Kiểm định KMO và Bartlett’s Test đối với biến phụ thuộc

Một phần của tài liệu Đánh giá các nhân tố tạo động lực làm việc cho người lao động tại khách sạn hương giang – resort spa (Trang 76 - 79)

Bartlett's Test of Sphericity

Approx. Chi-Square 299,123

df 6

Sig. 0,000

(Nguồn: Số liệu điều tra, phụ lục: “phân tích EFA”)

2.4.3. Kiểm định độ tin cậy thang đo (Cronbach's Alpha)

Sau khi tiến hành phân tích nhân tố khám phá đối với các chỉ tiêu nghiên cứu đưa ra ban đầu, kết quả thu được 8 nhân tố đại diện cho 8 nhóm biến trong mơ hình nghiên cứu. Tiếp theo, để đánh giá độ tin cậy của 8 nhóm biến này, nghiên cứu tiến hành phân tích Cronbach Alpha cho từng nhóm. Trong mỗi nhóm, các biến tương quan có biến tổng <0,3 được xem là biến rác và bị loại. Thang đo được chấp nhận khi hệ số Cronbach Alpha ≥0,7.

Nhìn vào bảng 2.6, hệ số Cronbach's Alpha của tất cả các nhân tố sau khi rút trích từ các biến quan sát bằng phương pháp phân tích nhân tố EFA đều lớn hơn 0,7. Cá biệt, nhân tố “Đào tạo phát triển” và “Lương, thưởng, phúc lợi” có hệ số Cronbach's Alpha rất cao (Cronbach's Alpha =0.969 và 0,963), điều này là dễ hiểu bởi

đây là nhân tố có số lượng biến khá lớn (5 biến và 7 biến). Điều này khẳng định thang đo các nhân tố rút trích từ các biến quan sát là phù hợp và đáng tin cậy. Vậy ta có thể sử dụng 8 nhóm biến này trong các bước phân tích tiếp theo.

2.4.4. Phân tích hồi quy tương quan bội

Theo giả thuyết của nghiên cứu là có mối quan hệ giữa khái niệm các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động. Vấn đề đặt ra trong nghiên cứu này là có mối quan hệ tuyến tính cùng chiều giữa các thành phần đánh giá về sự thỏa mãn trong chính sách đãi ngộ nhân sự của khách sạn và động lực làm việc của người lao động hay không? Mức độ quan hệ như thế nào? Do đó ta sử dụng mơ hình hồi quy tuyến tính bội để phân tích và giải thích vấn đề này.

2.4.4.1.Ma trận hệ số tương quan giữa các biến

Kiểm định hệ số tương quan nhằm để kiểm tra mối quan hệ tuyến tính giữa các biến độc lập và các biến phụ thuộc. Nếu các biến có tương quan chặt thì phải lưu ý đến vấn đề đa cộng tuyến sau khi phân tích hồi quy.

Theo ma trận hệ số tương quan, biến phụ thuộc có quan hệ tuyến tính với 8 biến độc lập. Trong đó, hệ số tương quan giữa động lực làm việc và đào tạo phát triển là cao nhất 0,484; hệ số tương quan giữa động lực làm việc và đồng nghiệp là thấp nhất 0,060. Như vậy có thể nói rằng các biến độc lập này có thể đưa vào mơ hình để giải thích cho sự thỏa mãn về chính sách đãi ngộ nhân sự của khách sạn.

2.4.4.2.Giả thuyết

Sau khi đánh giá thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố đã xác định được có 8 nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn về công việc của người lao động tại Khách sạn Hương Giang – Resort & Spa. Đó là “Cơng việc”, “Lương, thưởng, phúc lợi”, “Văn hóa doanh nghiệp”, “Lãnh đạo”, “Đào tạo phát triển”, “Thương hiệu”, “ Môi trường điều kiện làm việc” và “ Đồng nghiệp”. Trong đó, các nhân tố này được được lấy từ các biến của các nhân tố tương ứng được xây dựng ban đầu.

Trong mơ hình phân tích hồi quy, biến phụ thuộc là biến “Động lực làm việc”, các biến độc lập là các nhân tố được rút trích ra từ các biến quan sát từ phân tích nhân tố EFA. Mơ hình hồi quy như sau:

ĐLLV = β0 + β1LTPL+ β2ĐTPT+ β3LĐ+ β4CV+ β5ĐNG+ β6MTĐKLV+ β7TH+

β8VHDN+ ei

Trong đó:

CK: Giá trị của biến phụ thuộc là Động lực làm việc.

LTPL: Giá trị của biến độc lập thứ nhất là lương, thưởng, phúc lợi. ĐTPT: Giá trị của biến độc lập thứ hai là đào tạo phát triển.

LĐ: Giá trị của biến độc lập thứ ba là lãnh đạo. CV: Giá trị của biến độc lập thứ tư là công việc.

ĐNG: Giá trị của biến độc lập thứ năm là đồng nghiệp.

MTĐKLV: Giá trị của biến độc lập thứ sáu là môi trường điều kiện làm việc. TH: Giá trị của biến độc lập thứ bảy là thương hiệu.

VHDN: Giá trị của biến độc lập thứ tám là văn hóa doanh nghiệp. Ei: Phần dư

Các giả thuyết:

H0: Các nhân tố chính khơng có mối tương quan với mức độ hài lòng các yếu tố tạo động lực làm việc của người lao động.

H1: Nhân tố “LTPL” có tương quan với mức độ hài lịng các yếu tố tạo động lực làm việc của người lao động

H2: Nhân tố “ĐTPT” có tương quan với mức độ hài lòng các yếu tố tạo động lực làm việc của người lao động

H3: Nhân tố “LĐ” có tương quan với mức độ hài lòng các yếu tố tạo động lực làm việc của người lao động

H4: Nhân tố “CV” có tương quan với mức độ hài lịng các yếu tố tạo động lực làm việc của người lao động

H5: Nhân tố “ĐNG” có tương quan với mức độ hài lịng các yếu tố tạo động lực làm việc của người lao động

H6: Nhân tố “MTĐKLV” có tương quan với mức độ hài lòng các yếu tố tạo động lực làm việc của người lao động

H7: Nhân tố “TH” có tương quan với mức độ hài lòng các yếu tố tạo động lực làm việc của người lao động

H8: Nhân tố “VHDN” có tương quan với mức độ hài lòng các yếu tố tạo động lực làm việc của người lao động.

2.4.4.3.Xây dựng phương trình hồi quy tuyến tính

Phân tích hồi quy tuyến tính được thực hiện với 8 biến độc lập bao gồm “Công việc”, “Lương, thưởng, phúc lợi”, “Văn hóa doanh nghiệp”, “Lãnh đạo”, “Đào tạo phát triển”, “Thương hiệu”, “ Môi trường điều kiện làm việc” và “ Đồng nghiệp” được lấy từ các Factor sau khi phân tích nhân tố. Phân tích hồi quy được thực hiện bằng phương pháp hồi quy tổng thể các biến (phương pháp Enter) với phần mềm SPSS 16.0. Các biến được đưa vào cùng một lúc để chọn lọc dựa trên tiêu chí chọn những biến có mức ý nghĩa < 0.05. Kết quả phân tích hồi quy như sau:

Kết quả hồi quy lần thứ nhất được R2 hiệu chỉnh = 0,486. Tuy nhiên ở kết quả bảng dưới ta thấy các biến “Môi trường điều kiện làm việc”, “Thương hiệu” và “ Đồng nghiệp” có mức ý nghĩa Sig. lớn hơn 0,05. Nên để có kết quả thì ta loại những biến này và tiến hành hồi quy lần 2.

Một phần của tài liệu Đánh giá các nhân tố tạo động lực làm việc cho người lao động tại khách sạn hương giang – resort spa (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(161 trang)
w