu nói quá quen thuộc đó cần phải được phát biểu và sử dụng cẩn thận hơn chứ không theo như cách thơng thường. Chỉ có chân lý thật ra từ nơi Đức Chúa Trời chúng ta, bởi vì từ khi tội lỗi vào trong dịng lịch sử thì con người đã tạo dựng nên điều họ gọi là chân lý mà thực ra không phải là chân lý. Hơn thế nữa, họ đã làm cho chân lý thật và nguyên thủy đến từ Đức Chúa Trời bị xun tạc, khơng cịn sắc bén, bị pha loãng và sai lạc. Đối với chúng ta ngày nay, tiêu chuẩn duy nhất không sai lầm để xác định chân lý thật đó là Lời thành văn của Đức Chúa Trời. Thiên nhiên dầu có bày tỏ đơi điều về Đức Chúa Trời, nhưng bị giới hạn, và có thể bị lồi người lý giải sai. Trí óc con người dầu thường tài giỏi lỗi lạc trong những điều mà lý trí có thể đạt được, nhưng vẫn phải chịu những giới hạn và tăm tối. Các kinh nghiệm của con người, ngay cả các kinh nghiệm tơn giáo cũng thiếu tính đáng tin cậy với tư cách những nguồn kiến thức chân xác về Đức Chúa Trời trừ phi chúng phù hợp với Lời Chúa.

Chắc chắn sự hiểu biết về điều gọi là tơn giáo chân chính ấy phải đến từ Đức Chúa Trời. Trong một định kỳ thời quá khứ, Do thái giáo đã được bày tỏ ra là đạo thật của Đức Chúa Trời. Ngày nay, Do thái giáo khơng phải là đạo thật; chỉ một mình Cơ đốc giáo là đạo chân chánh. Và hiểu biết thật về Cơ đốc giáo đã được bày tỏ qua Đấng Christ và các sứ đồ. Một trong những mục đích Nhập Thể của Chúa chúng ta là để bày tỏ Đức

Chúa Trời (Giăng 1:18; 14:7). Lời hứa ban Thánh Linh giáng lâm sau khi Đấng Christ thăng thiên bao gồm sự mặc khải thêm về chính Ngài và Đức Chúa Cha (Giăng 16:13-15; Công-vụ 1:8). Đức Thánh Linh khai mở Thánh Kinh ra cho tín hữu có thể biết Đức Chúa Trời cách trọn vẹn hơn.

B. Nội Dung Sự Hiểu Biết Đức Chúa Trời

Sự hiểu biết đầy đủ về Đức Chúa Trời vừa có tính sự kiện vừa riêng tư. Chỉ biết những sự kiện về một con người mà khơng biết con người đó thì thật hạn chế; biết một người mà không biết các sự kiện liên quan đến người đó thì thật nơng cạn. Đức Chúa Trời đã khải thị nhiều sự kiện về chính Ngài, mọi sự kiện ấy đều cần thiết để làm cho mối liên hệ cá nhân của chúng ta với Ngài trở nên thân mật, sáng suốt và hữu ích. Nếu Ngài chỉ bày tỏ những sự kiện mà khơng khiến chúng ta có thể hiểu biết Ngài cách riêng tư, thì những hiểu biết về các sự kiện đó sẽ khơng mấy hữu ích, và đương nhiên khơng ích lợi đời đời. Cũng giống như trong những mối quan hệ của con người, mối quan hệ Trời- người không thể bắt đầu nếu không biết vài sự thật tối thiểu về chính Thân vị đó; và rồi mối quan hệ riêng tư nầy phát sinh ao ước muốn biết thêm nhiều sự kiện nữa, đến lượt những sự kiện làm cho quan hệ được sâu đậm hơn, và cứ như thế tiếp diễn. Thể loại tuần hoàn này đáng phải là kinh nghiệm của mỗi người nghiên cứu thần học; kiến thức về Chúa phải làm sâu đậm thêm mối quan hệ giữa chúng ta với Ngài, rồi đến lượt quan hệ ấy làm tăng ao ước muốn biết Ngài nhiều hơn nữa.

C. Sự Phát Triển Tiệm Tiến Của Sự Hiểu Biết Đức Chúa Trời

Sự hiểu biết Chúa và hiểu biết những công việc Ngài đã được bày tỏ tiệm tiến suốt dịng lịch sử. Bằng chứng hiển nhiên nhất chính là đối chiếu thần học chưa đầy đủ của Do thái giáo với sự khải thị trọn vẹn hơn trong thần học Cơ đốc, ví dụ về những giáo lý như Giáo lý Ba Ngôi, Giáo lý về Đấng Christ, về Thánh Linh, về Sự Phục Sinh và về Lai Thế Học. Lần theo sự phát triển tiệm tiến đó là nhiệm vụ của thần học Kinh Thánh. D. Những Mục Tiêu Của Sự Hiểu Biết Đức Chúa Trời

1. Dẫn con người đến chỗ sở hữu sự sống đời đời (Giăng 17:3; I Ti-mô-thê 2:4). 2. Nuôi dưỡng sự tăng trưởng của Cơ-đốc nhân (II Phi 3:18) bằng sự hiểu biết giáo lý (Giăng 7:17; Rô-ma 6:9, Ê-phê-sô 1:18) và bằng lối sống biết biện biệt (Phi-líp 1:9-10; II Phi-e-rơ 1:5).

3. Cảnh cáo về sự đốn xét hầu đến (Ơ-sê 4:6; Hê-bơ-rơ 10:26-27). 20 4. Phát sinh sự thờ phượng Chúa cách đúng đắn (Rô-ma 11:33-36).

Những Điều Kiện Tuyên Quyết Hiểu Biết CHÚA

Sự hiểu biết Chúa khác với mọi thứ kiến thức khác ở chỗ con người có thể có loại hiểu biết nầy chỉ trong chừng mực Chúa bày tỏ ra. Nếu Chúa khơng khởi sự bày tỏ trước về chính Ngài, thì con người khơng có cách nào biết Ngài. Do đó, nhân loại phải đặt chính mình bên dưới Đức Chúa Trời, Đấng là đối tượng mình tìm hiểu. Trong những sự nỗ lực học hỏi khác, nhân loại thường đặt chính mình lên trên đối tượng mình đang nghiên cứu, nhưng khi học về Đức Chúa Trời thì khơng như thế.

B. Đức Chúa Trời Đã Ban Ngôn Ngữ Để Truyền Thông

Chắc chắn phần thiết yếu trong sự mặc khải của Đức Chúa Trời là chu cấp phương tiện để truyền thơng mặc khải đó. Bản ký thuật sự mặc khải cá nhân của Đức Chúa Trời trong Đấng Christ cũng địi hỏi phải có một vài phương tiện để ghi chép và truyền đạt mặc khải đó. Vì mục đích nầy, Đức Chúa Trời đã ban ngôn ngữ. Ngài đã phát minh và ban ngôn ngữ cho người nam người nữ đầu tiên để Ngài có thể truyền đạt những lời phán bảo của Ngài cho họ (San-thế-ký 1:28-30) và để họ có thể nói chuyện với Ngài (3:8-23). Dường như ngơn ngữ cũng góp phần giúp họ quản trị cõi thọ tạo chưa sa ngã và đặt tên cho các loài thú vật. Ngay cả sau khi phân chia một ngôn ngữ nguyên thủy ra thành nhiều ngôn ngữ khác tại tháp Babên, các ngôn ngữ cũng đã là phương tiện truyền thơng trên mọi bình diện. Chúng ta có thể tin chắc Đức Chúa Trời tồn tri đã dự bị các ngơn ngữ vốn đủ để truyền đạt sự tự mặc khải của Ngài cho con người.

C. Ngài Đã Sáng Tạo Con Người theo Hình Ảnh Của Chính Ngài

Khi Đức Chúa Trời sáng tạo con người theo hình ảnh của chính Ngài và cũng vậy, Ngài làm con người giống như chính Ngài, là một hữu thể có lý trí và có trí khơn. Thật vậy, trí thơng minh của con người khơng phải trí thơng minh thiên thượng, nhưng là sự thông minh thật sự, chứ khơng phải tưởng tượng. Vì thế, con người có khả năng hiểu ý nghĩa của những từ ngữ và phép lập luận hợp lý của những câu văn đoạn văn. Tội lỗi đã loại bỏ sự bảo đảm rằng hiểu biết của con người luôn luôn đáng tin cậy, nhưng không trừ tuyệt năng lực hiểu biết của con người.

D. Ngài Đã Ban Đức Thánh Linh

Đức Chúa Trời đã ban Đức Thánh Linh cho các tín hữu để bày tỏ những sự thuộc về Đức Chúa Trời (Giăng 16:13-15; I Cơ-rinh-tơ 2:10). Điều nầy khơng làm cho tín hữu trở nên vơ ngộ (khơng hề mắc sai lầm), nhưng có thể ban cho họ khả năng phân biệt chân lý với ngụy lý (I Giăng 2:27).

Những công tác nầy của Đức Chúa Trời khiến chúng ta có thể biết và vâng theo nhiều mạng lệnh trong Thánh Kinh để được biết Ngài (Rô-ma 6:16; I Cô-rinh-tô 3:16; 5:6; 6:19; Gia-cơ 4:4).

SEVEN

Sự Mặc Khải Của Đức Chúa Trời

Trong lịch sử, có hai con đường qua đó Đức Chúa Trời đã khởi sự bày tỏ trước chính Ngài, được gọi là sự mặc khải tổng quát và đặc biệt. Sự mặc khải tổng quát bao gồm mọi sự Đức Chúa Trời đã bày tỏ trong thế giới quanh chúng ta kể cả lồi người, cịn mặc khải đặc biệt gồm nhiều phương tiện khác nhau Ngài đã dùng truyền đạt sứ điệp của Ngài trong những điều được hệ thống hóa trong Kinh Thánh. Mặc khải tổng quát đôi khi được gọi là thần học tự nhiên và mặc khải đặc biệt được gọi là thần học mặc khải. Nhưng lẽ dĩ nhiên, điều được mặc khải trong thiên nhiên cũng được mặc khải trong thần học. Một số tác giả dùng tên gọi Mặc Khải Trước Sự Sa Ngã (prelapsarian revelation) cho mặc khải tổng quát và Mặc Khải Sau sự Sa Ngã (postlapsarian revelation) hay Mặc Khải Cứu Rỗi (soteric revelation) cho mặc khải đặc biệt. Tuy nhiên, cả hai loại mặc khải tự nhiên và đặc biệt điều:

(a) Đến từ Đức Chúa Trời; và (b) Bày tỏ về Đức Chúa Trời.

Trong chương nầy chúng ta sẽ thảo luận phần lớn về mặc khải tổng quát, để dành những lãnh vực khác của giáo lý về sự mặc khải cho Phần III. Mặc khải tổng quát cung cấp những bằng chứng về sự thực hữu của Đức Chúa Trời. Mặt khác, mặc khải đặc biệt nói chung đã mặc nhiên thừa nhận sự thực hữu của Ngài rồi.

Những Đặc Tính về Sự Mặc Khải Tống Quát

Mặc khải tổng quát thật đúng y như tên gọi - có nghĩa là có tính tổng qt. Bao qt trong phạm vi của nó; nghĩa là nó đến với mọi người (Ma-thi-ơ 5:45; Cơng-vụ 14:17). Nó có tính tổng qt trên phương diện địa lý; nghĩa là bao gồm tồn cả địa cầu (Thi-Thiên 19:2). Nó mang tính tổng qt trong phương pháp luận; nghĩa là dùng những phương tiện phổ thơng như sức nóng mặt trời (câu 4-6) và lương tâm con người (Rơ-ma 2:14-15). Đơn giản vì đây là sự mặc khải có ảnh hưởng đến mọi người bất luận ở nơi đâu và đã sống vào thời nào đi nữa, nên nó đem ánh sáng và chân lý đến với mọi người, hoặc nếu bị phủ nhận, nó sẽ đem lại sự đốn phạt.

Những Con Đường Của Sự Mặc Khải Tổng Quát

Mặc khải tổng quát đến với con người theo rất nhiều cách. A. Qua Cõi Tạo Vật

1. Phát biểu. Nói đơn giản, loại chứng cứ này (luận cứ vũ trụ luận chứng minh sự thực hữu của Đức Chúa Trời) nói lên rằng vũ trụ chung quanh chúng ta là một kết

2. Những tiền giả định. Loại chứng cứ hiển nhiên này dựa trên ba tiền giả định: (a) Mỗi kết quả đều có một nguyên nhân; (b) Kết quả tùy thuộc vào nguyên nhân sinh ra nó; và (c) cõi thiên nhiên khơng thể tự sinh ra.

3. Khai triển. Nếu có một điều gì đó hiện nay đang tồn tại (vũ trụ này) thì hoặc nó đã khơng ra từ đâu cả, hoặc nó ra từ một điều gì đó chắc phải có tính vĩnh hằng. Điều vĩnh hằng trong phương án thứ hai hoặc có thể là chính cõi vũ trụ - mà như vậy thì vũ trụ ắt sẽ phải vĩnh hằng - hoặc là cơ may ngẫu nhiên là một nguyên tắc vĩnh hằng, hoặc Đức Chúa Trời là một thực tại vĩnh hằng.

Nói rằng tồn vũ trụ đã khơng ra từ đâu cả tức là nói vũ trụ đã tự tạo ra chính nó. Đây là một mâu thuẫn trong luận lý, vì để một điều tự sáng tạo ra nó, nó phải tồn tại và khơng được phép tồn tại từ cùng một thời điểm và theo cùng một cách. Hơn nữa, sự tự tạo dựng chưa bao giờ được chứng minh và được quan sát cách khoa học cả.

Một biến thể của quan điểm ủng hộ tính vĩnh hằng của vật chất là Thuyết Trạng Thái Ổn Định (Steady State Theory) gợi ý rằng vật chất được tạo ra không ngừng ở gần trung tâm của vũ trụ và bị tiêu hủy ở vành đai khơng gian phía ngồi. Tuy nhiên, khơng có bằng chứng nào hỗ trợ thuyết này, và nếu thuyết này đúng thì đã vi phạm định luật bảo tồn năng lượng và khối lượng.

Chẳng phải vấn đề nguyên nhân kết quả cũng áp dụng cho Đức Chúa Trời sao? Khơng phải Ngài cũng là một kết quả địi hỏi phải có một nguyên nhân sao? Câu trả lời là khơng, bởi vì Đức Chúa Trời khơng phải là một kết quả (kết quả là một điều gì đó địi hỏi phải có một ngun nhân), bởi vì Ngài là vĩnh hằng.

Nếu vũ trụ khơng tạo ra chính nó, thì phải có một điều gì đó vĩnh hằng đã tạo ra vũ trụ. Một phương án tùy chọn ấy là chính tiến trình của vũ trụ là vĩnh hằng, một sự lựa chọn hầu như không thể tán thành được. Trái lại, dường như hầu hết mọi người tin rằng vũ trụ có một điểm khởi đầu, bất luận là cách đây bao lâu đi nữa.

Một phương án chọn lựa khác nữa là một nguyên tắc vĩnh hằng nào đó của ngẫu nhiên hoặc trí thơng minh mù qng. Tin vào phương án này địi hỏi một lượng đức tin rất lớn. Có thể chứng minh bằng tốn học rằng cơ may ngẫu nhiên ắt không thể sinh ra những điều chúng ta quan sát hiện nay trong vũ trụ. Nhưng dẫu nó có thể sinh ra những phân tử và nguyên tử, là “chất liệu” của vũ trụ, một nguyên tắc vô tri giác như thế liệu cũng sản sinh ra những khía cạnh tâm hồn và thuộc linh của đời sống được sao?

Phương án chọn lựa thứ ba là phương án hữu thần; có nghĩa: Hữu Thể vĩnh hằng tạo nên vũ trụ chính là Đức Chúa Trời. Nói vậy khơng có nghĩa cõi vũ trụ bày tỏ mọi chi tiết về thuộc tánh của Hữu Thể vĩnh hằng đó, nhưng thực sự nói rằng có một Hữu Thể sống động, quyền năng, thông minh đã tạo nên vũ trụ. Sống động, vì khơng có sự sống thì khơng thể sinh ra sự sống. Quyền năng, bởi vì chính bản chất của điều đã được tạo thành. Thơng minh bởi vì thứ tự và sự sắp đặt của vũ trụ, là những điều mà ngẫu nhiên không thể tạo ra được.

4. Lời Kinh Thánh. Hai phân đoạn chìa khóa trong Kinh Thánh bày tỏ Sự Sáng Tạo là phương tiện của sự mặc khải.

a. Thi-Thiên 19:1-6. Trong ThiThiên này Đavít viết về (1) sự liên tục của khải thị thông

Một phần của tài liệu 0-MSHiep-Thần-Học Cựu Ước (Trang 34 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)