Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÝ, HOÁ HỌC CỦA ĐẤT DƯỚI TÁN RỪNG THUỘC BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ H’RA, HUYỆN MANG YANG, TỈNH GIA LAI (Trang 29 - 31)

1. Trên thế giới

3.2.Đặc điểm kinh tế xã hội

3.2.1. Đặc điểm về kinh tế

Theo thống kê, kinh tế huyện có nhiều thành tựu nhằm phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Tiêu biểu tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân 5 năm đạt 18,39% vượt 3,39% so với mức đề xuất lên nhà nước. Quy mô nền kinh tế đến nay gấp 2,17 lần so với năm 2010. Đảng ủy huyện Mang Yang đã có sự chuyển dịch kinh tế đúng đắn sao cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương. Công nghiệp – xây dựng tăng trưởng khá tăng bình quân 15,83%, giá trị sản xuất gấp 2,7 lần so với năm 2010, nông nghiệp và lâm nghiệp vẫn chiếm cơ cấu lớn trong nền kinh tế.

Trên địa bàn có hơn 1.638 cơ sở kinh doanh với vốn đăng ký 415 tỷ đồng (tăng gấp 1,9 lần về số lượng và 2,5 lần về số vốn so với 2010). Tổng thu ngân sách hàng năm đều đạt, trong đó thu ngân sách trên địa bàn vượt dự tốn, tăng bình qn 9,4% năm.

Nhằm thu hút các nguồn đầu tư trong và ngoài nước, huyện đã tập trung phát triển kinh tế - xã hội và cơ sở vật chất do vậy trong vòng 5 năm tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 5.357 tỷ đồng, gấp 1,07 lần so với năm 2010, tăng bình quân 5,3%.

Huyện tiếp tục huy động các nguồn lực, khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế; gắn phát triển kinh tế với phát triển văn hóa - xã hội, bảo vệ mơi trường. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân hàng năm 14,6% trở lên. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng bình quân hàng năm 10%. Cơ cấu giá trị sản xuất nông-lâm nghiệp là 52,98%, công nghiệp-xây dựng 24,25%, dịch vụ 22,77%. Phát triển ngành nông nghiệp gắn với mục tiêu xây dựng nông thôn mới, chú trọng áp dụng tiến bộ khoa học cơng nghệ

3.2.2. Đặc điểm về xã hội

Tồn huyện hiện nay có 12 đơn vị hành chính cấp xã gồm thị trấn Kon Dơng Và các xã Ayun, Đắk Drjăng, Đắk Jơ, Đắk Ta ley, Đắk Trôi, Đắk Ya, Đê Ar, H’Ra, Kon Chiêng, Kon Thụp, Lơ Pang.

Với dân số hơn 49,521 nghìn người, chủ yếu là bà con dân tộc Ba Na, do vậy tình hình xã hội vẫn cịn nhiều hạn chế và khó khăn nhưng vài năm trở lại đây tình hình có sự chuyển biến. Đời sống nhân dân được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người đạt 23,51 triệu đồng/năm, gấp 2,8 lần so với năm 2010. Các chương trình, dự án an sinh xã hội được phát triển có hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo và thay đổi bộ mặt vùng sâu vùng bà con dân tộc thiểu số, tỷ lệ hộ nghèo giảm 4,2%, vượt chỉ tiêu đề ra.

Tồn huyện đã cơng nhận 11.243 hộ gia đình văn hóa (tăng 8,1% so với năm 2010), 79 thôn, làng, tổ dân phố văn hóa (tăng 10,2%). Khối đại đồn kết tồn dân ngày càng được củng cố, tình hình an ninh nơng thơn, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Chương 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÝ, HOÁ HỌC CỦA ĐẤT DƯỚI TÁN RỪNG THUỘC BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ H’RA, HUYỆN MANG YANG, TỈNH GIA LAI (Trang 29 - 31)