Một số hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Tô Thị Anh Phương-QTKD27A (Trang 72 - 76)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.6. Đánh giá chung của hoạt động Marketing

2.6.2. Một số hạn chế và nguyên nhân

+Về Sản phẩm:

Dựa trên báo cáo của bộ phận chăm sóc khách hàng và báo cáo phân loại của bộ phận IQC thì những sản phẩm của cơng ty cũng vướng phải một số vấn đề về chất lượng do một số khâu như vận chuyển, đóng gói hoặc do lắp ráp được cơng ty bảo hành như sau:

Bảng 4.1: Bảng thống kê sản phẩm lỗi/đổi trả qua các năm Năm Lỗi gỗ tự nhiên Lỗi do lắp ráp, Năm Lỗi gỗ tự nhiên Lỗi do lắp ráp,

vận chuyển

Lỗi cấu trúc

2018 7 9 1

2019 8 14 2

2020 5 11 0

(Nguồn: Bộ phận chăm sóc khách hàng và bộ phận IQC)

Hạn chế đầu tiên là lỗi gỗ tự nhiên: đây là một lỗi sản phẩm phụ thuộc vào cấu trúc gỗ tự nhiên, nghĩa là với đặc tính của loại gỗ sồi cấu trúc gỗ có tính giịn dễ nứt gãy trong một số điều kiện nhiệt độ nhất định. Ngoài ra, các mắt gỗ chết trên sản phẩm cũng có khả năng gây hiện tượng bong tróc sơn, nứt gãy ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

Thứ hai là lỗi do lắp ráp, vận chuyển: lỗi này chủ yếu là trong quá trình lắp ráp sẽ xảy ra hiện tượng trầy bóng sơn bề mặt, hoặc khi lắp ráp, bắt vít sản phẩm khơng đúng kỹ thuật, sử dụng lực quá mạnh cũng làm nứt tét các mối ghép, gãy chốt lắp đặt. Lỗi vận chuyển thường xảy ra trong quá trình vận chuyển sản phẩm từ kênh phân phối sang người tiêu dùng, các sản phẩm khơng được đặt vị trí đúng quy cách sắp xếp, gây chèn ép, sản phẩm chịu lực trong thời gian vận chuyển quá lâu sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sản phẩm.

Thứ ba là lỗi cấu trúc: là lỗi thiết kế sản phẩm, gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng, đây là mức độ lỗi bắt buộc hạn chế xảy ra, lỗi cấu trúc thường được xem xét khi sản phẩm có điểm nứt gãy tại các điểm chịu lực trên sản phẩm. Khi lỗi xảy ra phải tiến hành tra soát lỗi từ khâu thiết kế sản phẩm để tìm nguyên nhân.

Thứ tư là do những giá trị thiết kế hiện tại chỉ có những người trong ngành mới có mức độ am hiểu nhất định nên người tiêu dùng cịn hồi nghi về xuất xứ và thiết kế của sản phẩm.

+Về Giá:

Theo kết quả thống kê so sánh giá sản phẩm bình quân của công ty với công ty nội thất khác trong cùng phân khúc thị trường như trên thì tỷ lệ chênh lệch về giá thì có thể thấy giá các sản phẩm sofa của công ty TNHH A & M Việt Nam thấp hơn công ty nội thất khác với mức chênh lệch lớn hơn 15%, các sản phẩm bàn và tủ của cơng ty có giá thấp hơn với tỷ lệ chênh lệch dưới 10%, riêng duy nhất giá các sản phẩm ghế lại nhỉnh hơn nhiều so với công ty cùng lĩnh vực.

Hạn chế thứ nhất, nguyên nhân là do các sản phẩm ghế đều sử dụng thiết kế độc quyền, nên giá sản phẩm khá cao so với các đối thủ cạnh tranh. Điều này khiến cho người tiêu dùng e ngại khi mua sản phẩm, cảm thấy giá trị mang lại không tương xứng với chi phí bỏ ra.

Hạn chế thứ hai khi nói về giá sản phẩm là người tiêu dùng lựa chọn phối màu, nguyên liệu cho một mẫu sản phẩm theo yêu cầu cá nhân thì phải mất một khoản thời gian và chi phí nhất định cho việc đặt hàng.

+Về Phân phối:

Theo sơ đồ kênh phân phối đã đề cập phía trước thì có một số hạn chế như sau: Thứ nhất, công ty chủ yếu phân phối sản phẩm thông qua kênh trung gian, cảm giác trải nghiệm sản phẩm của người tiêu dùng ở kênh trung gian bị giảm sự thoải mái, sản phẩm không đa dạng so với trải nghiệm ở showroom chính của cơng ty.

Thứ hai, các showroom chính tập trung ở phía Nam, chưa có sự phân bổ hợp lý showroom chính ở các khu vực khác.

Thứ ba, dù được sự đào tạo bài bản cho đội ngũ nhân viên bán hàng, tuy nhiên trình độ vẫn chưa đồng đều. Ngoài ra, đội ngũ bán hàng thuộc đại lý nên việc giám sát sau khóa huấn luyện gặp nhiều khó khăn.

+Về Chiêu thị:

Dựa vào kết quả khảo sát khách hàng và một số ý kiến phản hồi của người tiêu dùng từ bộ phận chăm sóc khách hàng thì có tồn đọng vài hạn chế như sau:

Thứ nhất, nội dung quảng cáo chưa truyền tải đầy đủ, chưa mang lại cho người tiêu dùng sự hấp dẫn, thu hút. Mức độ lặp lại quảng cáo chưa thật sự nhiều và chưa tạo ấn tượng sâu sắc.

Thứ hai, các chương trình khuyến mãi, ưu đãi chưa thực sự hấp dẫn người tiêu dùng, chưa có nhiều chương trình ưu đãi dành riêng cho khách hàng thân thiết.

Thứ ba, vướng phải bất cập chăm sóc nhiều các khách hàng mới mà thiếu sót trong việc quan tâm những khách hàng thân thiết. Các chương trình chào hàng, giới thiệu sản phẩm, chăm sóc qua điện thoại có thể gây phiền hà đến sự tự do thời gian của người tiêu dùng.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Trong chương 2, thơng qua việc phân tích tình hình kinh doanh của cơng ty và trình bày về các hoạt động Marketing Mix dựa trên 4 yếu tố, ngoài ra kết hợp với khảo sát sự cảm nhận của người tiêu dùng về các hoạt động Marketing Mix của cơng ty, từ đó chúng ta có một cái nhìn thực tế khách quan với các hoạt động Marketing.

Dựa trên những phân tích và kết quả đo lường được, trong chương 3 chúng ta sẽ đưa ra những nhận định và phương hướng thay đổi các yếu tố hoạt động Marketing cịn hạn chế của cơng ty, giúp thay đổi và định hướng để cải thiện các hoạt động này trở nên tốt hơn, hiệu quả hơn trong tương lai.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING-MIX TẠI CÔNG TY TNHH A & M VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Tô Thị Anh Phương-QTKD27A (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)